Nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, tính khoa học

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 44 - 45)

và tính sƣ phạm

Hoạt động trải nghiệm giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời. Hoạt động trải nghiệm giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trƣớc cái đẹp của thiên nhiên và tình ngƣời, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dƣỡng cho HS tình yêu đối với quê hƣơng, đất nƣớc, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con ngƣời.

Mỗi hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế và tổ chức, GV không chỉ đảm bảo những yêu cầu, xây dựng các hoạt động trên cơ sở lí thuyết, kiến thức hàn lâm mà phải có đảm bảo hoạt động mang tính thực tiễn cao. Những hoạt động này phải gắn liền với những yêu cầu bài học, đảm bảo vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mỗi hoạt động trải nghiệm giúp HS vận dụng những kiến thức vào thực tế để hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết trong cuộc

sống hàng ngày của các em nhƣ: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức các hoạy động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp.

Mỗi hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế phải khoa học, mang tính sƣ phạm, là hoạt động bổ ích trong nhà trƣờng tiểu học. Khi GV thiết kế và tổ chức các hoạt động phải tuân theo quy trình logic, hợp lý, đả bảo đạt những hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 44 - 45)