Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 38)

1.2.1. Chương trình dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4 ở Tiểu học

Chƣơng trình các môn ở bậc Tiểu học đƣợc các nhà giáo dục rất quan tâm, đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Môn này đƣợc đƣa vào trƣờng Tiểu học ngay từ lớp 2. Ở lớp đầu cấp, các em làm quen với văn miêu bằng cách quan sát tranh để trả lời câu hỏi. Điều đó chứng tỏ rằng: Dạy văn miêu tả cho học sinh tiểu học là rất cần thiết.

Trong chƣơng trình Tiếng Việt văn miêu tả chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tƣợng miêu tả, biết sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng r về nội dung, chân thực về tình cảm. một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, ngƣời đọc thấy hiện ra trƣớc mắt mình: con ngƣời, cảnh vật, đồ vật… cụ thể, sinh động nhƣ nó vẫn tồn tại trong cuộc sống. Nhƣ vậy có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Dạy văn miêu tả còn góp phần giáo dục tính th m mỹ, lòng yêu cái đẹp cho các em đặc biệt là phát triển ngôn ngữ (nói – viết) cho các em. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con ngƣời trong xã hội. Con ngƣời có thể trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm với nhau thông quan ngôn ngữ của mình. Phát triển ngôn ngữ cho học sinh là giúp các em hoà đồng với mọi ngƣời, mở rộng phạm vi giao tiếp… tất cả đều có lợi cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nắm chắc kiến thức môn tập làm văn miêu tả các em thật sự có thêm điều kiện để để tạo nên sự thống nhất giữa tƣ duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc

sống, con ngƣời với thiên nhiên với xã hội để khêu gợi ra những cảm xúc, tình cảm, những ý nghĩa cao thƣợng, đẹp đẽ ở các em.

Ở lớp 4 nội dung Tập làm văn có thêm cả những kiến thức lý thuyết. Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản (kêt cấu 3 phần: Mở đầu, phần chính, kết thúc), đặc điểm, phƣơng pháp làm bài văn theo thể loại. Những đặc điểm chính câu hai loại văn bản kể chuyện và miêu tả, một số loại văn bản thông thƣờng đƣợc cung cấp cho học sinh nhƣ sau:

+ Văn miêu tả

+ Thế nào là văn miêu tả?

+ Quan sát để miêu tả cho sinh động.

+ Trình tự miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật)

Chương trình Tập làm văn lớp 4 nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng sản sinh ngôn bản cụ thể như:

+ Kĩ năng định hƣớng giao tiếp. + Nhận diện đặc điểm văn bản. + Phân tích đề bài, xác định yêu cầu

+ Kĩ năng lập chƣơng trình hoạt động giao tiếp. + Xác định dàn ý của bài văn đã cho.

+ Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện.

+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt.

+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. ● Thế nào là văn miêu tả

Cấu tạo bài văn miêu tả con vật ● Luyện tập tả đồ vật

Quan sát đồ vật

● Luyện tập giới thiệu địa phƣơng Luyện tập miêu tả đồ vật

● Đoạn văn miêu tả đồ vật

● Ôn tập cuối học kì (học kì 1)

● Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật Luyện tập xây dựng kiểu bài trong bài văn miêu tả đồ vật ● Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)

Luyện tập giới thiệu địa phƣơng ● Trả bài văn miêu tả đồ vật Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ● Luyện tập quan sát cây cối

Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối ● Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

● Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối Tóm tắt tin tức

● Luyện tập tóm tắt tin tức

Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối ● Luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả cây cối Luyện tập miêu tả cây cối

● Miêu tả cây cối (kiểm tra viết) Trả bài văn miêu tả cây cối ● Ôn tập

● Luyện tập tóm tắt tin tức

Cấu tạo bài văn miêu tả con vật ● Luyện tập quan sát con vật Điền vào giấy tờ in sẵn

● Luyện tập miêu tả bộ phận con vậy

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật ● Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Luyện tập xây dựng mỏ bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật ● Miêu tả con vật (kiểm tra viết)

Điền vào giấy tờ in sẵn ● Trả bài văn miêu tả con vật Điền vào giấy tờ in sẵn

● Ôn tập kiểm tra học kì 2 (học kì 2)

1.2.2.1. Thống kê chương trình dạy tập làm văn trước nắm 2000

Năm 1997 – 1998, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành hƣớng dẫn phân phối chƣơng trình các môn học ở tiểu học.

Phân môn Tập làm văn đƣợc dạy bắt đầu ngay từ lớp 2. Ở lớp 2 mỗi tuần một tiết, cả năm 33 tiết, lớp 3 học kỳ I mỗi tuần một tiết, học kỳ II mỗi tuần 2 tiết, cả năm 49 tiết. Lớp 4 học kì I mỗi tuần một tiết, học kì II mỗi tuần hai tiết, cả năm 49 tiết. Lớp 5 mỗi tuần hai tiết, cả năm 66 tiết.Tính từ lớp 2 đến lớp 5 tổng số giờ dạy tập làm văn là 197 tiết. Riêng Tập làm văn miêu tả chƣơng trình phân bố nhƣ sau:

Ở lớp 2, 3 các em đƣợc học các kiểu bài quan sát tranh và trả lời câu hỏi, quan sát vật thực (đồ vật, con vật, cây cối) và trả lời câu hỏi. Các kiểu bài này đƣợc học trong 26 tiết. Bắt đầu từ lớp 4, học sinh chính thức đƣợc học các kiểu bài miêu tả: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối. Lớp 5 đƣợc học các kiểu bài: tả cảnh, tả ngƣời, tả cảnh sinh hoạt. Tổng số tiết học ở các kiểu bài này ở lớp 4 và lớp 5 là 63 tiết

1.2.1.2. Thống kê chƣơng trình Tập làm văn ở Tiểu học sau năm 2000

Căn cứ vào chƣơng trình này thì phân môn tập làm văn đƣợc dạy ở Tiểu học bắt đầu từ lớp 2,3 với quy định 1 tiết tuần, cả năm mỗi lố có 35 tiết. lớp 4,5 mỗi tuần 2 tiết, mỗi lớp một năm có 70 tiết. Riêng văn miêu tập trung giảng dạy ở khối lớp 4,5. Học kỳ I lớp 4 có 30 tiết dạy tập làm văn trong đó có 6 tiết dạy văn miêu tả, sang học kỳ II tăng lên 25 30 tiết dạy văn miêu tả. Ở lớp 2,3 các em đƣợc hƣớng dẫn tập viết đoạn văn ngắn (tả con vật, cây cối, cảnh vật, tả ngƣời). Bƣớc sang lớp 4 học sinh chính thức đƣợc học các kiểu bài: đồ vật, loài vật, cây cối,… và tập viết hoàn chỉnh bài văn với bố cục 3 phần r rệt từng chi tiết.

So với chƣơng trình dạy tập làm văn trƣớc năm 2000 thì chuƣơng trình dạy tập làm văn sau năm 2000 của tiểu học gồm những đề tài gần gũi, thân quen với thế giới tuổi thơ, các em có thể quan sát đƣợc một cách dễ dàng cụ thể: chiếc cặp, quyển vở, cây bút, cái bàn,… Về quy mô, yêu cầu chủ yếu là viết đƣợc đoạn văn miêu tả cao hơn là một bài văn miêu tả ngắn (khoảng 200 – 250 chữ). Về cách thể hiện, từ việc tả tự do (lớp 4) nâng dần lên yêu cầu có thứ tự, thể hiện nội dung một cách thích hợp. Cấu trúc một bài văn miêu tả gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Ngay cả đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cũng phải có mở đoạn, thân đoạn và câu kết đoạn.

1.2.2. Thực trạng dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 theo định hướng tiếp cận năng lực ở các trường Tiểu học hiện nay.

Trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm vị trí quan trọng. Ở lớp 4 văn miêu tả đƣợc dạy 30 tiết với 3 kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Mục đích của việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, giúp học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền những rung cảm của mình vào đối tƣợng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng r về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, ngƣời đọc thấy hiện ra trƣớc mắt mình: con ngƣời, cảnh vật, đồ vật....cụ thể, sống động nhƣ nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Nhƣ vậy có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học kiến thức của môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dƣỡng cho các em tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, vốn sông, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

Trên thực tế, việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học hiện nay còn gặp rất nhiều vấn đề bất cập đặc biệt là việc dạy học theo định hƣớng tiếp cận năng lực.

Đây quả là một môn khó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp đƣợc kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thƣờng xảy ra: hoặc hƣớng dẫn chung chung để học sinh mày mò, hoặc dùng văn mẫu học sinh cứ việc sao chép. Cả hai cách trên đều làm cho học sinh không biết làm văn, ngại học văn mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học (ví dụ thích đọc truyện).

Giáo viên thƣờng e ngại, lúng túng khi dạy Tập làm văn, không dám đăng kí tiết Tập làm văn dự thi hoặc thao giảng. Thao tác tiến hành cách dạy của giáo viên trong việc nhận xét và nói lại hoặc gặng hỏi, hay sửa chữa, bổ sung bài của học sinh chƣa thật sự cao.

Kiến thức Tập làm văn của giáo viên phần lớn chƣa vững. Nhiều giáo viên còn mơ hồ vê đổi mới phƣơng pháp dạy học, chƣa nắm vững các hình thức tổ chức dạy học (hoặc chỉ nắm một cách chung chung, máy móc,...).

Giáo viên chƣa có khả năng “chế biến” giảm độ khó các bài tập cho học sinh yếu, soạn câu hỏi bài tập nâng cao cho học sinh giỏi bởi vậy nên trên lớp thƣờng ít hƣớng dẫn chọn học sinh yếu, chủ yếu gọi học sinh khá giỏi trình bày kết quả, còn học sinh yếu chép lại kết quả.

Khả năng bao quát lớp, chú ý đến các đối tƣợng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) còn rất hạn chế, hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá, giỏi.

Đa số các tiết dạy Tập làm văn diễn ra buồn tẻ, không gây đƣợc hứng thú cho học sinh. Giáo viên tiến hành tiết dạy quá máy móc, gần nhƣ phụ thuộc khuôn mẫu vào sách giáo viên chƣa có khả năng đƣa ra những vấn đề thiết thực gần gũi với đời sống học sinh.

+ Về phía học sinh

Kiến thức sách vở cũng nhƣ kiến thức thực tế còn rất nhiều lỗ hổng. Nhiều học sinh ở nông thôn chƣa hề đƣợc ra thành phố, có em chƣa từng đƣợc đến công viên, vƣờn bách thú, những danh lam thắng cảnh khác... Nhiều học sinh ở thành phố chƣa hề đƣợc nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang

cày ruộng, hoặc đƣợc ngắm những nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mƣớt, lúc thì chín vàng trĩu bông....

Ví dụ: Một học sinh lớp 4 đã tả chú gà trống nhƣ sau: “Chú gà nhà em nặng tới 6 ki-lô-gam. Sáng sớm chú nhảy tót lên đồng rơm nhà bà gáy một hồi dài kéc..ke...ke...”. R ràng, đây là tiếng gáy của một chú trống choai chứ không phải tiếng gáy của một chú gà trống nặng hơn 3 ki-lô-gam và trong thực tế, không có một chú gà nào nặng tới 6 ki-lô-gam. Hay khi tả về con sông Hồng, một học sinh đã viết: “Mùa hè, chúng em thƣờng ra sông tắm mát. Nƣớc sông trong vắt, mát rƣợi nhƣ đang ôm ấp em vào lòng”. Sông Hồng là một con sông chở nặng phù sa, đỏ chói nhƣ son về mùa mƣa lũ, mùa xuân mang màu hồng nhạt. Đúng nhƣ tên gọi của nó. Vì vậy, không thể gọi là “trong vắt” đƣợc.

Qua đó có thể thấy khi làm bài nhiều học sinh không hề nắm đƣợc đặc điểm đối tƣợng mình đang tả và đã viết không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho ngƣời đọc. Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chƣa có phƣơng pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Có học sinh khi đọc đề bài lên, không biết mình cần viết những gì và viết nhƣ thế nào, viết cái gì trƣớc, viết cái gì sau.... Hơn nữa, hiện nay trên các cửa hàng sách giáo dục có bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho học sinh chép văn mẫu. Tuy nhiên lỗi không ở các bài “văn mẫu” mà là ở chỗ sử dụng các bài các bài văn mẫu đó nhƣ thế nào. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tƣ liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự nhiên xã hội, học đƣợc cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ....), bồi dƣỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời, tình yêu Tiếng Việt.... Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân sau nhƣ: sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thƣờng bị thu hút các trò chơi Games hoặc các trang eb hấp dẫn khác trên Internet mà quên đi rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn nhƣ thế nào. Trẻ em ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không chỉ nhà văn Tô Hoài mới có.

Đó là thế giới ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mƣa, của gió,... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,.... Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn hoc sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thƣờng là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những ngƣời thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lý do: ngƣời lớn thì bận công việc, các em thì ở trƣờng cả ngày, tối lại về ôn bài. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh Tiểu học rất hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và Tập làm văn của học sinh Tiểu học.

Học sinh yếu và học sinh trung bình chiếm phần lớn nên khi đọc Tập làm văn rất khó khăn.Trình độ học sinh không đồng đều.

Học sinh đọc viết chậm trong khi đó ngữ liệu các bài tập làm văn dài cho nên mất nhiều thời gian đọc.

Học sinh nhút nhát còn rụt rè, e ngại nên không mạnh dạn tích cực tham gia trả lời trên lớp.

Vốn từ của các em còn nghèo nàn dẫn đến việc dùng từ đặt câu còn nhiều hạn chế.

Học sinh chƣa biết chủ động diễn đạt nội dung từng phần cũng nhƣ toàn bài thông qua lời nói, bài viết, còn thụ động trong việc học cũng nhƣ tiếp thu bài.

Học sinh chƣa có thói quen lập dàn bài và dựa vào dàn bài để để nói, viết mà thƣờng đọc lại nội dung bài văn đã chép sẵn trên giấy nháp hoặc chép nguyên bài văn mẫu ở sách tham khảo.

Phần lớn (khoảng 2 3) học sinh ở nhà chƣa chu n bị bài cho tiết học.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)