Thực trạng dạy học trải nghiệ mở tiểu học hiện nay

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 32)

- Hoạt động trải nghiệm ở trƣờng tiểu học là một hoạt động tạo ra hình thức học tập phong phú, đa dạng để học sinh bộc lộ nhiều hơn nữa khả năng của bản thân. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm cũng gặp phải nhiều khó khăn và lo ngại.

- Hoạt động trải nghiệm là môn học hoàn toàn mới, bắt buộc có phân hóa ở trƣờng Tiểu học. Mặc dù các trƣờng đƣợc giao chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng và địa phƣơng tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng trong công tác chỉ đạo thực hiện.

- Hoạt động trải nghiệm chỉ đạt mục tiêu khi giáo viên thiết kế tốt kế hoạch khoa học, có tính khả thi cao và sử dụng các phƣơng pháp hợp lí, hiệu quả. Ngoài việc giáo viên cần có các kĩ năng quản lí học sinh hoạt động ngoài nhà trƣờng an toàn, vui tƣơi, lành mạnh kèm theo năng khiếu điều hành. Tuy nhiên, hiện nay rõ ràng đội ngũ giáo viên chƣa thể đáp ứng đƣợc về lƣợng cũng nhƣ chất. Một số trƣờng Tiểu học giáo viên còn thiếu, có giáo viên còn ngại đổi mới, chƣa thiết tha với hoạt động trải nghiệm vì dạy học môn này đòi hỏi đầu tƣ công sức, thời gian.

- Thêm nữa, hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau tùy vào quy mô, nội dung. Với những địa điểm xa, đòi hỏi kinh phí di chuyển, phƣơng tiện xe cộ, ăn uống cho học sinh khá cao, công tác huy động xã hội hóa không dễ đôi lúc dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là lạm thu.

- Việc lựa chọn các công trình, di tích tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng cần bàn. Các địa điểm trên địa bàn tỉnh còn ít, một số nơi chƣa đảm bảo đƣợc tính nhân văn, tính lịch sử, có nơi có ngƣời thuyết minh nhƣng có nơi không có, việc trải nghiệm dễ bị hình thức. Cơ hội tiếp cận kiến thức của học sinh chƣa đƣợc đảm bảo.

- Cuối cùng việc tổ chức đánh giá cho học sinh nhƣ các môn học khác, liên quan đến việc đổi mới đánh giá, nhà trƣờng và giáo viên không tránh khỏi khó khăn.

- Và để khắc phụ những khó khăn những hạn chế đang tồn tại ở hoạt động trải nghiệm của các trƣờng tiểu học hiện nay, nhiều giáo viên đã đƣa ra những đề xuất những hƣớng đi mới đẻ nâng cao chất lƣợng dạy học hoạt động trải nghiệm.

- Một là, nhận định đƣợc tính tích cực của môn học, từng bƣớc khắc phục khó khăn, cán bộ quản lí trƣờng tiều học làm tốt công tác đổi mới quản lí, giáo dục. Chủ động trong chỉ đạo để đáp ứng mục tiêu đặt ra. Tăng cƣờng nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về nội dung, chƣơng trình, xác định hƣớng đi mới... Dự kiến trƣớc những khó khăn, nguyên nhân cơ bản để có định hƣớng giải pháp thực hiện khả thi. Biết lắng nghe, trƣng cầu ý kiến, huy động trí tuệ tập thể, xây dựng kế hoạch dài hạn, phân chia từng giai đoạn. lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp với tình hình trƣờng lớp và đội ngũ.

- Hai là, thành lập tổ tƣ vấn, tập huấn kĩ năng xây dựng kế hoạch dựa trên nền tảng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo tài liệu hƣớng dẫn Bộ giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Lựa chọn những tập huấn viên, giáo viên có năng lực và kinh nghiệm để tham gia tập huấn các cấp. Hƣớng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch có sự tham gia của học sinh và ý kiến đóng góp của phụ huynh, có sự thống nhất chỉ đạo chung của nhà trƣờng. Khuyến khích giáo viên có các hình thức tổ chức sáng tạo, khám phá, tƣơng tác, phân hóa đối tƣợng… và sử dụng các phƣơng pháp dạy học huy động 100% học sinh tham gia, khơi gợi các em suy nghĩ về những trải nghiệm, phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, … Cách thức tổ chức theo hƣớng trải nghiệm. Tăng cƣờng công tác truyền thông tác động giáo viên thay đổi nhận thức tích cực, gắn với những nội dung, phƣơng pháp thực hiện cụ thể, sát thực. cán bộ quản lí đồng hành cũng giáo viên trong quá trình đổi mới.

- Ba là, cán bộ quản lí hoặc giáo viên có kế hoạch tuyên truyền, phân tích rõ những ích lợi khi học sinh tham gia trải nghiệm. Phối hợp với các bộ phận chặt chẽ, lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đầy đủ về thời gian, địa điểm, đặc biệt là kinh phí.

- Bốn là, cần tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp, chính quyền địa phƣơng, các

cơ quan đoàn thể có liên quan để thực hiện. Cần có sự thống nhất về danh sách các công trình, di tích, các nơi các em đến. Đảm bảo tính thuận lợi, an

toàn có ý nghĩa lịch sử và tính nhân văn sâu sắc. Chú trọng công tác thuyết minh tuyên truyền, nếu không sẽ hình thức, vô bổ.

- Năm là, đổi mới công tác phối hợp, phát huy 100% học sinh tham gia, hiến kế. Phân tích rõ đƣợc tính ƣu việt khi đƣợc học tập môn học hoạt động trải nghiệm, thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh có kinh nghiệm, kĩ năng sống, năng lực cơ bản, đồng thời cũng đƣợc trải nghiệm về cảm xúc từ đó điểu chỉnh cảm xúc cá nhân hƣớng cá nhân phát triển toàn diện. Tuyên truyền với học sinh hiểu đây cũng là môn học đƣợc đánh giá nhƣ các môn học khác.

- Sáu là, mạnh dạn đề xuất với các cấp lãnh đạo về việc việc tập huấn đánh giá môn học hoạt động trải nghiệm, nội dung tinh gọn, tránh rƣờm rà, cồng kềnh hồ sơ; nhất quấn trong đánh giá; cách ghi chép học bạ cụ thể, mô tả đƣợc năng lực của từng cá nhân học sinh.

1.2.2. Thực trạng dạy học trải nghiệm ở trường tiểu học Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Trƣờng tiểu học Thọ Sơn là một trong những trƣờng tiểu học thuộc top đẩu của thành phố Việt Trì. Hoạt động trải nghiệm của trƣờng tiểu học Thọ Sơn phát triển rất phong phú và đa dạng những bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế nhất định

1.2.2.1. Ưu điểm

- Các giáo viên trong nhà trƣờng đều nhận thức đƣợc rõ về ý nghĩa và

tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm. Giáo viên luôn đƣa vào bài giảng của mình những hình thức trải nghiệm giúp học sinh không bị nhàm chán, làm tiết học không khô khan và thiếu sinh động

- Các hình thức trải nghiệm không chỉ đƣợc lồng ghép vào mỗi bài giảng của giáo viên mà còn đƣợc đƣa vào hoạt động tập thể nổi bật là hoạt động hát xoan. Các em học sinh thuộc và tập những bài hát xoan thay cho hoạt động tập thể đơn điệu ngày xƣa và quan trọng là để gìn giữ nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng.

- Ban giám hiệu nhà trƣờng đề cao các hình thức trải nghiệm nên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi múa hát xoan giữa các lớp và các khối lớp hay Chợ Tết với những gian trƣng bày đồ Tết rất đẹp, tổ chức cho học sinh gói bánh chƣng,…

- Học sinh rất thích thú, hào hứng và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức. Đặc biệt với phân môn Tập đọc các em tỏ ra vô cùng vui mừng khi vẽ những bức tranh hay đƣợc tìm hiểu về một tác giả hay nhân vật lịch sử nào đó liên quan tới bài Tập đọc.

1.2.2.2. Hạn chế

- Điều kiện thời gian ảnh hƣởng tới các hình thức trải nghiệm. Thời gian cho một tiết học là 35 phút mà giáo viên vừa phải truyền thụ kiến thức chính và phải lồng ghép hoạt động trải nghiệm cho học sinh đây là một trong những hạn chế.

- Những chuyến tham quan trải nghiệm sẽ giúp cho các em khám phá đƣợc những vùng đất mới mà trƣớc đó các em chỉ thấy qua những bài Tập đọc. nhƣng kinh phí để tổ chức những chuyến tham quan này cũng tạo nên những hạn chế nhất định.

- Tuy qua thực tế quan sát cho thấy hoạt động trải nghiệm ở ngôi trƣờng tiểu học Thọ Sơn vẫn còn tồn tại nhiều ƣu và nhƣợc điểm nhƣng nhìn chung các giáo viên và ban giám hiệu đã rất cố gắng để đem lại cho các em học sinh những môi trƣờng học tập trải nghiệm phong phú nhất và giúp các em phát huy hết đƣợc khả năng của bản thân.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

- Hoạt động trải nghiệm là một hình thức tổ chức học tập mới mẻ, thu hút đƣợc sự tham gia của học sinh. Hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trƣờng học, theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trƣờng, với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dƣới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ, với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tƣ vấn tâm lí học đƣờng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trƣờng, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Cần tạo ra các hình thức hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú, mới mẻ đặc biệt trong phân môn Tập đọc để nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh tiểu học.

- Từ những phân tích về đặc điểm tâm lí và sinh lí của học sinh tiểu học cho thấy rằng hoạt động trải nghiệm phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5. Bởi vì học sinh lớp 5 là giai đoạn các em có những chuyển biến mạnh mẽ về mặt sinh lí cũng nhƣ tinh thần, tâm lí nên giáo viên cần đƣa ra nhiều hình thức dạy học mới phong phú trong đó có hình thức dạy học trải nghiệm để nhằm giúp cho học sinh bộc lộ hết khả năng của mình, thấy đƣợc sự mới mẻ, hào hứng mỗi khi tới trƣờng. Qua quan sát cho thấy hoạt động trải nghiệm cũng là hình thức dạy học đƣợc yêu thích ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 vì sự mới mẻ, các em đƣợc trực tiếp làm, đƣợc trực tiếp trải nghiệm làm cho những giờ học không còn khô khan và gò bó.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.1. Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt

2.1.1.Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy - Ngôn ngữ là công cụ để tƣ duy, tƣ duy là hiện thực trực tiếp của ngôn

nữ. Hai lĩnh vực này không thể tách biệt, mâu thuẫn nhau, mà trái lại, là một khối thống nhất biện cứng, có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Tác động tƣơng hỗ này đƣợc thể hiện rõ rệt nhất ở giai đoạn trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng và trong suốt quá trình học Tiếng Việt ở nhà trƣờng phổ thông. Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hóa ở các em học sinh là quá trình dẫn dắt thông hiểu cấu trúc Tiếng Việt, quy luật hoạt động của nó và trên cơ sở đó mà hình thành các kĩ năng và kỹ xảo lời nói. Song song với quá trình này, đồng thời cũng xảy ra quá trình hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy, các phẩm chất tƣ duy, vì có ngôn ngữ mới có “cái vỏ vật chất” của tƣ duy, cái vỏ vật chất này có phát triển phong phú thì tƣ duy cũng mới phát triển phong phú theo đƣợc. Thực tiễn giảng dạy đã chứng

minh rằng học sinh nào yếu về tƣ duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ, và ngƣợc lại, em nào yếu về ngôn ngữ thì cũng yếu về năng lƣc tƣ duy. Ngay đối với một học sinh cũng vậy, nếu em đó am hiểu, biết và nắm vững nội dung vấn đề cần trình bày

thì sẽ viết và nói lƣu loát.

- Ngƣợc lại, em sẽ diễn đạt lúng túng, mắc nhiều sai sót nếu nhƣ chƣa nắm đƣợc, chƣa thật hiểu vấn để đƣợc trình bày.

- Nguyễn tắc rèn luyên ngôn ngữ gắn liến với rèn luyện tƣ duy trong quá trình dạy Tiếng Việt hƣớng ngƣời giáo viên cần lƣu ý một số yêu cầu cụ thể sau:

+ Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tƣ duy trong giờ dạy tiếng

+ Phải làm cho học sinh thông hiểu đƣợc ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Hiểu đƣợc tiếng, từ, câu tức là phải gắn chứng với nội dung hiện thực phải thấy đƣợc vai trò của nó, giá trị của nó trong hệ thống Tiếng Việt.

+ Phải chuẩn bị đầy đủ, tạo mọi điều kiện cho các em nắm đƣợc nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói (Đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài làm văn).

2.1.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp

- Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng phục vụ cho tƣ duy

giao tiếp xã hội. Tách khỏi hoạt động chức năng, nó sẽ trở thành hệ thống khô cứng, một hệ thống chết. Nói cách khác, ngôn ngữ phải đƣợc vận dụng để tạo ra các dạng lời nói khác nha, mọi quy luật cấu trúc và hoạt động của nó chỉ đƣợc rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động. Mặt khác muốn hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp bằng ách vận dụng nhiều kiến thức đã học vào để hiểu lời nói của ngƣời khác, để phô diễn tƣ tƣởng và tình cảm của mình. Nhƣ vậy việc lĩnh hội lời nói, sản sinh ra lời nói vừa là phƣơng tiện, vừa là mục đích của bộ môn Tiếng Việt ở nhà trƣờng phổ thông. Chính điều này làm nên nét đặc trƣng của bộ môn Tiếng Việt, phân biệt bộ môn này với các môn khác trong nhà trƣờng.

- Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt hƣớng vào hoạt động giao tiếp đòi hỏi cần phải lƣu ý một số điều cơ bản sau:

+ Khi đọc bất cứ một đơn vị nào cũng cần đƣa chúng vào hoạt động hành chức, tức là đƣa nó vào đơn vị lớn hơn. Dạy chính tả không chỉ dừng lại ở chỗ phân biệt âm nọ với âm kia mà cần phải cho học sinh quan sát chúng trong các âm tiết, sử dụng chúng trong từ, trong câu và trong các lời nói cụ thể. Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, cố định hóa về hình thức biểu hiện. Một từ cỏ thể có nhiều nghĩa khác nhau. Khi sử dụng từ trong câu và doạn, các sắc thái phong cách, ý nghĩa ngữ pháp, sắc thái tình cảm, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của chúng lại đƣợc thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn.

+ Nói đến câu nhiều ngƣời nghĩ ngay đến tính độc lập, tính hoàn chỉnh của đơn vị này. Tuy vậy, tính hoàn chỉnh và độc lập của nó cũng chỉ là tƣơng đối, nếu xét câu với tƣ cách là một thành tố cấu tạo nên đơn vị lớn hơn: đoạn văn

+ Phƣơng hƣớng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống hành chức là phải tìm mọi cách hƣớng học sinh vào hoạt động nói năng. Muốn thực hiện đƣợc điều này, cần phải tạo đƣợc các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp cho các em học sinh. Các hình thức hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập các bộ môn khác chính là điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.

+ Nguyên tắc dạy tiếng hƣớng vào các hoạt động giao tiếp sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần dạy. Kiến thức về Tiếng Việt chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kĩ năng giao tiếp (đọc, nghe, nói, viết) cho các em học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)