Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 47)

5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.

2.2.1. Phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành

Để đảm bảo cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ một cách phù hợp nhất thì chúng ta cần dựa vào những chuẩn mục tiêu và nội dung của chƣơng trình giáo dục mầm non sau:

- Giúp trẻ tích lũy thêm vốn sống, ý thức đƣợc hành động của bản thân, biết cách ứng phó với thách thức và trở thành con ngƣời hoàn thiện trong tƣơng lai.

- Rèn luyện cho trẻ thói quen tốt qua các hoạt động trải nghiệm.

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp giáo dục dựa trên nguyên tắc tổ chức các hoạt động hàng ngày của trẻ 4 -5 tuổi. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung về giáo dục kĩ

năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,...

2.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Để đề xuất và lên kế hoạch xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống thích hợp thì chúng ta cần chú ý đến tính thực tiễn liên quan đến vấn đề nhƣ:

Những nghiên cứu, điều tra về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Thị xã Phú Thọ.

Những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến kĩ năng sống của trẻ còn thấp.

Điều kiện, hoàn cảnh và khả năng để ta có thể thực hiện các biện pháp đề xuất trong đề tài nghiên cứu

2.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.

2.3.1. Nhóm biện pháp hình thành nhận thức

+ Biện pháp 1: Sử dụng các “mẫu hành vi theo chuẩn mực giao tiếp” trong tác phẩm văn học và cuộc sống.

a, Mục đích:

- Giúp trẻ nhận biết đƣợc hành vi giao tiếp đúng và tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực với các nhân vật trong truyện kể hoặc con ngƣời cụ thể có hành vi giao tiếp tốt.

b, Ý nghĩa:

- Các mẫu hành vi theo chuẩn giao tiếp là những hình ảnh trực quan đa dạng, phong phú, có giá trị để trẻ bắt chƣớc thông qua giọng kể của cô. Trong cuộc sống, hay trong các tác phẩm văn học có rất nhiều mẫu hành vi giao tiếp đúng, đẹp. Tuy nhiên, với khả năng của mình, trẻ nhỏ chƣa đủ sức phát hiện ra các hành vi đó. Vì vậy, cần phải giúp trẻ nhận ra các hành vi giao tiếp tốt qua các truyện kể và trong cuộc sống.

Việc sử dụng các mẫu hành vi giao tiếp đẹp không những giúp trẻ có biểu tƣợng về hành vi giao tiếp đúng, mà khi nghe diễn tả nội dung các câu chuyện hoặc đƣợc quan sát trực tiếp hành vi giao tiếp của những ngƣời xung

quanh gần gũi trẻ sẽ có xúc cảm, tình cảm tốt đẹp với việc thực hiện hành vi đó, cƣ xử đúng dắn với mọi ngƣời xung quanh.

c, Cách tiến hành:

* Sử dụng “mẫu hành vi theo chuẩn mực giao tiếp” trong tác phẩm văn học.

Hƣớng sự chú ý của trẻ đến các “mẫu hành vi theo chuẩn mực giao tiếp” của các nhân vật trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật (kịch, phim ảnh, hội họa...). Trong đó, trọng tâm vẫn là các tác phẩm văn học, vì là biện pháp khả thi nhất trong hoạt động ở trƣờng mầm non. Khi kể chuyện hoặc đọc truyện cho trẻ cần chú ý:

- Về nội dung: cần lựa chọn các câu chuyện có nội dung thể hiện những yêu cầu về hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ; phƣơng thức hành vi của nhân vật trong chuyện mà ta có hàm ý giáo dục trẻ phải đƣợc thể hiện rõ cho trẻ dễ nhận thấy.

- Cách đọc hoặc kể: phải diễn tả đƣợc nội tâm của nhân vật trong các tình huống giao tiếp, kết hợp với việc thể hiện phƣơng thức hành vi bằng các phƣơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Cô tổ chức kể và đọc cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục trẻ hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa.

- Cách đàm thoại: sau khi đọc truyện kết hợp với quan sát tranh ảnh, xem kịch, phim... cần cho trẻ đƣợc đàm thoại để gợi lại những hình ảnh về hành vi giao tiếp có văn hóa mà chúng vừa nghe, vừa xem, lƣu ý đến phƣơng thức thể hiện hành vi giao tiếp và các phẩm chất nhân cách của các nhân vật. Các câu hỏi đặt ra cho trẻ cần hƣớng tới khai thác kinh nghiệm hành vi giao tiếp đã có ở trẻ, và hƣớng trẻ tới các hành vi giao tiếp đúng. Đồng thời, trong nhiều trƣờng hợp tạo nên điều kiện cho trẻ đƣợc liên hệ với hành vi giao tiếp của bạn và bản thân chúng trong cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục lễ giáo trẻ sẽ lĩnh hội đƣợc những mối quan hệ về tình cảm gia đình, bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ cao qua giao tiếp bạn bè, cô giáo. Đây là

phƣơng tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thƣơng, gần gũi với mọi ngƣời, kính trọng lễ phép với ngƣời thân của mình.

Ví dụ: Qua bài thơ: “Lấy tăm cho bà”, cô giáo dục trẻ lễ phép và kính trọng ông, bà, cha mẹ.

Qua bài: “Lời chào”, cô giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép với ông, bà, cha, mẹ với ngƣời lớn tuổi

* Sử dụng “mẫu hành vi theo chuẩn mực giao tiếp ” thực trong cuộc sống. Có thể sử dụng các hành vi giao tiếp có văn hóa của những ngƣời xung quanh trẻ nhƣ ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo, bạn bè... đặc biệt là hành vi giao tiếp của bản thân trẻ và bạn cùng tuổi vì nó dễ tạo đƣợc xúc cảm cho trẻ và trẻ dễ bắt chƣớc hơn.

Cần khen thƣởng kịp thời khi trẻ nhận ra, hƣởng ứng và thực hiện những hành vi giao tiếp đúng trong cuộc sống hàng ngày. Có thể sử dụng các hình thức khen thƣởng sau:

- Khen cá nhân trước tập thể. Việc thể hiện lại hành vi giao tiếp đúng

trƣớc tập thể tác dụng: làm cho trẻ thêm phấn khởi và hãnh diện với bạn bè về hành vi giao tiếp của mình, còn những trẻ khác lại ngày càng cảm phục bạn hơn và mong muốn bắt học hỏi từ bạn.

- Khen cá nhân, nhóm, tổ trước tập thể đồng thời trao nhiều “quyền ưu

tiên” cho trẻ. Cách làm này nên tiến hành vào giai đoạn sau, khi trẻ đã thực

hiện nhiều hành vi giao tiếp tốt. Trẻ nhỏ rất hƣởng ứng hình thức này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ rất muốn đƣợc tự khẳng định và đƣợc ngƣời khác công nhận. Có thể trao thêm “quyền ƣu tiên”cho trẻ trong sinh hoạt nhƣ: đƣợc làm trƣởng các nhóm chơi, đƣợc thay giáo viên điều hành hoạt động của lớp trong thời gian hoạt động tự do, đƣợc chăm sóc cây cối và động vật...

+ Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ trò chuyện, đàm thoại về kĩ năng tự giải quyết vấn đề.

- Hình thành kĩ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ. Tạo hứng thú nhận thức của trẻ đối với kĩ năng tự giải quyết vấn đề.

b, Ý nghĩa:

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đàm thoại có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành kĩ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ. Nó cho phép giáo viên dựa trên hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị để dẫn dắt trẻ tự phát hiện ra các tình huống và tích cực tham gia vào xây dựng ý tƣởng để đƣa ra các cách giải quyết tốt nhất trong những tình huống nào đó. Hơn nữa, việc làm này không chỉ diễn ra bằng đối thoại, tranh luận thông thƣờng, mà còn tạo điều kiện cho trẻ có thể thể hiện kĩ năng tự giải quyết vấn đề bằng hành động thực của trẻ theo những hiểu biết và kinh nghiệm mà trẻ đã có đã có.

Hơn nữa, trò chuyện đàm thoại sẽ giúp trẻ hiểu và khắc sâu hơn về kĩ năng tự giải quyết vấn đề mà mình vừa đƣợc học. Khi truyền thụ kĩ năng tự giải quyết cho trẻ thì chúng ta trò chuyện cùng trẻ và sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại với trẻ, kích thích trẻ sáng tạo, trẻ tự khám phá cùng cô và nó còn giúp trẻ hiểu sâu hơn và ghi nhớ hơn về kĩ năng này. Nhƣng khi vận dụng phƣơng pháp này giáo viên cần tạo cho trẻ sự thoải mái; Phải chuẩn bị câu hỏi đàm thoại chu đáo và câu hỏi phải kích thích đƣợc trẻ khám phá, câu hỏi không quá dễ sẽ không kích thích đƣợc trẻ mà còn gây nhàm chán, không muốn tìm hiểu. Cô phải linh hoạt trong mọi tình huống có có thể xảy ra. Cô có thể áp dụng phƣơng pháp này ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động.

Để tạo hứng thú cho trẻ trong đàm thoại, nên tổ chức đàm thoại dƣới hình thức trò chơi “học tập”. Trong trò chơi này, giáo viên vừa là ngƣời tham gia vừa là ngƣời điều khiển trò chơi. Mỗi trò chơi dù đơn giản cũng có luật chơi và nó có vai trò tổ chức và điều khiển hành động của trẻ. Các luật chơi tổ chức tính tích cực hành động và tạo ra các tình huống khác nhau của hành vi. Do vậy, các luật chơi đƣợc giáo viên đƣa vào trò chơi sẽ trở thành điểm tựa để trẻ nhận thức biểu tƣợng hành vi đúng.

c, Cách tiến hành:

Giáo viên có thể lựa chọn các chủ đề đàm thoại hấp dẫn đối với trẻ và có nội dung giáo dục kĩ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ.

Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị cho đàm thoại:

- Chủ đề đàm thoại phản ánh nội dung cần giáo dục, làm cho trẻ dễ nhận biết.

- Đàm thoại diễn ra một cách tuần tự theo hệ thống các câu hỏi đã đƣợc giáo viên chuẩn bị nhằm giúp trẻ tự phát hiện các cách, ý tƣởng để đƣa ra các hƣớng giải quyết khác nhau và tích cực tham gia giải quyết vấn đề.

- Cho phép sử dụng đa dạng các phƣơng tiện giao tiếp cũng nhƣ các trang phục khác nhau làm tăng sự hấp dẫn của quá trình đàm thoại đối với trẻ.

- Đơn giản, dễ tổ chức, có thể triển khai ở các địa điểm khác nhau (trong lớp, ngoài sân), trong những thời điểm khác nhau trong ngày (thời gian tối đa là 30 phút)).

Tổ chức trẻ đàm thoại:

- Giáo viên cần tạo ra các tình huống có vấn đề tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội huy động tới mức tối đa những kinh nghiệm mà trẻ đã có. Việc giải quyết vấn đề đặt ra phải cho phép trẻ đƣợc trình bày cách giải quyết tích cực, phù hợp trong hoàn cảnh tƣởng tƣợng của trò chơi.

- Với tƣ cách là ngƣời điều khiển đàm thoại của trẻ, giáo viên phải biết sử dụng các câu hỏi định hƣớng phù hợp với nội dung chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ, tùy theo diễn biến của quá trình đàm thoại, giúp trẻ tích cực tham gia xây dựng đƣợc những ý tƣởng sáng tạo trong việc giải quyết một vấn đề nào đó một cách hợp lý nhất. Đồng thời, phải duy trì đƣợc hứng thú của trẻ trong suốt quá trình đàm thoại

2.3.2. Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng

+ Biện pháp 1: Tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm kích thích thích trẻ sử dụng các kĩ năng sống để trẻ tự giải quyết

a, Mục đích:

- Khi trẻ tham gia vào các tình huống trẻ sẽ có cơ hội đƣợc trải nghiệm và tiếp cận với những vấn đề mà mình có thể gặp phải trong cuộc sống hàng

ngày. Trẻ sẽ đƣợc vận dụng những kĩ năng mà mình có để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

- Khi mà trẻ đƣợc vận dụng những kiến thức vốn có để giải quyết vấn đề, điều đó sẽ tạo tiền đề kích thích trẻ sử dụng các kĩ năng sống của mình và rèn luyện chúng một cách tích cực.

b, Ý nghĩa:

- Kích thích trẻ vận dụng các kĩ năng sống vốn có mà trẻ đã tích lũy đƣợc trƣớc đó để giải quyết vấn đề đƣợc giao một cách sáng tạo và hợp lí nhất.

c, Cách tiến hành:

- Giáo viên sẽ đƣa ra các tình huống và sẽ cho trẻ tự đƣa ra cách giải quyết của mình về vấn đề đó hoặc có thể cho trẻ chọn cách giải quyết mà trẻ thấy phù hợp nhất.

Ví dụ: Đến giờ ăn trƣa bạn Đăng Khoa và bạn Trung Hiếu có tranh nhau chỗ ngồi, vì không tranh đƣợc nên bạn Trung Hiếu đã đánh bạn Đăng Khoa. Đầu tiên cô giáo sẽ đƣa ra tình huống cho trẻ biết, sau đó cô sẽ hỏi trẻ là trong tình huống trên thì bạn nào sai? Cuối cùng cô gió sẽ hỏi trẻ nếu là các con thì các con sẽ giải quyết tình huống này nhƣ thế nào? Cách tiến hành của biện pháp này nhƣ sau:

- Cô giáo sẽ mời các tổ đƣa ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề đó - Cô giáo sẽ cho một vài trẻ đƣa ra ý kiến riêng của mình để tìm ra những cách giải quyết hợp lí nhất.

- Cuối cùng cô giáo sẽ là ngƣời tổng hợp lại các ý kiến đó và đƣa ra biện pháp phù hợp nhất lấy từ quan điểm, ý kiến của trẻ và kết hợp với quan điểm của cô giáo. Đồng thời cô giáo là ngƣời giảng giải cho trẻ hiểu cách nào giải quyết hợp lí nhất. Nhƣ vậy qua việc lấy ý kiến của trẻ hay cho trẻ đƣợc tự mình giải quyết vấn đề sẽ kích thích sự hứng thú, hăng hái tham gia xử lí các tình huống mà cô đƣa ra.

+ Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động được tổ chức dưới dạng các trò chơi.

- Thông qua các trò chơi trẻ sẽ đƣợc trải nghiệm - thực hành các kĩ năng; trẻ đƣợc làm quen với các trò chơi thể hiện mình trƣớc ngƣời khác sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng làm việc nhóm và sự tự tin trong cuộc sống. Qua hoạt động chơi, trẻ sẽ hứng thú thực hành với các kĩ năng và kích thích tính tích cực trong trẻ khi làm việc nhóm với nhau.

b, Ý nghĩa:

- Thông qua các trò chơi trẻ đƣợc làm quen và thực hành những kĩ năng cần thiết. Thông qua các hoạt động dƣới dạng trò chơi sẽ hình thành cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm.

c, Cách tiến hành:

- Giáo viên sẽ tổ chức các trò chơi sau:

* Trò chơi 1: Trò chơi “tìm hình và sắp xếp cho đúng thứ tự”

- Bƣớc 1: Giáo viên tập hợp trẻ lại và cho khởi động nhẹ, hƣớng dẫn cho trẻ cách chơi, luật chơi và cho trẻ tạo nhóm theo sở thích.

- Bƣớc 2: Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm sao các nhóm phải sắp xếp tranh theo đúng trình tự rửa tay, (từng bạn trong nhóm sẽ nói về 1 bƣớc trong quy trình rửa tay) và phổ biến về luật chơi: nhóm nào sắp xếp nhanh nhất, đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

- Các nhóm cùng nhau xem tranh và thảo luận về nội dung các tranh, gọi tên các thao tác rửa tay: Thảo luận quy trình rửa tay, (Các lần sau là rửa mặt, đánh răng), lựa chọn và sắp xếp các hình theo quy trình rửa tay, dán vào tờ giấy A4 theo đúng thứ tự các bƣớc rửa tay. Sau đó thành viên các nhóm sẽ giới thiệu về bức tranh mà nhóm mình vừa sắp xếp đƣợc và các bƣớc thực hiện việc rửa tay hay rửa mặt, đánh răng.

- Bƣớc 3: Sau đó, trẻ nhận xét về bức tranh và kĩ năng làm việc nhóm của các nhóm, cùng nhau đánh giá và xếp loại, lựa chọn ra nhóm thắng cuộc.

* Trò chơi 2: Trò chơi “ghép hình”

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)