Hoạt động trải nghiệm phải gắn liền với mục tiêu, nội dung bài học. Bất kỳ một bài học nào cũng có mục tiêu đề ra kết hợp với nội dung kiến thức cần tổ chức, hƣớng dẫn HS tìm tòi, nghiên cứu. Vì vậy, khi thiết kế hay tổ chức một hoạt động trải nghiệm cần chú ý tới mục tiêu, nội dung cụ thể của từng bài học để hiện thực hóa kiến thức cần truyền đạt trong mỗi hoạt động. Không phải bài học nào, nội dung nào cũng có thể thiết kế đƣợc hoạt động trải nghiệm và cũng không phải bài học nào khi sử dụng hoạt động trải nghiệm cũng đem lại hiệu quả giáo dục cao. Do đó cần phải lựa chọn một cách chính xác và kỹ lƣỡng nội dung để thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán để đạt hiệu quả mong muốn.
Các kiến thức mà ngƣời giáo viên muốn HS tiếp nhận cần phải chính xác, nằm trong chƣơng trình, chuẩn kiến thức – kỹ năng. Để từ đó giúp cho HS học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích HS tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và tự tin học tập môn Toán.
Những hoạt động trải nghiệm không hƣớng tới mục đích, nội dung bài học sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục, làm mất thời gian, ảnh hƣởng tới việc học của HS. Chính vì thế, khi thiết kế hoạt động trải nghiệm, việc đầu tiên cần làm là xác định mục đích của hoạt động trải nghiệm. Ngƣời thiết kế phải trả lời đƣợc câu hỏi: Hoạt động trải nghiệm nhằm truyền tải những kiến thức và rèn luyện cho các em những kỹ năng nào? Để từ đó lựa chọn và thiết kế những hoạt động trải nghiệm phù hợp.
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi, nhu cầu hứng thú của học sinh
Học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức. Hoạt động trải nghiệm tổ chức nhằm giúp HS học tập một cách tự giác, tích cực. chủ động. Một trong những động cơ kích thích sự tự giác, tích cự của các em là hứng thú, là niềm yêu thích. Chính vì thế, khi GV thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần dựa trên nhu cầu và mong muốn của HS. Học sinh đƣợc tham gia các hoạt động mà các em yêu thích sẽ giúp hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất, đản bảo mục đích của việc tổ chức. Tránh việc tổ chức mang tính hình thức, bắt ép HS tham gia. Nhƣ vậy, việc tổ chức không những không phát huy đƣợc tác dụng mà còn phản tác dụng, mang lại những kết quả không tốt. Gây tốn kém, mất thời gian của cả GV và HS.