Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 95)

3.4.1. Nội dung thực nghiệm

* Luyện tập quan sát cây cối (SKG Tiếng Việt 4 - Trang 39)

Đề bài: “Quan sát một cây mà em yêu thích trong khu vực trường em và ghi lại những gì em đã quan sát được.”

- Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một lời cây với miêu tả cái cây

- Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể.

B. Đồ dùng dạy – học

- Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung bài tập để các nhóm học sinh làm việc

- Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập. Tranh ảnh một số loại cây C. Các hoạt động dạy – học

1. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học

+ Tả lần lƣợt từng bộ phận của cây

+ Tả lần lƣợt từng thời kỳ phát triển của cây ở bài tập 2 tiết trƣớc 2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

- Trong tiết tập làm văn trƣớc, các em đã lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả. Tiết học này giúp các em học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để tìm chi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả đó. b. Các hoạt động

- Hoạt động 1: Nhận xét – tìm hiểu

+ 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo d i sách giáo khoa. + Nội dung bài tập 1

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét

• Quan sát cây theo trình tự nhƣ thế nào?

• Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

• Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích. Theo các em hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?

• Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

• Theo em miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

+ Giáo viên nhắc học sinh chú ý: viết trả lời câu hỏi a,b trên phiếu, trả lời miệng các câu hỏi c, d, e. Với câu hỏi c chỉ cần chỉ ra 1,2 hình ảmh so sánh mà em thích.

+ Phân nhóm để học sinh làm bài tập theo nhóm.

+ Giáo viên phát phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 1a, b cho các nhóm. Học sinh mỗi nhóm đọc thầm 3 bài văn trong Sách giáo khoa (Bãi ngô – trang 30, 31; Cây gạo – trang 32; Sầu riêng – trang 34 SGK Tiếng việt 4 tập 2).

+ Học sinh trao đổi nhóm viết vắn tắt các câu trả lời a, b vào phiếu; trả lời miệng các câu c, d, e.

+ Sau thời gian quy định, đại diện nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp, trình bày kết quả.

+ Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

• Phiếu bài tập 1a ( Học sinh xác định đánh dấu x ở bài tập 1a)

Bài văn Quan sát từng bộ phận Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây

Sầu riêng +

Bãi ngô +

Cây gạo +

(từng thời kỳ phát triển của bông gạo)

- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. + Phiếu bài tập 1b (Yêu cầu học sinh xác định tác giả đã sử dụng các giác quan để quan sát).

Các giác quan Chi tiết đƣợc quan sát

- Thị giác (mắt) - Cây, lá, búp, bắp ngô, bƣớm trắng, bƣớm vàng (bãi ngô)

- Cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc (cây gạo)

- Hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (sầu riêng)

- Khứu giác (mũi) - Hƣơng thơm của trái sầu riêng - Vị giác (lƣỡi) - Vị ngọt của trái sầu riêng - Thính giác (tai) - Tiếng chim hót (cây gạo) - Tiếng tu hú (bãi ngô).

- Giáo viên: Khi quan sát một loài cây hay một cái cây cụ thể, em phải sử dụng các giác quan nào?

- Học sinh: Các giác quan: Mắt, mũi, lƣỡi, tai, tay,…

+ Giáo viên gợi ý để học sinh xác định cụ thể ở mỗi bài – sau đó giáo viên đính bảng phụ lên bảng để học sinh đối chiếu mà mỗi nhóm đã tìm.

- Nội dung liệt kê các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong 3 bài - So sánh: Bài Sầu riêng

+ Hoa sầu riêng ngan ngát nhƣ hƣơng cau, hƣơng bƣởi

+ Cánh hoa nhỏ nhƣ vảy cá, hao hao giống cánh sen con + Trái lủng lẳng dƣới cành trông nhƣ tổ kiến

Bài Bãi ngô

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm nhƣ mạ non + Búp nhƣ kết bằng nhung và phấn + Hoa ngô xơ xác nhƣ cỏ may

Bài Cây gạo

+ Cây hoa gạo đỏ rực quay tít nhƣ chong chóng + Quả hai đầu thon vút nhƣ con thoi

- Nhân hoá: Bài Bãi ngô

+ Búp ngô non núp trong cuống lá. + Búp ngô chờ tay ngƣời bẻ

Bài Cây gạo

+ Các múi bông gạo nở đều, chín nhƣ nồi cơm chín đội cung mà cƣời.

+ Cây gạo gìa mỗi năm trở lại tuổi xuân

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tƣ. Cây đứng im cao lớn, hiền lành

- Bài tập 1d: Hai bài Sầu riêng, Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể.

- Bài 1e: Giáo viên tập hợp các ý kiến của học sinh

Điểm giống nhau và khác nhau giữa cách miêu tả một loài cây và một cái cây cụ thể

Giống: Đều phải quan sát kỹ và sử dụng các giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá để khắc hoạ sinh động, chính xác đặc điểm của cây; bộc lộ tình cảm của ngƣời miêu tả.

Khác: tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó, đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loại.

- Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành

“Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trƣờng em và ghi lại những gì mà em quan sát đƣợc”.

- Cho học sinh nhắc lại các yêu cầu nhận xét ở bài tập 1 – chú ý học sinh dựa vào các yêu cầu đó để tiến hàmh quan sát

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát thực tế ở khu vực trƣờng, ghi chép những gì đã quan sát

- Giáo viên nhận xét theo các tiêu chu n sau: + Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế không?

+. Vì sao em lại chọn cây đó để ghi chép?

+ Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát?

- Nhận xét chung về kỹ năng quan sát cây cối của học sinh ( chú ý một số học sinh quan sát chƣa tốt) khích lệ các em tả tốt.

* Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật:

A. Mục đích yêu cầu:

- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật, củng cố kiến thức về đoạn văn.

- Thực hành, vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.

B. Đồ dùng dạy - học:

- Ảnh con tê tê - Tranh ảnh: con ngan, con mèo, con gà trống, con ngựa, con công.

- Bốn tờ giấy A0 để học sinh viết đoạn văn

C. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống (bài tập 3 tiết trƣớc)

- Giáo viên nhận xét - đánh giá. 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Các em đã học quan sát, xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, để khắc sâu và thực hiện tốt việc miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật mà em yêu thích. Trong tiết học này giúp các em xây dựng đoạn văn miêu tả con vậ thật sinh dộng.

b. Hƣớng dẫn luyện tập:

- Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét:

+ Giáo viên treo tranh con tê tê cho học sinh quan sát. + Học sinh đọc bài: Con tê tê - Cả lớp theo d i.

+ Học sinh suy nghĩ, làm bài: Câu 1a nêu miệng, câu 1b, c (hỏi về đặc

điểm, ngoại hình, hoạt động của con tê tê) các em viết nhanh các ý cơ bản ra

giấy để trả lời miệng.

- Học sinh phát biểu ý kiến - Giáo viên chốt lại lời

 Câu 1a: Bài văn gồm có 6 đoạn (Mỗi đoạn mở đầu bằng chữ viết hoa lùi vào 1 ô kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng) nội dung mỗi đoạn:

- Giáo viên đính bảng phụ:

+ Đoạn 1: Mở bài: Giới thiệu chung về con tê tê + Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê

+ Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm lữoi của tê tê và cách tê tê săn mồi + Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất + Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê

+ Đoạn 6: Kết bài: tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó * Câu 1b: Học sinh trình bày: Các bộ phận ngoại hình đƣợc miêu tả: bộ v y, miệng, hàm, lƣỡi, bốn chân.

- Giáo viên: Tác giả rất chú ý quan sát bộ v y của tê tê để có những so sánh rất phù hợp. Vậy các em hãy nêu những so sánh khác biệt của bộ v y đó?

- Học sinh: Bộ v y tê tê giống các gáy nhƣng cứng và dày hơn nhiều: bộ v y nhƣ một bộ giáp sắt

* Câu 1c: Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ?

- Học sinh: Tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc đƣợc nhiều đặc điểm lý thú:

+ Cách tê tê bắt kiến: Nó thè cái lƣỡi dài, nhỏ nhƣ chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến, rồi thò lƣỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bám kín lữoi tê tê rụt lƣỡi vào m m, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

+ Cách tê tê đào đất: Khi đào đất nó dũi đầu xuống đào nhanh nhƣ một cái, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa chân mình nó. Khi ấy dù có ba ngƣời

lực lƣỡng túm lấy đuôi nó kéo ngƣợc cũng không ra… trong chớp nhoáng tê tê đã n mình trong lòng đất.

- Hoạt động 2: Luyện tập

Đề: Quan sát và viết đoạn văn miêu tả ngoại hình:

- Một học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp chu n bị phần quan sát ở nhà - Giáo viên kiểm tra việc quan sát trƣớc một con vật theo lời dặn của thầy cô ở tiết trƣớc - Nhận xét chung.

- Giáo viên treo tranh con vật: con ngan, con mèo, con gà trống, con ngựa, con công,.. để học sinh tham khảo; nhắc học sinh

+ Quan sát hình dáng bên ngoài của con vật mình yêu thích. Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật, chú ý chọn tả những đặc điểm riêng biệt nổi bật

+ Không viết lặp lại đoạn văn tả con gà trống ở tiết Tập làm văn tuần 31.

- Học sinh làm vào vở - Giáo viên phát 4 tờ giấy A0 cho 4 học sinh viết - Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình - Lớp nhận xét - Giáo viên đánh giá, khen ngợi những học sinh có đoạn viết hay.

- Cho 4 học sinh đính 4 tờ giấy A0 lên bảng lớp - Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, học hỏi

+ Hoạt động 3: Thực hành

Yêu cầu bài: Quan sát hoạt động của con vật mà em thích và viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó

- Giáo viên lƣu ý học sinh

+ Quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích. Viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật, cố gắng chọn tả những đặc điểm lý thú.

+ Nên tả hoạt động của con vật các em vừa tả ngoại hình của nó

- Giáo viên có thể gợi ý:

+ Khi tả hoạt động của bộ phận nào thì có thể tả ngoại hình của bộ phận đó.

Ví dụ: Tả đôi mắt khi tập trung quan sát vật gì đó thì có thể nêu hình dạng, màu sắc,…

Chẳng hạn: Miêu tả hoạt động của cái lƣỡi con tê tê thì tác giả đã tả ngoại hình cái lƣỡi: "Nó thè cái lƣỡi dài, nhỏ nhƣ chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lƣỡi vào sâu bên trong…"

- Học sinh làm vào vở - Giáo viên phát riêng 2 tờ giấy A0 cho 2 học sinh (Nên chọn học sinh viết chữ r ràng và miêu tả khá tốt)

- Gọi học sinh đọc bài đã viết - Cả lớp nhận xét - Giáo viên đánh giá tuyên dƣơng những học sinh có đoạn viết hay.

- Cả lớp tập trung nhận xét 2 đoạn viết của 2 học sinh viết ở giấy A0 - Giáo viên phân tích sửa chữa để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi 3. Củng cố:

Giáo viên nhận xét tiết học 4. Dặn dò:

Học sinh viết đoạn văn chƣa đạt, về nhà sửa chữa, viết lại vào vở

3.4.2. Thống kê kết quả thử nghiệm

- Để đánh giá kết quả thể nghiệm ở lớp 4, chúng tôi tiến hành cho các em kiểm tra ngay sau khi tiết học 15 phút theo yêu cầu nhƣ sau:

Đề bài số 1: Quan sát một cái cây trong trƣờng và ghi lại những gì quan sát đƣợc

Kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ Lớp Hình thức Số HS tham gia KẾT QUẢ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU 4C Đối chứng 36 6 12 12 6 4E Thể nghiệm 34 9 15 8 2

Đề bài số 2: Em hãy quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình của con mèo

nhà em hoặc của nhà hàng xóm (SGK Tiếng việt 4 Tập 2 – trang 120) Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Đề bài số 3: Em hãy quan sát ngoại hình và hoạt động của một con vật

nuôi trong nhà và viết một đoạn văn miêu tả về ngoại hình và hoạt động của nó.

Qua thể nghiệm và đối chứng thì kết quả thu đƣợc về khả năng nhận thức, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng quan sát, sử dụng các giác quan từ đó hình thành tác ph m ở trong đầu của học sinhbawfng các đề tài kiểm ra trực tiếp sau các tiết dạy, tôi đi đến kết luận nhƣ sau:

- Học sinh rất tích cực, phấn khởi và nhiệt tình làm bài. Đặc biệt các em tỏ ra thích thú khi đƣợc chủ động học tập. Các em liên tục hoạt động tƣ duy sáng tạo để tự khám phá ra những hiểu biết mới lạ. Dƣới sự hƣớng dẫn của các cô giáo các em cần phát huy đƣợc ý thức tự giác và làm chủ đƣợc mọi hoạt động của mình.

- Với thao tác, các việc làm cụ thể đƣợc tiến hành liên tục trong học, học sinh không ngừng tập trung đƣợc sự chú ý mà còn luôn trong trạng thái

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ Lớp Hình thức Số HS tham gia KẾT QUẢ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU 4C Đối chứng 36 3 16 11 6 4E Thể nghiệm 34 7 14 11 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ Lớp Hình thức Số HS tham gia KẾT QUẢ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU 4A Đối chứng 36 4 17 10 5 4B Thể nghiệm 34 8 16 9 1 4C Thể nghiệm 35 9 15 10 2

sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ học tập đƣợc giao. Học sinh thu hút vào bài học, tƣ tƣởng không bị phân tán, lớp học sôi nổi.

- Giáo viên đã tiếp thu đƣợc tinh thần của thiết kế bài dạy và có năng lực thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp dạy học quan sát trong văn miêu tả. Do đó họ đã thực hiện thanh công các bản thiết kế. Họ khẳng định rằng: “Nếu có thiết kế chi tiết dù trong hoàn cảnh nào thì giáo viên cũng có thể tạo cho giờ học đạt đƣợc đƣợc những hiệu quả tốt đẹp”.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)