Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 3

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 29 - 32)

Môn Toán lớp 3 có bốn mạch nội dung là: Số học, Đại lƣợng và đo đại lƣợng, Yếu tố hình học, Giải toán có lời văn. Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của mỗi mạch nội dung này nhƣ sau:

a) Mạch số học

* Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000:

- HS biết cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ không quá 1 lần.

- HS thuộc bảng nhân 6, 7, 8, 9 và bảng chia 6, 7, 8, 9; biết vận dụng thực hiện nhân, chia ngoài bảng, nhân số có 2, 3 chữ số với số có một chữ số, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

- HS biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ, chia nhẩm số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số không nhớ.

- HS biết cách tính giá trị biểu thức, giải bài tập dạng tìm x biết a : x = b * Các số đến 100 000:

- HS có biểu tƣợng về số và biết dùng các chữ số ( 0, 1, 2, 3,…, 9) để ghi các số từ 0 đến 100 000, làm quen với các chữ số La Mã.

- Nắm đƣợc: 10 đơn vị làm thành 1 chục ở hàng tiếp theo.

- Biết viết các số thành tổng các đơn vị hàng ( Chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị).

- Thực hiện đƣợc phép tính cộng, trừ, nhân, chia có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần.

- Biết so sánh các thành phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ trong trƣờng hợp đơn giản.

- Biết cách lập bảng thống kê số liệu đơn giản và xếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trƣớc.

b) Mạch Đại lượng và đo đại lượng

- Nhân biết đƣợc đơn vị đo đại lƣợng. Đọc, viết đơn vị đo: đề - ca – mét, héc – tô – mét, xăng – ti – mét vuông, tiền Việt Nam.

- Nhận biết quan hệ giữa 2 đơn vị tiếp liền nhau, biết đổi đơn vị đo.

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số đo theo đơn vị đo; đo và ƣớc lƣợng.

- Biết xem lịch, xem đồng hồ chính xác đến phút, đổi tiền trong trƣờng hợp đơn giản.

c) Mạch Yếu tố hình học

- HS nhận biết đƣợc đỉnh, góc, cạnh của hình đã học; tâm, bán kính, đƣờng kính của hình tròn.

- Vẽ đƣợc góc bằng thƣớc thẳng và ê ke; biết trang trí hình tròn. - Tính đƣợc chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông.

d) Mạch Giải bài toán có lời văn

- Giải các bài toán có đến hai bƣớc tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản nhƣ: gấp 1 số lên nhiều lần, giảm đi 1 số lần; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; bài toán liên quan đến rút về đơn vị; bài toán có nội dung hình học.

- Nắm đƣợc các thao tác phân tích, tổng hợp khi giải toán: phân tích để tìm ra cách giải, tổng hợp để trình bày cách giải.

- Đặt đƣợc bài toán theo điều kiện cho trƣớc.

Hạt nhân của Toán 3 là nội dung số học; nội dung của ba mạch còn lại đƣợc sắp xếp xen kẽ với hạt nhân số học để có sự hỗ trợ lẫn nhau của các mạch nội dung, tạo nên môn Toán thống nhất ở Tiểu học. Trong từng chủ đề của nội dung của Toán 3, các kiến thức đƣợc sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tƣợng và khái quát hơn; kiến thức học trƣớc chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau củng cố cho kiến thức đã học ( đây là cách sắp xếp nội dung theo kiểu “ đồng tâm hợp lí” hoặc theo hình “ xoắn ốc”).

Mức độ của nội dung Toán 3 thể hiện chủ yếu trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của Toán 3 ( nêu trong chƣơng trình môn Toán). Chuẩn kiến thức, kĩ năng là chuẩn tối thiểu cần mà mọi HS cần đạt đƣợc. Những HS có điều kiện và có nhu cầu phát triển năng lực học tập Toán cần đƣợc đáp ứng theo hoàn cảnh cụ thể của từng trƣờng, từng lớp học, từng đối tƣợng HS. Những HS có khó khăn cần đƣợc hỗ trợ để đạt đƣợc chuẩn bằng những giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 29 - 32)