Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.5.1. Những yếu tố khách quan

- Xu thế của thời đại về dạy học PTNL người học:

Ngày nay khi mà những yêu cầu về năng lực tƣ duy và hoạt động lao động sản xuất của con ngƣời thay đổi thì giáo dục cũng phải thay đổi, Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Để đạt mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nƣớc trƣớc hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ngƣời học.

- Những yêu cầu về thực học, thực nghiệp của xã hội:

Chƣơng trình tổng thể Ban hành theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những

phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để

học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’.

Về PPDH Toán: Thực hiện dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ dễ đến khó); Quán triệt tinh thần “lấy ngƣời học làm trung tâm”, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; Tổ chức quá trình dạy mà học sinh đƣợc tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề; Linh hoạt trong việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

- Chính sách của ngành giáo dục đối với đổi mới dạy học theo hướng PTNL HS:

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,

toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học và một số biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng này.

- Yêu cầu của đề thi lên lớp, thi chuyển cấp:

Về đánh giá kết quả giáo dục môn Toán: Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bọ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học để điều chỉnh các hoạt đọng dạy học, bảo đảm sự tiến bọ của từng học sinh và nâng cao chất luợng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung. Việc đánh giá thuờng xuyên do

giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh đuợc đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh, đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Viẹc đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá định kì đƣợc sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích cho ngƣời học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khuyến khích vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...); đồng thời hƣớng dẫn giáo viên lựa chọn các phƣơng pháp, công cụ đánh giá phù hợp với từng thành phần năng lực toán học.

- Sự quan tâm phối hợp của gia đình HS: Việc giáo dục, bồi dƣỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp HS phát triển nhân cách một cách toàn diện không chỉ diễn ra ở trƣờng học mà còn diễn ra ở môi trƣờng gia đình và xã hội. Vì thế, việc tổ chức kết hợp giáo dục HS giữa nhà trƣờng và gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng. Gia đình cần có trách nhiệm chung tay tham gia vào quá trình giáo dục phát triển phẩm chất và các năng lực cho HS.

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học: CSVC, thiết bị dạy học sẽ gắn liền với các yêu cầu về việc dạy học theo định hƣớng PTNL cho HS. Tuy CSVC, thiết bị dạy học không quyết định toàn bộ đến quá trình học tập nhƣng ảnh hƣởng một phần đến thành công của HĐDH theo định hƣớng PTNL. Vì vậy, hiệu trƣởng cần có sự đầu tƣ mua sắm, có kế hoạch quản lý, tổ chức sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hƣớng PTNL, nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)