Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 32 - 40)

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tại Trƣờng Tiểu học Trung Giáp ( xã Trung Giáp – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ). Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 1.1: Mức độ sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Toán của giáo viên

Mức độ Phƣơng pháp

Thƣờng xuyên

Đôi khi Hiếm khi Không dùng

SL % SL % SL % SL %

PP giảng giải minh họa 14 100 0 0 0 0 0 0

PP dạy học theo nhóm 12 85.71 2 14.29 0 0 0 0 PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 2 14.29 10 71.42 2 14.29 0 0 PP gợi mở vấn đáp 14 100 0 0 0 0 0 0 PP thuyết trình 14 100 0 0 0 0 0 0 PP thực hành luyện tập 13 92,86 1 7.14 0 0 0 0 Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3 21.44 5 35.71 5 35.71 1 7.14 PP và hình thức tổ chức dạy học khác 6 42.86 4 28.56 3 21.44 1 7.14 Từ bảng 1.1 cho thấy: Các phƣơng pháp giảng giải minh họa, dạy học theo nhóm, gợi mở vấn đáp và phƣơng pháp thực hành luyện tập đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các giờ học, chiếm tỉ lệ lớn ý kiến của GV. Nhƣ vậy, các phƣơng pháp dạy học đã đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên và linh hoạt. Các phƣơng pháp dạy học khác đƣợc sử dụng ở mức độ vừa phải. Sử dụng thƣờng xuyên chiếm 42.86% do tùy thuộc vào nội dung của từng bài học và mức độ nhận thức của từng HS mà GV đã sử dụng các phƣơng pháp sao cho phù hợp. Qua thực tế cho thấy phƣơng pháp thuyết trình bộc lộ khá nhiều nhƣợc điểm. Khi sử dụng phƣơng pháp thuyết trình làm hạn chế sự tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đƣợc sử dụng hạn chế.

Qua bảng 1.1 cũng cho thấy: Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm đƣợc sử dụng khá hạn chế vì có ý kiến cho rằng đôi khi việc tổ chức hoạt động

trải nghiệm HS sẽ không quan tâm tới bài học, mất thời gian, tốn kém. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ giúp HS hứng thú, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu và hình thành kiến thức. Nhờ đó mà kết quả học tập môn toán đƣợc nâng cao.

Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác

STT Đánh giá Tổng số giáo viên Đồng ý Không đồng ý 1 Tăng cƣờng khả năng thực hành vận dụng nhanh kiến thức đã học 14 11 (78.57%) 0

2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ

nhàng, hiệu quả

14 13

(92.86%)

0

3 Phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tâp và khả năng

đoàn kết, hợp tác

14 12

(85.71%)

0

4 Hình thành, phát triển các năng lực trí tuệ và nhân cách cho học sinh

14 12

(85.71%)

0 Qua bảng 2 có thể thấy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học nhƣ thế nào, quan điểm về ý nghĩa và vai trò của hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác trong dạy học môn toán ở mỗi GV là khác nhau. Nhƣng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học là một phƣơng pháp dạy học tích cực nhằm phát huy khả năng nhận thức của HS.

Có 78.57% ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm giúp tăng cƣờng khả năng thực hành vận dụng nhanh kiến thức đã học. Số ý kiến đồng ý với việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả là 92.86%. Và 85.71% ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tâp và khả năng đoàn kết,

hợp tác, hình thành, phát triển các năng lực trí tuệ và nhân cách cho học sinh. 100% ý kiến cho rằng các đánh giá trên đều đúng và không có ý kiến khác.

Qua đây ta thấy đƣợc rằng, GV đều có nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác trong quá trình dạy học môn toán. Tuy nhiên, lại có rất ít GV sử dụng phƣơng pháp này trong giờ học với lý do rất khó quản lý HS nếu tổ chức không tốt. Ngoài ra, một số hoạt động trải nghiệm tốn rất nhiều thời gian và tiền của trong tổ chức. Trong đề tài này, chúng tôi đƣa ra một hệ thống hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác đơn giản, dễ tổ chức.

Bảng 1.3: Thời điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học của giáo viên.

STT Thời điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Kiểm tra bài cũ 2 7.14

2 Hình thành kiến thức mới 4 28.57

3 Luyện tập 7 50

4 Củng cố 14 100

Giáo viên sử dụng rất ít hoạt động trải nghiệm trong hoạt động kiểm tra bài cũ và hình thành kiến thức mới. GV chƣa thực sự thấy đƣợc vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc tạo sự hứng khởi trong hoạt động đầu giờ học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm vào thời điểm này tỉ lệ GV sử dụng rất nhỏ với 7.14% và 28.57%. Trong hoạt động luyện tập và củng cố đã có khá nhiều GV sử dụng, đặc biệt là hoạt động củng cố với tỉ lệ 100%. Các ý liến cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm vào hoạt động thực hành và luyện tập dễ tổ chức, giúp HS khắc sâu kiến thức và việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bảng 1.4: Nguồn tài liệu để giáo viên lựa chọn, sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học

STT Các nguồn hoạt động trải nghiệm toán học

Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Sách giáo viên 4 28.57

nghiệm toán học

3 Tự thiết kế 6 42.86

4 Tham khảo từ đồng nghiệp 4 28.57

5 Từ bài tập trong sách giáo khoa 0 0 6 Từ nội dung toán có liên quan

đến bài học

4 28.57

Trong việc lựa chọn và sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa để thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm là không có. GV tự thiết kế các hoạt động trải nghiệm liên quan đến nội dung bài học chiếm 42.86%. Việc làm này giúp HS mở rộng đƣợc kiến thức nhƣng việc giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa trong giờ học cũng đã chiếm rất nhiều thời gian. Vì thế việc lựa chọn bài tập trong sách giáo khoa giúp cho GV giảm bớt lƣợng công việc, HS không quá tải mà vẫn hứng thú, hào hứng trong quá trình học. Sách giáo khoa có rất nhiều những hệ thống bài tập giúp GV phát huy tối đa tính sáng tạo của mình trong việc tổ chức hoạt động dạy học, đặc biệt là việc sử dụng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Một số GV tham khảo các hoạt động trải nghiệm toán học Tiểu học với tỉ lệ 57.14%, sách giáo viên 28.57%. Một số GV đã tìm ra và tham khảo các tài liệu khác nhau để thiết kế các hoạt động trải nghiệm toán học. Nhƣng đó lại không phải phần lớn và tất cả GV mà chỉ nằm ở một bộ phận. Nguồn các hoạt động trải nghiệm mà GV sử dụng còn khá ít và việc thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Bảng 1.5: Quan niệm của giáo viên về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm toán học theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác

Quan niệm Đồng ý Không đông ý Phân vân

HĐTN phù hợp với học sinh tiểu học

12 85.71 0 0 2 14.29

HĐTN tốn kém và tốn thời gian, khó quản lý học sinh

HĐTN giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo

11 78.57 1 7.14 2 14.29

Học sinh nhận thức nhanh, khắc sâu kiến thức hơn

12 85.71 0 0 2 14.29

Khó tổ chức, mất nhiều công sức trong việc tổ chức và chuẩn bị

11 78.57 0 0 3 21.44

Học sinh mải vui chơi, không tập chung vào quá trình học

9 64.27 2 14.29 3 21.44

Chỉ tổ chức với các bài học và thời gian phù hợp

14 100 0 0 0 0

Chỉ tổ chức khi có thời gian thừa

0 0 13 92.86 1 7.14

Giáo viên đã nắm vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán. Hoạt động trải nghiệm đã đƣợc đặt đúng vị trí vốn có của nó trong phƣơng châm “Học mà chơi, chơi mà học”, giúp khơi gợi hứng thú, khả năng sáng tạo của HS. Với 85.71% các ý kiến chỉ ra rằng hoạt động trải nghiệm giúp HS học tập tốt hơn, nhận thức và khắc sâu kiến thức hơn . Hoạt động trải nghiệm phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học. Phần lớn GV cũng đã nhận thức đúng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng tiểu học là phù hợp; 85.71% đồng ý với đánh giá hoạt động trải nghiệm phù hợp với HS tiểu học, 92.86% GV không đồng ý việc chỉ sử dụng trò chơi trong thời gian thừa. 100% các ý kiến đều cho rằng nên tổ chức hoạt động trải nghiệm với nội dung bài học phù hợp. Nhƣ vậy, việc nhận thức của GV về lựa chọn thời gian và nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm là đúng đắn.

Bảng 1.6 : Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy

STT Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Xây dựng, thiết kế, lựa chọn các HĐTN 12 85.71

2 Thời gian tổ chức 6 42.86

3 Cơ sở vật chất ( địa điểm, phƣơng tiện, kinh

phí tổ chức) 10 71.42

4 Chƣa có kĩ năng và quy trình thiết kế, tổ

chức HĐTN 9 64.27

5 Thiếu nguồn các hoạt động, sách tham khảo,

sách hƣớng dẫn 8 57.14

6 Học sinh không có hứng thú và không có

khả năng tham gia HĐTN 0 0

7 Các khó khăn khác 0 0

Qua bảng 1.6 có thể thấy khó khăn lớn nhất của giáo viên là xây dựng, thiết kế và lựa chọn hệ thống các hoạt động trải nghiệm, GV “ngại” tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này khiến cho việc tổ chức trải nghiệm bị hạn chế. Cùng với đó vấn đề cơ sở vật chất không đủ để tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm và việc giáo viên chƣa có kỹ thuật và quy trình tổ chức cũng là khó khăn lớn khiến cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng không có sẵn và còn thiếu thốn, GV lại không có đủ thời gian. Việc chƣa có kỹ thuật và quy trình thiết kế là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn đến việc thiếu nguồn hoạt động trải nghiệm.

Vấn đề thiếu nguồn các hoạt động trải nghiệm, thiếu sách tham khảo và tài liệu hƣớng dẫn việc sử dụng và thiết kế hoạt động trải nghiệm và toán học (57.14%) gây nên hạn chế về kĩ năng tổ chức và thiết kế của GV (42.86%).

Nhƣ vậy: Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, GV tiểu học đã chú ý đến vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán. Tuy nhiên, mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là GV gặp khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức trải nghiệm môn toán cuối cấp tiểu học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Hoạt động trải nghiệm toán học là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hƣớng, thiết kế và hƣớng dẫn HS thực hiện trên cơ sở kiến thức trọng tâm của môn toán. Khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm toán học đòi hỏi HS phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của môn toán và các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao. Từ đó, HS hình thành và phát triển đƣợc phẩm chất, năng lực chung, năng lực chuyên biệt về toán, phát huy năng khiếu, sở thích.

Qua nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, có thể thấy hoạt động trải nghiệm là phƣơng pháp dạy học có nhiều ƣu thế trong việc tăng cƣờng hứng thú học tập cho HS tiểu học, đặc biệt trong học tập môn toán. Thông qua khảo sát chúng tôi thấy: GV của trƣờng đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, bản chất của kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, còn một số bộ phận không nhỏ GV còn chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ vai trò, tầm quan trọng, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học cho HS tiểu học mặc dù môn toán của Chƣơng trình giáo dục phổ thông ( theo dự thảo năm 2018) có nội dung về tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học. Đối với những GV quan tâm tới việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học theo hình thức thể nghiệm và tƣơng tác thì việc phong phú hóa các hoạt động tổ chức lại chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Nhƣ vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của phƣơng pháp này ngƣời GV tiểu học cần phải thiết kế đƣợc các hoạt động trải nghiệm phù hợp và có biện pháp sử dụng hợp lí. Đây cũng là nội dung mà đề tài quan tâm nghiên cứu trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐÔNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC THEO HÌNH THỨC THỂ NGHIỆM VÀ TƢƠNG TÁC CHO

HỌC SINH LỚP 3

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 32 - 40)