Sân khấu tƣơng tác

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 60 - 61)

Sân khấu tƣơng tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tƣơng tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đƣa ra tình huống, phần còn lại đƣợc sáng tạo bởi những ngƣời tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những ngƣời thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tƣơng tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cƣờng nhận thức, thúc đẩy để học sinh đƣa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tƣơng tác, sự tham gia của học sinh đƣợc tăng cƣờng và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng nhƣ: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…

*Một số sân khấu tƣơng tác dành cho HS

+ Trong bài luyện tập sau bài “Gam”. Gv sẽ đƣa ra các tình huống liên quan đến đo khối lƣợng và yêu cầu HS đóng vai để xử lí các tình huống.

Mục đích: HS biết sử dụng các dụng cụ đo: cân đĩa, cân đồng hồ để xác định khối lƣợng các đồ vật.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

Nhóm 1: Hôm qua mẹ có cho Huy một túi hạt dẻ nặng 1200 gam . Hôm nay các bạn của Huy đến nhà chơi. Các em hãy giúp Huy chia số hạt dẻ này thành 3 phần để chia cho các bạn của Huy nhé.

Nhóm 2: Em hãy đóng vai ngƣời bán hàng, và bán cho bạn Hoa nửa cân hành, và 200 gam tỏi nhé.

Nhóm 3: Ba anh em Huy, Tú và Hƣơng về nhà bà chơi. Bà khen dạo này các cháu lớn quá, mỗi đƣa nặng bao nhiêu kg rồi? Hãy giúp các bạn trả lời câu hỏi của bà nhé?

Nhóm 4: Hãy đóng vai thành các đồ dùng học tập rồi chia sẻ cho nhau biết mình nặng bao nhiêu gam.

- Sau khi phát nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận 3 phút rồi lần lƣợt từng nhóm lên thể hiện.

- GV và các nhóm khác sẽ nhận xét.

 Trong bài “ Tiền Việt Nam” GV có thể tổ chức cho HS đóng vai các tờ tiền thi giới thiệu bản thân.

Mục đích: HS hiểu rõ hơn về tiền Việt Nam và hứng thú với tiết học.

 Cũng trong bài “Tiền Việt Nam” GV có thể tổ chức cho HS đóng vai thành ngƣời bán hàng và ngƣời mua hàng. Từ đó giúp HS có thể hiểu rõ về tiền Việt Nam, cũng nhƣ HS có thể giải quyết đƣợc một số tình huống khi tham gia đóng vai. HS cảm thấy hào hứng với tiết học hơn.

 Trong các cuộc thi có liên quan đến toán học có các phần thi giữa các đội. GV có thể tổ chức phần thi chào hỏi dƣới dạng sân khấu hóa. Các đội thi sẽ biểu diễn phần thi của mình dƣới dạng tiểu kịch liên quan đến chủ đề toán học. Điều này giúp các em có hứng thú với môn toán hơn, và có thể học hỏi thêm các kiến thức liên quan đến toán học.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 60 - 61)