7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh cho học sinh
1.4.1.1. Quản lý mục tiêu dạy môn Toán theo sự tương tác giữa dạy và học nhằm phát triển năng lực
Quản lý mục tiêu dạy học là việc đầu tiên đƣợc đề cập tới khi xây dựng nội dung quản lý dạy học. Trong đó, quản lý xây dựng mục tiêu dạy môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS ở trƣờng tiểu học là quản lý việc lập kế hoạch xây dựng mục tiêu; tổ chức thực hiện mục tiêu dạy học; chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học; KT-ĐG thực hiện mục tiêu dạy học thông qua nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và các hình thức tổ chức thực hiện.
Quản lý mục tiêu dạy môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS tiểu học phải đảm bảo mục tiêu dạy học đƣợc xây dựng theo hƣớng PTNL ngƣời học đảm bảo cho HĐDH luôn đi theo đúng hƣớng PTNL cho HS. Tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức cho GV về việc đổi mới việc xác định mục tiêu dạy học môn Toán theo hƣớng PTNL cho HS nhằm giúp toàn thể GV, HS, lực lƣợng giáo dục hiểu đúng và thực hiện triệt để. Mục tiêu dạy học đƣợc cụ thể hóa đã đặt ra đƣợc xem là chuẩn dạy học và đƣợc sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả dạy học, công nhận chất lƣợng của hoạt động dạy học. Việc thực hiện mục tiêu dạy học đƣợc các cấp quản lý thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá: thông qua kiểm tra kế hoạch bài dạy, dự giờ, thao giảng, các hội thi, chuyên đề,… để kịp thời điều chỉnh phù hợp với định hƣớng đổi mới giáo dục và nhu cầu của ngƣời học.
1.4.1.2. Quản lý nội dung dạy môn Toán theo sự tương tác giữa dạy và học nhằm phát triển năng lực
Một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy học và là nhân tố cơ bản quyết định chất lƣợng giáo dục đó chính là NDDH. NDDH môn Toán theo định hƣớng PTNL không chỉ bao gồm những kiến thức, kĩ năng, thái độ đƣợc quy định trong chƣơng trình SGK môn Toán mà GV còn có thể lựa chọn thêm các bài toán có tính thực tiễn, gần gũi mà HS thƣờng gặp trong cuộc sống hằng ngày của các em.
Việc nắm vững nội dung chƣơng trình dạy học sẽ là tiền đề đảm bảo hiệu quả cho việc quản lý NDDH môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS. Do đó, để phát huy đƣợc hiệu quả quản lý việc xây dựng và thực hiện NDDH môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS tiểu học thì cần thực hiện nội dung chƣơng trình môn Toán nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học bộ môn đã đƣợc quy định trong chƣơng trình GDPT là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV của các nhà trƣờng. NDDH môn Toán ở đây bao gồm các nội dung quy định trong chƣơng trình SGK môn Toán tiểu học, các kiến thức môn Toán ngoài chƣơng trình nhƣng phù hợp với bậc học có nội dung gắn với thực tế. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hƣớng dẫn cho GV lựa chọn NDDH đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính giáo dục. Chỉ đạo GV thực hiện kế hoạch xây dựng NDDH theo hƣớng hình thành và PTNL cho HS thông qua việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo môn Toán, thông qua việc xây dựng kế hoạch dạy học môn toán đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chƣơng trình. NDDH đƣợc cụ thể hóa thành chƣơng trình dạy học, kế hoạch hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện NDDH thông qua công tác kiểm tra kế hoạch giảng dạy, qua hoạt động dự giờ, thao giảng, qua các hội thi, chuyên đề,… để có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, giúp GV chuẩn bị tốt NDDH góp phần hình thành và PTNL cho HS.
1.4.1.3. Quản lý phương pháp, hình thức dạy môn Toán theo sự tương tác giữa dạy và học nhằm phát triển năng lực
Tuy không ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình dạy học nhƣng phƣơng pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học môn Toán.
hƣớng PTNL, bộ phận chuyên môn cần hƣớng dẫn GV lựa chọn PP, HTTC dạy học phù hợp nội dung dạy học theo hƣớng PTNL ngƣời học nhƣ: sử dụng phƣơng pháp thuyết trình tích cực, phƣơng pháp tự nghiên cứu, tự đọc sách, phƣơng pháp giải quyết vấn đề,…. GV chú trọng rèn cho HS biết khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. GV cần phát huy vai trò chủ đạo của mình, thiết kế bài giảng, tổ chức và hƣớng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với PPDH và HTTC dạy học đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trƣng bài học, đặc điểm của HS hoặc nhóm HS, hƣớng đến dạy HS phƣơng pháp học. Chủ động thực hành đổi mới PPDH, HTTC dạy học đảm bảo PTNL ngƣời học, tăng cƣờng phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trƣờng giao tiếp thầy-trò và trò-trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Đồng thời các PPDH, HTTC dạy học đƣợc lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện dạy học của nhà trƣờng nhƣ CSVC, thiết bị dạy học và môi trƣờng dạy học.
1.4.1.4. Quản lý phương tiện dạy môn Toán theo sự tương tác giữa dạy và học nhằm phát triển năng lực
PTDH có ý nghĩa nhất định trong toàn bộ quá trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nhờ có PTDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH trong môn Toán mà GV có thể truyền tải những thông tin về nội dung dạy học một cách dễ dàng; đồng thời giúp HS thể hiện, giải thích những suy nghĩ về các đối tƣợng Toán học trừu tƣợng.
Quản lý các PTDH bao gồm: đủ phƣơng tiện dạy học, sử dụng tốt và bảo quản tốt. Để có thể phát huy tối đa vai trò của các PTDH, cần thực hiện các nội dung sau đây: Xây dựng kế hoạch trang bị để đảm bảo GV có đủ PTDH và đƣa vào sử dụng hợp lý SGK, tài liệu dạy học, tạp chí khoa học, báo chí,…kế hoạch phải mang tính thiết thực, xác định rõ mục đích và yêu cầu cụ thể. Tổ chức công tác quản lý PTDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Toán; hƣớng dẫn cho cán bộ, GV lập kế hoạch sử dụng PTDH truyền thống nhƣ giáo cụ trực quan, dụng cụ đo đạc,… cần đƣợc phát huy một cách sáng tạo. Cũng nhƣ các thiết bị mới nhƣ mạng Internet, máy tính, máy chiếu,… đƣợc trang bị và sử dụng hiệu quả. Đồng thời, cần trang bị
và đƣa vào sử dụng thƣ viện điện tử phục vụ HĐDH nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
1.4.1.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của quá trình quản lý dạy học, đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên của các nhà quản lý trƣờng học. Kiểm tra, đánh giá là yếu tố thúc đẩy học tập của HS và ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục.
Khi thực hiện công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo định hƣớng PTNL cho HS tiểu học đạt hiệu quả cần thực hiện một số nội dung sau đây: Hiệu trƣởng chỉ đạo bộ phận chuyên môn hƣớng dẫn và triển khai xây dựng các hình thức KT-ĐG kết quả học tập của HS nhƣ: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, thực hành, kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối kì, đặc biệt là công cụ đánh giá năng lực Rubrics. Khuyến khích GV đƣa hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận vào kiểm tra kết quả học tập môn Toán của HS để nhằm hạn chế tác động của yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá; đồng thời, hiệu trƣởng cũng cần chỉ đạo GV đánh giá HS theo kết quả đầu ra nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn và đánh giá đúng năng lực của HS sau mỗi học kỳ. Qua đó, thiết lập hệ thống KT-ĐG đảm bảo đánh giá đƣợc mức độ hình thành các năng lực ở HS. Chỉ đạo khối trƣởng và GV đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy về phƣơng pháp và hình thức trong KT-ĐG. Triển khai thực hiện triết lý đánh giá có tính hƣớng dẫn phát triển, không dán nhãn HS và kết quả KT-ĐG đƣợc xử lý, sử dụng, lƣu trữ đúng quy định. Quản lý tốt hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS, qua đó hiệu trƣởng sẽ nắm đƣợc kết quả thực tế của HĐDH, chất lƣợng dạy học môn Toán. Trên cơ sở đó, GV có kế hoạch cải tiến hoạt động giảng dạy của mình; hiệu trƣởng nhà trƣờng có biện pháp quản lý HĐDH hữu hiệu nhằm giúp HS đạt đƣợc mục tiêu học tập.