+ Biện pháp 1: Dạy trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc trong khi hoạt động nhóm với nhau.
a, Mục đích:
- Dạy cho trẻ cách kiểm soát đƣợc những cảm xúc nóng nảy, những cơn giận dữ, bực bội khi làm việc nhóm với nhau để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân.
b, Ý nghĩa:
- Giúp trẻ kiềm chế đƣợc cơn giận dữ của mình và giải quyết những xung đột trong khi chơi theo hƣớng tích cực.
c, Cách tiến hành:
- Các cơn nóng giận thƣờng phát sinh trong quá trình làm việc với nhau
hay trong các hoạt động chơi. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần bao quát nhóm trẻ để tìm hiểu và đƣa ra cách giải quyết xung đột một cách hợp lí.
- Giáo viên có thể dạy trẻ cách thƣ giãn để vƣợt qua cơn giận dữ, bực bội: nghe nhạc, xem phim hài hƣớc, vẽ,...
- Khi có đƣợc khả năng tự kiềm chế con ngƣời sẽ có tính độc lập cao, bình tĩnh, ít chịu tác động của hoàn cảnh và của ngƣời khác. Kiềm chế làm cho con ngƣời thành công hơn và giúp chúng ta bản lĩnh hơn. Qúa trình hình thành tính tự kiềm chế là việc rất quan trọng và cần dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Để kiềm chế và kiểm soát đƣợc cảm xúc của mình thì cần phải rèn luyện, luyện tập và trải nghiệm để giảm dần. Ngƣời lớn cần quan tâm, khuyến khích trẻ, nói chuyện nhiều với trẻ, quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm nhận mình luôn đƣợc yêu thƣơng thì từ đó sẽ hình thành ở trẻ tính tích cực khi làm việc. Nếu mà mọi ngƣời thờ ơ, không quan tâm trƣớc những trẻ đang cố gắng làm thì sẽ làm cho trẻ thất vọng và cảm thấy tức
giận. Nếu trẻ đang tức giận vì tranh giành đồ chơi với bạn hay không làm theo ý mình, thì lúc đó chúng ta nên khuyên trẻ bình tĩnh lại, lắng nghe và đặt vị trí của mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ. Trẻ biết nhìn hài hƣớc, nhìn nhận một cách khách quan, biết bao dung độ lƣợng, tha thứ cho lỗi lầm của ngƣời khác cũng giống cho trẻ biết kiềm chế đƣợc cảm xúc của mình trƣớc những tình huống cụ thể.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những xung đột là do xuất phát từ lợi ích, quyền lợi của bản thân trẻ, không thích chơi với nhau, do tính cách, thái độ.
- Cách giúp trẻ kiểm soát đƣợc những cơn giận dữ là: + Tìm hiểu cảm xúc của trẻ
+ Xác định vấn đề, khuyến khích trẻ đƣa ra biện pháp
+ Giúp trẻ cảm thấy an toàn về cảm xúc, quan sát cảm xúc của trẻ. Ví dụ: Trong tình huống trẻ tranh giành đồ chơi với nhau, trẻ sẽ nổi giận và cãi nhau đôi khi cả khóc lóc. Đầu tiên, cô cần cho trẻ hiểu bạn hiểu điều đó. Khi nói chuyện với ngƣời lớn trẻ thƣờng muốn cảm xúc của mình đƣợc hiểu rõ. Cô cần nhẹ nhàng nói với trẻ: “Cô biết cả hai con đều đang rất bực bội”, việc thấu hiểu cảm xúc của trẻ sẽ khiến trẻ bình tĩnh hơn khi trẻ biết có ngƣời hiểu mình đang nghĩ gì. Sau đó, cô cần trẻ hãy nói lại suy nghĩ gì về cuộc cãi vã vừa rồi. Cô sẽ xác định lại mấu chốt vấn đề “Vấn đề ở đây là cả hai con đều muốn chơi với em búp bê đó đúng không?”. Cô sẽ gợi ý cách giải quyết vấn đề “Hai con có thể cùng nhau đƣa bạn búp bê này đến gặp bác sĩ vì bạn búp bê bị ốm rồi và bạn búp bê sẽ vui hơn nếu hai con đoàn kết cùng chơi với nhau. Các con có muốn có đòng ý không nào? Nếu trẻ không đồng ý cô có thể hỏi trẻ thêm cách giải quyết khác không? Nếu trẻ chƣa đƣa ra đƣợc cô có thể gợi ý giúp trẻ, cô có thể hỏi lại hai trẻ để đảm bảo cả hai cùng đồng ý vui vẻ với phƣơng án giải quyết đó và giáo viên tiếp tục quan sát bao quát trẻ chơi và giúp trẻ khi cần thiết.
+ Biện pháp 2: Tạo dư luận tập thể đối với việc thực hiện kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.
a,Mục đích:
Xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm, “tập thể” trẻ.
b,Ý nghĩa:
Dƣ luận “tập thể” có ảnh hƣởng sâu sắc đến hành vi của mỗi trẻ, nó xác định thái độ của trẻ đối với việc thực hiện các quy định chung của nhóm, tập thể. Trong những tập thể trƣởng thành, dƣ luận có ảnh hƣởng đến thái độ làm việc nhóm của cá nhân, buộc trẻ phải chấp nhận sự phân công và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ với các bạn trong nhóm, “tập thể”, làm trẻ thấy đƣợc sự cần thiết phải xem xét lại thái độ làm việc nhóm của bản thân để điều chỉnh lại sao cho phù hợp. Vì vậy, trong mọi tập thể cần làm cho dƣ luận lành mạnh ủng hộ cái đúng, cái tích cực, nâng đỡ những mầm mống tốt đẹp, đồng thời, tỏ thái độ không đồng tình ủng hộ những cái sai.
c,Cách tiến hành:
Việc tạo dƣ luận của nhóm, tập thể cần phải đƣợc tiến hành thông qua các hoạt động ở trƣờng mầm non. Bởi vì, dƣ luận chỉ có ảnh hƣởng tốt đến mỗi cá nhân khi các thành viên trong nhóm, tập thể có quan hệ thân thiết với nhau. Các quan hệ của trẻ đƣợc hình thành thông qua các hoạt động chung, đặc biệt là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi. Do vậy, khi tổ chức các hoạt động này, ngoài việc tạo hứng thú, tính tích cực hoạt động của trẻ cần chú ý đến việc giáo dục sự nhạy cảm với bạn, biết giúp đỡ bạn, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn, biết và có thể tha thứ cho những lỗi lầm của bạn, cố găng thực hiện những yêu cầu chung
Tuy nhiên, để dƣ luận của nhóm, “tập thể” thực sự có ảnh hƣởng đến việc tự điều chỉnh thái độ làm việc nhóm của trẻ cần tổ chức các hình thức biểu dƣơng, khen thƣởng trẻ. Cần coi hình thức biểu dƣơng khen thƣởng không chỉ nhằm đánh giá kết quả của quá trình giáo dục, mà còn là biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Ở trƣờng mầm non, hoạt động biểu dƣơng khen thƣởng đƣợc tổ chức hàng ngày, đƣợc tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của trẻ trong buổi sinh hoạt cuối tuần và trao tặng “phiếu bé ngoan”
Trong quá trình tổ chức hoạt động sinh hoạt cuối tuần cần chú ý:
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và hấp dẫn đối với trẻ. Giáo viên có
thể lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động bằng cách sử dụng các bài hát, bài thơ, câu chuyện giáo viên giúp trẻ cùng làm việc với bạn. Cách làm này vừa gây đƣợc hứng thú cho trẻ, đồng thời qua đây giúp trẻ gắn kết với nhau hơn, giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng nhƣ sự phát triển của trẻ sau này.
- Cho trẻ tự nhận xét thái độ làm việc nhóm của bản thân, căn cứ vào nội dung yêu cầu cụ thể và khuyến khích trẻ đƣa ra những nhận xét, đánh giá thái độ của bạn. Trong quá trình này, giáo viên cần hƣớng trẻ tới việc đánh giá đúng bằng cách yêu cầu trẻ nêu lý do đánh giá. Ngoài ra, mỗi thái độ của một cá nhân nào đó cần lấy ý kiến của nhiều trẻ để tạo ra sự nhất trí trong “tập thể” trẻ.
- Đánh giá của giáo viên đƣợc thực hiện dựa vào kết quả đánh giá của từng cá nhân và tập thể trẻ, để đưa ra quan điểm đánh giá chung của tập thể. Đồng thời, phải sử dụng các biện pháp thi đua, khen thƣởng để khuyến khích trẻ cố gắng tự tin hơn vào kĩ năng của mình.
- Giáo viên phải chủ động trong hoạt động đánh giá. Muốn vậy, bản thân giáo viên phải nắm đƣợc những biểu hiện cụ thể về thái độ, kĩ năng làm việc nhóm của trẻ trong tuần, trong từng ngày, trong từng hoạt động để phát hiện những trƣờng hợp đánh giá chƣa chính xác, chƣa khách quan và để xử lý những mâu thuẫn trong đánh giá của trẻ tạo sự nhất trí cao trong tập thể trẻ về kết luận cuối cùng của giáo viên.
Tiểu kết chƣơng 2
Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày phải dựa trên những cơ sở khoa học và những nguyên tắc nhất định.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. Trong mỗi biện pháp chúng tôi đều trình bày theo cấu trúc mục đích, nội dung, cách tiến hành để ngƣời đọc dễ vận dụng.
Các biện pháp trên phải thực hiện một cách đồng bộ, không có biện pháp nào quan trọng hơn biện pháp nào trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY 3.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày đã đề xuất.
3.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm * Đối tƣợng thực nghiệm: * Đối tƣợng thực nghiệm:
- Thực nghiệm trên trẻ 4 – 5 tuổi thuộc lớp mẫu giáo B1 và B2 trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ làm lớp thực nghiệm.
- Số lƣợng trẻ lớp thực nghiệm: trẻ lớp 4 tuổi B1 - Số lƣợng trẻ lớp đối chứng: trẻ lớp 4 tuổi B2
* Thời gian thực nghiệm: thực nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 4 đến
tháng 5 năm 2020 tại trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi thực nghiệm toàn bộ các biện pháp đã đề xuất ở mục 2.5 của chƣơng 2. Nội dung thực ngiệm vận dụng trình tự các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động:
- Trong các giờ học có chủ đích - Thông qua hoạt động vui chơi
- Thông qua các hoạt động hàng ngày
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện của một số kĩ năng sống (kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm) của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trƣớc và sau thực nghiệm.
Chúng tôi cùng nhau trau dồi kiến thức về các kĩ năng sống. Bên cạnh đó, chúng tôi đã quay video, quan sát, đánh giá trẻ theo các tiêu chí mà chúng tôi đã xây dựng. Chúng tôi quan sát trực tiếp, dự giờ, trao đổi, trò chuyện với trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi ở trƣờng mầm non.
Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá qua sự phân tích, tổng hợp các tƣ liệu đƣợc thu thập đƣợc trong quá trình thực nghiệm. Bao gồm:
+ Phân tích tổng hợp các phiếu dự giờ thực nghiệm, theo dõi việc tổ chức hƣớng dẫn giáo viên, tham gia vào các quá trình khám phá nội dung, chủ đề nhằm làm bộc lộ một số kĩ năng sống của trẻ 4 – 5 tuổi.
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên về nội dung tài liệu thực nghiệm và quá trình học tập của trẻ khi đƣợc giáo viên tổ chức các hoạt động có sử dụng các biện pháp đã đƣợc đề xuất.
+ Đo kết quả biểu hiện một số kĩ năng của trẻ qua các hoạt động học tập và vui chơi ở trƣờng mầm non đƣợc tiến hành đối với từng trẻ theo các tiêu chí đã xây dựng ở phần trƣớc.
Sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá để cho điểm đánh giá một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trƣớc và sau thực nghiệm.
3.5. Tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Khảo sát trước thực nghiệm
Trƣớc khi TN chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng sống (kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp) của trẻ hai lớp TN và ĐC bằng việc quan sát, dự giờ, ghi chép, các biểu hiện kĩ năng sống của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. Chúng tôi tiến hành dự giờ cả hai lớp trong điều kiện bình thƣờng.
3.5.2. Tổ chức thực nghiệm
Vận dụng một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày trong các giờ học. Chúng tôi tiến hành và trao đổi về lí thuyết và thực hành cho giáo viên nhóm thực nghiệm. Gợi ý
cho giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng, phƣơng tiện để tổ chức cho trẻ theo từng biện pháp đã đề ra.
Ở lớp đối chứng: Mọi nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục
cho trẻ đƣợc tổ chức nhƣ bình thƣờng.
Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi tổ chức thực hiện theo nội dung đúng với
chƣơng trình quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các biện pháp đã đề xuất ở trên.
3.5.3. Khảo sát sau thực nghiệm
Sau khi kết thúc thực nghiệm chúng tôi tiến hành khảo biểu hiện của kĩ năng sống (kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp) của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng nhƣ đo đầu vào bằng việc quan sát, dự giờ, ghi chép các biểu hiện của các kĩ năng sống của trẻ ở các giờ học.
3.6. Kết quả thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm
a, Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ ở hai lớp thực nhiệm và đối chứng trước thực nghiệm.
Bảng 3.1 : Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề của trẻ ở hai lớp thực nhiệm và đối chứng trước thực nghiệm.
Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 ( Cao) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 ( Thấp) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) TN 25 4 16 9 36 12 48 ĐC 25 5 20 6 24 14 56
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ khảo sát mức độ biểu hiện tự giải quyết vấn đề của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (theo %)
Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.1 biểu đồ trên cho ta thấy mức độ biểu hiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tƣơng đƣơng nhau, không có sự chênh lệch quá lớn. Cụ thể:
Mức độ cao của trẻ ở cả hai lớp cùng thấp, lớp thực nghiệm chiếm 16% và lớp đối chứng chiếm 20%. Mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao, ở lớp thực nghiệm chiếm 36% và lớp đối chứng chiếm 24%, trẻ ở mức độ thấp thì chiếm đa số, lớp thực nghiệm chiếm 48% và lớp đối chứng chiếm 56%.
Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy: Mức độ biểu hiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề ban đầu của hai lớp TN và ĐC là tƣơng đƣơng nhau nhau và chủ yếu tập trung ở mức độ 3. Tỉ lệ đạt mức độ 2 còn cao trong khi tỉ lệ đạt mức độ 1 còn thấp.
Ở mức độ cao: Số trẻ này luôn thực hiện đúng các bƣớc trong việc giải quyết một vấn đề, trẻ có thái độ tích cực, hứng thú trong việc đƣa ra ý kiến của mình và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất. Ví dụ: Cô giáo đƣa ra tình huống cụ thể sau đó cho trẻ thảo luận và đƣa ra câu trả lời hợp lí nhất.
Ở mức độ trung bình: Nhìn chung số trẻ này đều biết tự giác giải quyết các tình huống khi cô đƣa ra và biết suy nghĩ, lựa chọn các cách giải quyết nhƣng đôi lúc trẻ vẫn đƣa ra các cách giải quyết chƣa phù