1.1.3.1. Đặc điểm tâm lí
1.1.3.1.1. Đặc điểm về nhận thức
- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
- Nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển ở trẻ em từ tuổi thơ. Đến lớp mẫu giáo lớn thì nhu cầu này phát triển mạnh, xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức và phƣơng thức thỏa mãn nó ở mẫu giáo, nghĩa là phƣơng thức hoạt động vui chơi với tƣ cách là hoạt động chủ đạo ở mẫu giáo và xuất hiện hoạt động học tập với tƣ cách là hoạt động chủ đạo.
- Trở thành học sinh lớp một nhu cầu nhận thức của trẻ em phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan. Trƣớc hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ tiếp đến lớp trên là nhu cầu gắn liền với sự phát triển nguyên nhân, tính quy luật các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tƣợng. Nếu học sinh lớp một có nhu cầu tìm hiểu “cài này là cái gì” thì học sinh lớp 4,5 lại có nhu cầu trả lời đƣợc các câu hỏi thuộc loại “tại sao”, “nhƣ thế nào” nhu cầu tham quan đọc sách cũng tăng lên với sự phát triển các kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc. Lúc đầu là nhu cầu có tính chất chung sau đó là nhu cầu có tính chọn lọc theo nhu cầu sở thích của các em. Những truyện cổ tích, truyện viễn tƣởng có nhiều tình tiết li kì, phiêu lƣu đƣợc nhiều em ƣa thích là sự phát triển tốt và tất yếu đối với trẻ em lứa tuổi này.
- Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học là nhu cầu tinh thần. Nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của các em. Nếu không có nhu cầu nhận thức thì học sinh cũng sẽ không có tính tích cực trí tuệ. Không có nhu cầu nhận thức học sinh nghĩ rằng mình học vì thầy cô, vì cha mẹ, vì một điều gì đó chứ không phải vì sự tiến bộ trong học tập. Thƣờng thì nhu cầu
nhận thức, nhu cầu đƣợc học là nhu cầu tự nhiên của trẻ, những nhu cầu này có thể bị ức chế dập tắt từ chính việc học của các em.
a. Đặc điểm về tri giác
- Tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng – Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,…). Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thƣờng, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng nề về tính không chủ định, do đó mà các em phân biệt các đối tƣợng còn chƣa chính xác, để mắc sai lầm và có khi còn lẫn lộn. Học sinh các lớp đầu cấp tiểu học tri giác còn yếu thƣơng thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác.
- Học sinh các lớp đầu cấp tiểu học khi tri giác thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiến của bản thân. Đối với trẻ, tri giác sự vật có nghĩa là phải almf cái gì đó với sự vật, hiện tƣợng nhƣ cầm, sờ, nắm các sự vật ấy. Những gì phù hợp với nhu cầu của các em những gì các em thƣờng gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt động của bản thân, những gì đƣợc giáo viên chỉ dẫn thì mới đƣợc các em tri giác. Điều này cũng đƣợc các thế hệ tiếp nhau chiêm nghiệm và truyền lại cho nhau “trăm nghe không bằng tay quen”, trăm lần thấy không bằng một lần tự làm.
- Tri giác của học sinh tiểu học không tự nó phát triển. Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, khi trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn. Giáo viên là ngƣời hằng ngày không chỉ dạy cách nhìn, hình thành kĩ năng nhìn cho học sinh, mà còn cần chú ý hƣớng dẫn các em biết xem xét.
b. Đặc diểm về tƣ duy
- Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Theo J.Piaget (nhà tâm lí học Thụy Sĩ) tƣ duy của trẻ em từ 7 đến 10 tuổi còn ở giai đôạn những thao tác cụ thể, điều này đƣợc thể hiện rất rõ quan những tiết học đầu tiên khi trẻ mới tới trƣờng (đầu năm lớp một).
- Trong tƣ duy của học sinh tiểu học tính trực quan thể hiện rất rõ. Điều này bộc lộ ra ngay khi chúng ta thử cho học sinh bài toán “Nếu một con gà có 3 chân thì 2 cong à có mấy chân”
- Quá trình học tập theo phƣơng pháp nhà trƣờng tạo cho học sinh tiểu học có sự phát triển về tƣ duy, từng bƣớc chuyển từ cấp độ nhận thức các sự vật và hiện tƣợng chỉ vẻ bề ngoài, các biểu hiện để nhận thức bằng cảm tính đến nhận thức dƣợc những biểu hiện bản chất của chúng. Điều này có tác dụng hình thành ở học sinh khả năng tiến hành thao tác khái quát hóa đầu tiên, thao tác so sánh đầu tiên, tiến tới khả năng suy luận sơ đẳng.
c. Đặc điểm về tình cảm
- Học sinh tiểu học dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Tính dễ xúc cảm dƣợc thể hiện trƣớc hết qua các quá trình nhận thức, quá trình tri giác, tƣờng tƣợng, tƣ duy.Hoạt động trí tuệ của cac em đƣợm màu xúc cảm, tƣ duy của các em (đặc biệt là học sinh lớp một, lớp hai) cũng đƣợc màu xúc cảm. Dễ xúc cảm nên học sinh tiểu học cũng dễ xúc động. Từ bản chất này mà trẻ em yêu mến một cách chân thực đối với cây cối, chim muông, cảnh vật, những con vật nuôi trong nhà. Vì thế mà trong các bài văn, trong vui chơi các em thƣờng nhân cách hóa chúng. Đặc biệt, trƣớc những lời khen, chê của giáo viên thì học sinh bộc lộ ngay sự xúc cảm, xúc động của mình nhƣ vui, buồn, các em cƣời đấy nhƣng có thể khóc đƣợc ngay, buồn đấy nhƣng rồi cũng vui đùa ngay.
- Tình cảm của học sinh tiểu học còn mong manh, chƣa bền vững, chƣa sâu sắc. Các em đang ƣa thích đối tƣợng này, những nếu có đối tƣợng khác hấp dẫn hơn đặc biệt hơn thì dễ dàng bị lôi cuốn vào đó và lãng quên đối
tƣợng cũ. Đặc điểm này tạo cho các em nhanh chóng thiết lập tình bạn, cho nhau cái kẹo, viên phấn cho mƣợn quyển sách, cây bút, đi về cùng lối là thành tình bạn. Nhƣng chỉ một vài trục trặc nho nhỏ trong quan hệ là dễ “bất hòa”, tuy nhiên tất cả những “bất hòa” này đều nhanh chóng quên đi và lại làm lành với nhau một cách hồn nhiên.
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nếu xúc cảm về một sự vật, nhân vật nào đó đƣợc củng cố thƣờng xuyên trong cuộc sống và thông qua các môn học, thông qua các hoạt động thì sẽ hình thành đƣợc tình cảm sâu đậm, bền vững. Đó chính là lòng yêu kính Bác Hồ, yêu quý cha mẹ, thầy cô giáo,…
d. Đặc điểm về tƣởng tƣợng
- Tƣởng tƣợng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học. Nếu tƣởng tƣợng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ thì sẽ gặp khó khăn trong hành động, trong học tập. Khi học về lịch sử thì học sinh phải hình thành trong tƣởng tƣợng về bức tranh quá khứ, khi tìm hiểu về địa lí thì nhất thiết phải có biểu tƣợng về cảnh quan, về khí hậu, về phong tục của các vùng miền, của các nƣớc khác.
- Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ em tuổi mẫu giáo lớn. Nó đƣợc hình thành và phát triển trong hoat động học và các hoạt động khác của các em. Tuy nhiên tƣởng tƣợng cho học sinh tiểu học còn tnar mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tƣởng tƣợng còn đơn giản, hay thay đổi, chƣa bền vững.
- Càng về những năm cuối tiểu học, tƣởng tƣợng của học sinh càng gần với hiện thực hơn. Sở dĩ nhƣ vậy là vì các em đã có kinh nghiệm phong phú hơn, để lĩnh hội đƣợc tri thức khoa học từ quá trình học tập. Về mặt cấu tạo hình tƣợng, tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít về kích thƣớc, về hình dạng những tƣởng tƣợng đã tri giác đƣợc. Sở dĩ nhƣ vậy là vì các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tƣợng mang tính khái quát và trừu tƣợng hơn.
1.1.3.2. Đặc điểm sinh lí
- Hệ xƣơng còn nhiều mô sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hƣớng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đƣa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ nhƣ đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,...Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tƣ duy của các em.
- Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lƣợng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tƣơng đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chƣa hoàn chỉnh.