Địa bàn và thời gian điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 32 - 45)

Để đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày chúng tôi tiến hành điều tra ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Thời gian: trong thời gian là 2 tháng

1.2.3.Đối tượng điều tra

Để đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày chúng tôi tiến hành điều tra 25 trẻ ở các lớp mẫu giáo nhỡ và 22 giáo viên đang giảng dạy ở lớp mẫu giáo trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

1.2.4.Nội dung điều tra

- Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống và vai trò của việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

- Điều tra về mức độ biểu hiện các nhóm kĩ năng sống của trẻ 4 – 5 tuổi trong quá trình tổ chức các hoạt động sinh hoạt ở trƣờng mầm non.

- Tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trƣờng mầm non và nghiên cứu chủ yếu ở ba kĩ năng (kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng làm việc nhóm).

1.2.5.Phương pháp điều tra

Để đánh giá kết quả thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chê độ sinh hoạt hàng ngày đƣợc khách quan và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để thu thập, xử lý thông tin:

- Phƣơng pháp quan sát:

Đây là phƣơng pháp xuyên suốt quá trình từ khi xác định đƣợc thực trạng đến khi làm thực nghiệm, chúng tôi đã xuống lớp mẫu giáo lớn để quan sát những kĩ năng, hành vi thái độ của trẻ trong các hoạt động trong ngày. - Phƣơng pháp đàm thoại:

Đàm thoại với giáo viên về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.

- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Chúng tôi phát phiếu điều tra cho các giáo viên để lấy ý kiến của họ về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi và các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.

1.2.6.Phân tích và đánh giá kết quả điều tra thực trạng

1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

a, Nhận thức về kĩ năng sống

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau bảng 1.1

Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống

STT Quan niệm về kĩ năng sống Số

lƣợng %

1 “Kĩ năng sống là những kĩ năng giúp con ngƣời sống

thành công và trở thành con ngƣời có ích” 2 9,1 2 “Kĩ năng sống là những hành vi làm cho cá nhân thích ứng

và ứng phó có hiệu quả các thách thức của cuộc sống” 4 18,2 3 “Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, của mỗi

ngƣời, khả năng ứng xử phù hợp với con ngƣời, khả năng đối phó trƣớc các thách thức của cuôc sống và sống thành công, hiệu quả do sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân”.

11 50

4 “Kĩ năng sống là những năng lực giao tiếp và khả năng ứng phó của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những thách thức của cuộc sống”

5 22,7

5 Các ý kiến khác... 0 0

Qua bảng khảo sát 1.1 ta thấy, phần lớn giáo viên đƣợc khảo sát đồng ý với quan niệm “Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, của mỗi ngƣời, khả năng ứng xử phù hợp với con ngƣời, khả năng đối phó trƣớc các thách thức của cuôc sống và sống thành công, hiệu quả ,do sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân” chiếm 50% tổng số giáo viên. 22,7% giáo viên quan niệm “Kĩ năng sống là những năng lực giao tiếp và khả năng ứng phó của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những thách thức của cuộc sống”. 18,2% giáo viên quan niệm“Kĩ năng sống là những hành vi làm cho cá nhân thích ứng và ứng phó có hiệu quả các thách thức của cuộc sống” và 9,1% giáo viên quan niệm “Kĩ năng sống là những kĩ năng giúp con ngƣời sống thành công và trở thành một con ngƣời có ích”. Nhƣ vậy, tỷ lệ giáo viên đã có hiểu biết đầy đủ về khái niệm kĩ năng sống chiếm một nửa số lƣợng giáo viên đƣợc khảo sát, tuy nhiên một nửa giáo viên có hiểu biết về kĩ năng sống

vẫn chƣa đƣợc đầy đủ dẫn đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chƣa đƣợc chính xác, đầy đủ, triệt để và chi tiết.

b, Nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng sống

Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năn sống cho trẻ mẫu giáo đƣợc thể hiện dƣới bảng 1.2:

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung Số lƣợng % 1 Rất quan trọng 16 72,7 2 Quan trọng 5 22,7 3 Bình thƣờng 1 4.5 4 Không quan trọng 0 0

Qua bảng 1.2 ta thấy 72,7% giáo viên đồng tình với ý kiến rất quan trọng, 22,7% giáo viên đồng tình với ý kiến quan trọng và 4,5% giáo viên đồng tình với quan điểm bình thƣờng. Nhƣ vậy đại đa số các giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển toàn diện của trẻ chỉ có số ít họ cho rằng trẻ 4 - tuổi cần đƣợc học tập với các câu chuyện, bài thơ, tập vẽ,... hơn là kĩ năng sống và theo tôi đó là quan niệm chƣa đầy đủ.

1.2.6.2. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện kĩ năng sống thông qua chế độ sinh hoạt của trẻ 4-5 tuổi.

* Tiêu chí đánh giá

* Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

+ Tiêu chí 1: Sự hiểu biết về kĩ năng giao tiếp:

Trẻ biết giao tiếp với mọi ngƣời xung quang theo đúng chuẩn mực, biết thƣa gửi dạ vâng, khi nói chuyện có đầy đủ chủ vị, không nói leo hoặc xen ngang khi ngƣời lớn đang nói chuyện. Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ rõ ràng,

mạch lạc, không qua nhanh, quá to. Trẻ biết ích lợi của việc giao tiếp sẽ đem lại niềm vui cho mình và cho mọi ngƣời xung quanh

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ giao tiếp tốt với cô giáo và với các bạn, ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ tự trình bày ý tƣởng của mình, trẻ biết cƣ xử khéo léo và tôn trọng các bạn, trẻ biết thƣa gửi vâng dạ với ngƣời lớn.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ hay giao tiếp với cô giáo và các bạn nhƣng đôi khi ngôn ngữ giao tiếp của trẻ vẫn chƣa đƣợc rõ ràng về mặt câu từ.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không giao tiếp tốt trong quá trình học tập và vui chơi. Trẻ vẫn còn nói trống không với ngƣời lớn.

+ Tiêu chí 2: Việc thực hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ:

Trẻ biết tôn trọng lẫn nhau, trẻ biết xƣng hô lễ phép với mọi ngƣời. Trẻ biết quan tâm đến các bạn, biết chia sẻ và giúp đỡ các bạn khi các bạn nói sai. Trẻ biết sử dụng cả cử chỉ điệu bộ trong quá trình giao tiếp, biết khéo léo xử lí các tình huống trong giao tiếp. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ tích cực tham gia các hoạt động với bạn bè và thích thú giao tiếp với các bạn và mọi ngƣời. Trẻ biết cách biểu hiện kĩ năng giao tiếp trong các hoạt động. Trẻ biết lễ phép thƣa gửi, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ Trẻ biết cách xử lý các tình huống chơi của mình nhƣng đôi khi vẫn còn lúng túng và cần sự giúp đỡ của cô giáo.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn còn lúng túng, đôi khi còn nói trống không và cô giáo phải sửa rất nhiều lần. Trẻ phối hợp với ngƣời khác chƣa tốt.

+ Tiêu chí 3: Mức độ sử dụng các kĩ năng giao tiếp:

Trẻ tự tin trong giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi ngƣời xung quanh, Biết xƣng hô đúng cách với mọi ngƣời. Trẻ rất mạnh dạn trong giao tiếp.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ thƣờng xuyên giao tiếp với các bạn trong lớp và cô. Trẻ biết thể hiện tâm tƣ, tình cảm cũng nhƣ ý muốn của mình một cách rõ ràng. Trẻ biết xƣng hô đúng cách với mọi ngƣời xung quanh.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ thƣờng xuyên giao tiếp với các bạn trong lớp và cô giáo đôi khi trẻ bị nhầm lẫn cách xƣng hô với mọi ngƣời. Trẻ ít thể hiện tâm tƣ tình cảm của bản thân với ngƣời khác.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ ít giao tiếp với mọi ngƣời, thiếu tự tin trong giao tiếp vẫn rụt rè khi giao tiếp với mọi ngƣời. Trẻ không biết cách xƣng hô với mọi ngƣời xung quanh.

* Kĩ năng làm việc nhóm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

+ Tiêu chí 1: nhận thức của trẻ về kĩ năng làm việc nhóm:

Trẻ biết lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, biết tôn trọng mọi ngƣời trong nhóm và cùng trao đổi ý kiến của mình với các bạn.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ biết lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, biết trao đổi ý kiến với nhau, chấp nhận sự phân công nhau trong công việc.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ biết hợp tác, chấp nhận sự phân công của cô giáo và của các bạn nhƣng không đƣợc lâu.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không chịu lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, không chịu trao đổi ý kiến của mình với các bạn.

+ Tiêu chí 2: Sự thể hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ:

Trẻ đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong công việc. Trẻ chấp nhận sự phân công của các bạn, thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc phân công.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Trẻ chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Trao đổi ý kiến với nhau, chấp nhận sự phân công nhau trong công việc.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ biết hợp tác, chấp nhận sự phân công của cô giáo và của các bạn. Đôi khi trẻ vẫn lơ là công việc trong nhóm của mình và vẫn cần đến sự giúp đỡ của cô giáo.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không chịu hợp tác, làm việc với các bạn. Không có mối liên hệ với nhau trong cùng một nhóm.

+ Tiêu chí 3: Thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một nhóm. Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ thể hiện sự tôn trọng, đoàn kết với các bạn trong nhóm. Luôn giúp đỡ nhau trong công việc, trẻ biết nhƣờng nhịn nhau để tránh những xung đột với nhau khi làm việc.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ đƣa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của các bạn và đƣa ra những các phƣơng án thỏa thuận. Đôi khi hành vi tiêu cực không giải quyết đƣợc.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không đoàn kết với nhau, đôi khi vẫn xảy ra xung đột trong khi làm việc. Trẻ không chịu giúp đỡ nhau khi làm việc chung.

* Kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

+ Tiêu chí 1: nhận thức của trẻ về kĩ năng giải quyết vấn đề:

Trẻ hiểu đƣợc các vấn đề xảy ra đối với bản thân mình và biết cách giải quyết vấn đề.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ biết suy nghĩ , lựa chọn và đƣa ra các quyết định để giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Trẻ có thái độ tích cực trong việc giải quyết những vấn đề đó.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ biết đƣa ra các quyết định để giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Trẻ chƣa tập trung vào việc giải quyết các vấn đề.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không chịu suy nghĩ đƣa ra các quyết định để giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Trẻ không tích cực trong việc giải quyết vấn đề mình gặp phải.

+ Tiêu chí 2: Sự thể hiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề của trẻ:

Trẻ biết tự giác giải quyết các vấn đề và giải quyết vấn đề một cách thành thạo.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ biết biết tự giác giải quyết các vấn đề và giải quyết vấn đề một cách thành thạo. Giải quyết vấn đề một cách chính xác, không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ biết biết tự giác giải quyết các vấn đề nhƣng đôi khi trẻ đƣa ra các cách giải quyết chƣa chính xác và hiệu quả.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không tự giác giải quyết các vấn đề và giải quyết vấn đề một cách lúng túng và vẫn cần sự giúp đỡ từ giáo viên.

+ Tiêu chí 3: Thể hiện thái độ của trẻ: Trẻ tích cực trong việc giải quyết vấn đề.

Mức độ 1: Cao (3 điểm): Trẻ rất tích cực và rất hứng thú trong việc giải quyết các vấn đề.

Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ tích cực trong việc giải quyết các vấn đề nhƣng đôi khi trẻ vẫn bị sao lãng, không tập trung.

Mức độ 3: Thấp (1 điểm): Trẻ không tích cực và không hứng thú với việc giải quyết các vấn đề.

* Thang đánh giá

Thang đánh giá theo 3 mức độ: Cao (7- 9 điểm), trung bình (4- 6 điểm), thấp (< 3 điểm).

Thang đánh giá biểu hiện kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo nhỡ

Mức độ cao: Trẻ biết đƣa ra ý kiến cá nhân của mình hoặc tự bản thân trẻ giải quyết một vấn đề nào đó hài hòa và hợp lí mà không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Mức độ trung bình: Trẻ biết cách giải quyết một số tình huống nhƣng đôi khi trẻ chƣa tích cực trong việc đƣa ra ý kiến cá nhân để tìm ra cách giải quyết cho tình huống đó. Đôi lúc, giáo viên vẫn phải gợi ý cho trẻ.

Mức độ thấp: Trẻ không biết giải quyết các tình huống có vấn đề đôi khi trẻ không thể đƣa ra các cách giải quyết nào cho vấn đề đó.

Thang đánh giá biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ

Mức độ cao: Trẻ biết chú ý, lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời xung quanh, có phản hồi với mọi ngƣời xung quanh bằng cử chỉ nét mặt, điệu bộ, ánh mắt. Trẻ hiểu đƣợc nội dung giao tiếp nhu cầu giao tiếp và nói ra quan điểm của mình. Khi giao tiếp trẻ biết kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và nói những câu phải có kết cấu hoàn chỉnh.

Mức độ trung bình: Trẻ biết chú ý, lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời xung quanh, có phản hồi với mọi ngƣời xung quanh bằng cử chỉ nét mặt, điệu bộ, ánh mắt nhƣng đôi khi vẫn còn nhút nhát, lời nói chƣa rõ ràng. Trẻ biết nói ra nhu cầu của bản thân nhƣng không thƣờng xuyên. Kĩ năng kết hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của trẻ đôi khi chƣa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và cần có sự giúp đỡ của giáo viên.

Mức độ thấp: Trẻ biết chú ý, lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời xung quanh, nhƣng không hoặc hiếm khi đáp lại. Khi giao tiếp trẻ còn e dè, nhút nhát và sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Trẻ chƣa nói ra nhu cầu của bản thân. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vẫn còn kém.

Thang đánh giá biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ mẫu giáo nhỡ

Mức độ cao: Trẻ biết làm việc nhóm với nhau, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để xử lí các khó khăn trong khi làm việc, trẻ biết chia sẻ công việc với nhau. Thái độ của trẻ tích cực và thích làm việc nhóm với nhau, các thành viên trong nhóm tôn trọng ý kiến của nhau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 32 - 45)