7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.4. Môi trƣờng dạy học trong dạy học môn Toán theo định hƣớng phát
1.3.4.1. Môi trường vật chất
Môi trƣờng vật chất bao gồm những yếu tố vật chất về nơi hoạt động dạy và học diễn ra nhƣ cấu trúc không gian, sự sắp xếp, bố trí các đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng tiện, tài liệu phục vụ dạy học trong trong nhà trƣờng, và các chính sách , kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục:
- Về cơ sở vật chất trƣớc tiên phải tạo ra không gian học tập và sinh hoạt thoải mái, an toàn, thân thiện, có tính giáo dục. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn về nhiệt độ, vệ sinh không khí, ánh sáng và âm thanh đều phải đƣợc đảm bảo. Ngoài ra, từng vật dụng nhƣ bàn ghế, tủ đồ, bảng, dụng cụ học tập,.. Cũng phải đảm bảo về mặt kích thƣớc để phù hợp với tầm nhìn và vóc dáng học sinh ở từng lứa tuổi. Bên cạnh đó việc trang bị hệ thống học liệu, tài liệu phục vụ dạy và học cần đƣợc trang bị theo chuẩn (phù hợp ND, phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH theo hƣớng PTNL cho HS), đảm bảo tính khoa học là một vấn đề cần thiết để xây dựng một môi trƣờng học tập tốt. Chính vì vậy, nguồn lực tài chính cần ổn định đảm bảo các yêu cầu chi phí của dạy học theo hƣớng PTNL cho HS.
- Về chính sách nội bộ là những quyết định, nội quy, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh, bổ sung hay khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đƣa HĐDH môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS của nhà trƣờng đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Đồng thời, các chính sách nội cần có tính khuyến khích, ƣu đãi đối với GV, nhân viên, HS có thành tích trong dạy học theo hƣớng PTNL cho HS, đảm bảo các yêu cầu chi phí thiết yếu của dạy học theo hƣớng PTNL cho HS.
1.3.4.2. Môi trường tinh thần
Môi trƣờng tinh thần là nói đến những mối quan hệ, những tƣơng tác xảy ra giữa các chủ thể hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Các yếu tố
tâm lí nhƣ động cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh và phong cách, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trƣờng lớp.
Thông qua môi trƣờng dạy học, GV sử dụng lời nói, cử chỉ thân thiện; khen ngợi, động viên; tạo niềm vui bổ ích trong mỗi tiết học; quan tâm và chia sẻ với HS sẽ khích lệ các em tập trung vào các nhiệm vụ học tập trên lớp hơn và sử dụng các biện pháp tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, thông qua quan hệ với bạn, mà năng lực hiểu ngƣời khác của mỗi HS đƣợc xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình đƣợc hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục đƣợc phát triển.
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC