Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 52 - 56)

+ Biện pháp 1: Tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm kích thích thích trẻ sử dụng các kĩ năng sống để trẻ tự giải quyết

a, Mục đích:

- Khi trẻ tham gia vào các tình huống trẻ sẽ có cơ hội đƣợc trải nghiệm và tiếp cận với những vấn đề mà mình có thể gặp phải trong cuộc sống hàng

ngày. Trẻ sẽ đƣợc vận dụng những kĩ năng mà mình có để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

- Khi mà trẻ đƣợc vận dụng những kiến thức vốn có để giải quyết vấn đề, điều đó sẽ tạo tiền đề kích thích trẻ sử dụng các kĩ năng sống của mình và rèn luyện chúng một cách tích cực.

b, Ý nghĩa:

- Kích thích trẻ vận dụng các kĩ năng sống vốn có mà trẻ đã tích lũy đƣợc trƣớc đó để giải quyết vấn đề đƣợc giao một cách sáng tạo và hợp lí nhất.

c, Cách tiến hành:

- Giáo viên sẽ đƣa ra các tình huống và sẽ cho trẻ tự đƣa ra cách giải quyết của mình về vấn đề đó hoặc có thể cho trẻ chọn cách giải quyết mà trẻ thấy phù hợp nhất.

Ví dụ: Đến giờ ăn trƣa bạn Đăng Khoa và bạn Trung Hiếu có tranh nhau chỗ ngồi, vì không tranh đƣợc nên bạn Trung Hiếu đã đánh bạn Đăng Khoa. Đầu tiên cô giáo sẽ đƣa ra tình huống cho trẻ biết, sau đó cô sẽ hỏi trẻ là trong tình huống trên thì bạn nào sai? Cuối cùng cô gió sẽ hỏi trẻ nếu là các con thì các con sẽ giải quyết tình huống này nhƣ thế nào? Cách tiến hành của biện pháp này nhƣ sau:

- Cô giáo sẽ mời các tổ đƣa ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề đó - Cô giáo sẽ cho một vài trẻ đƣa ra ý kiến riêng của mình để tìm ra những cách giải quyết hợp lí nhất.

- Cuối cùng cô giáo sẽ là ngƣời tổng hợp lại các ý kiến đó và đƣa ra biện pháp phù hợp nhất lấy từ quan điểm, ý kiến của trẻ và kết hợp với quan điểm của cô giáo. Đồng thời cô giáo là ngƣời giảng giải cho trẻ hiểu cách nào giải quyết hợp lí nhất. Nhƣ vậy qua việc lấy ý kiến của trẻ hay cho trẻ đƣợc tự mình giải quyết vấn đề sẽ kích thích sự hứng thú, hăng hái tham gia xử lí các tình huống mà cô đƣa ra.

+ Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động được tổ chức dưới dạng các trò chơi.

- Thông qua các trò chơi trẻ sẽ đƣợc trải nghiệm - thực hành các kĩ năng; trẻ đƣợc làm quen với các trò chơi thể hiện mình trƣớc ngƣời khác sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng làm việc nhóm và sự tự tin trong cuộc sống. Qua hoạt động chơi, trẻ sẽ hứng thú thực hành với các kĩ năng và kích thích tính tích cực trong trẻ khi làm việc nhóm với nhau.

b, Ý nghĩa:

- Thông qua các trò chơi trẻ đƣợc làm quen và thực hành những kĩ năng cần thiết. Thông qua các hoạt động dƣới dạng trò chơi sẽ hình thành cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm.

c, Cách tiến hành:

- Giáo viên sẽ tổ chức các trò chơi sau:

* Trò chơi 1: Trò chơi “tìm hình và sắp xếp cho đúng thứ tự”

- Bƣớc 1: Giáo viên tập hợp trẻ lại và cho khởi động nhẹ, hƣớng dẫn cho trẻ cách chơi, luật chơi và cho trẻ tạo nhóm theo sở thích.

- Bƣớc 2: Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm sao các nhóm phải sắp xếp tranh theo đúng trình tự rửa tay, (từng bạn trong nhóm sẽ nói về 1 bƣớc trong quy trình rửa tay) và phổ biến về luật chơi: nhóm nào sắp xếp nhanh nhất, đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

- Các nhóm cùng nhau xem tranh và thảo luận về nội dung các tranh, gọi tên các thao tác rửa tay: Thảo luận quy trình rửa tay, (Các lần sau là rửa mặt, đánh răng), lựa chọn và sắp xếp các hình theo quy trình rửa tay, dán vào tờ giấy A4 theo đúng thứ tự các bƣớc rửa tay. Sau đó thành viên các nhóm sẽ giới thiệu về bức tranh mà nhóm mình vừa sắp xếp đƣợc và các bƣớc thực hiện việc rửa tay hay rửa mặt, đánh răng.

- Bƣớc 3: Sau đó, trẻ nhận xét về bức tranh và kĩ năng làm việc nhóm của các nhóm, cùng nhau đánh giá và xếp loại, lựa chọn ra nhóm thắng cuộc.

* Trò chơi 2: Trò chơi “ghép hình”

- Bƣớc 1: Giáo viên sẽ tập hợp trẻ lại và cho trẻ khởi động nhẹ.

- Bƣớc 2: Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các đội và phổ biến luật chơi: Trẻ cùng hợp tác, làm việc với nhau. Mỗi thành viên trong đội sẽ đƣợc một

miếng ghép của một bức hình. Trẻ sẽ phải phối hợp với nhau để ghép đúng các miếng ghép đó sao cho đúng nhất. Không bạn nào đƣợc giành miếng ghép của bạn kia mà tất cả các thành viên trong nhóm cùng nhau ghép các mảnh ghép đó lại sao cho ra bức hình chính xác nhất.

- Bƣớc 3: Tập hợp trẻ lại và mời gọi trẻ nói cảm nhận của mình khi tham gia trò chơi và cô phản hồi lại ý kiến của trẻ

* Trò chơi 3: Trò chơi “kết bạn”

- Bƣớc 1: Giáo viên sẽ tập hợp trẻ lại và cho trẻ khởi động nhẹ.

- Bƣớc 2: Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các đội và phổ biến luật chơi: Tìm nhanh, đúng củ tƣơng ứng với lá theo hiệu lệnh.Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, chia làm 2 nhóm, một nhóm là củ (cầm tranh củ), một nhóm là lá (cầm tranh lá). Cô cho nhóm “củ” đứng tại chỗ cầm tranh “củ” giơ lên cao, còn nhóm “lá” chạy trong vòng tròn. Sau đó, cô nói: “Một, hai, ba, lá tìm về củ của mình thì trẻ phải thật nhanh, đến đứng trƣớc mặt bạn cầm tranh củ tƣơng ứng”. Ví dụ: Trẻ A cầm lá củ cải chạy đến đứng trƣớc mặt bạn B cầm tranh củ cải và giơ tranh lên cao, sau đó hô to: “Chúng tôi là cây củ cải”.

Khi trẻ đã đứng thành đôi, lá tƣơng ứng với củ, cô cho trẻ kiểm tra lẫn nhau. Nếu trẻ nào đứng nhầm thì cô yêu cầu trẻ tìm lại cho đúng. Trò chơi tiếp tục, cô cho trẻ đổi nhóm “củ” chạy, nhóm “lá” đứng tại chỗ.

- Bƣớc 3: Tập hợp trẻ lại và mời gọi trẻ nói cảm nhận của mình khi tham gia trò chơi

* Trò chơi tự do:

- Bƣớc 1: giáo viên tập hợp trẻ và cho trẻ khởi động nhẹ.

- Bƣớc 2: Cô giáo lần lƣợt mời từng trẻ đề xuất một trò chơi hay hoạt động mà mình thích, hƣớng dẫn trẻ chọn các bạn để chơi trong cùng nhóm với nhau. Trẻ sẽ nói cách chơi cũng nhƣ luật chơi của trò chơi mà mình thích. Cô giáo có thể nói và giải thích lại đầy đủ chính xác hơn về ý nghĩa, luật chơi và cách chơi một lần nữa. Sau đó sẽ chọn ra trò chơi hay hoạt động thích hợp để cho trẻ chơi.

- Bƣớc 3: Tập trung trẻ lại và mời trẻ chia sẻ cảm nhận của mình khi tham gia trò chơi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 52 - 56)