Bảng 3.1. Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Các tiêu chí đánh giá Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Học sinh yêu thích các hoạt
động trải nghiệm môn Tập đọc
33 73,3% 44 97,8%
Học sinh hiểu đƣợc lợi ích của học tập môn Tiếng Việt nói chung phân môn Tập đọc nói riêng
29 64,4% 43 95,6%
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm môn Tập đọc
20 44,4% 40 88,9%
Thái độ học tập nghiêm túc, học sinh phát huy đƣợc hết khả năng của bản thân
23 51,1% 39 86,7%
Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh. Chúng tôi nhận thấy: - Về phía học sinh:
+ Học sinh yêu thích, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm môn Tập đọc nhiều hơn.
+ Hoạt động trải nghiệm trong môn Tập đọc tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến, trình bày suy nghĩ của cá nhân một cách chủ động đạt đƣợc hiệu quả học tập cao hơn.
+ Tất cả học sinh đều háo hứng với việc học tập. Ngoải ra, chúng tôi nhận thấy nhóm học sinh thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn, tinh thần học tập cao hơn, khả năng cá nhân của các em đƣợc phát triển rõ nét . Nhƣ vậy, việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học các bài tập đọc thuộc phân môn Tập đọc chính là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.
- Về phía giáo viên: Chúng tôi xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lƣợng và mức độ phù hợp của việc dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm . Các giáo viên đều khẳng định: các hình thức học tập trải nghiệm môn Tập đọc đều mang đến sự phát triển toàn diện cho học sinh, các em đƣợc thể hiện hết khả năng của bản thân, tự tin hơn, học tập sôi nổi, tích cực chủ động trong học tập và đạt kết quả cao hơn.
3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
- Chúng tôi tiến hành kiếm tra chất lƣợng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm đã đƣợc thiết kế
- Kết quả kiểm tra cho thấy: số lƣợng học sinh hiểu bài, hứng thú với tiết học tăng lên. Điều này khẳng định việc bƣớc đầu sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tập đọc đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định.
- Chúng tôi đánh giá hiệu quả của giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh hiểu bài qua một bài kiểm tra. Phân loại theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chƣa hoàn thành
Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Lớp Số học sinh Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 5A 45 29 64,4 10 22,2 6 13,3 5B 45 22 48,9 9 20,0 14 31,1
0 10 20 30 40 50 60 70 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Thực nghiệm Đối chứng
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại lớp 5A, 5B của trƣờng tiểu học Thọ Sơn trong học kì II (năm học 2019 – 2020). Quá trình thực nghiệm cho thấy:
- Về mặt định tính: Học sinh yêu thích, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm môn Tập đọc nhiều hơn, tích cực thảo luận trao đổi ý kiến một cách chủ động,các học sinh phát huy hết đƣợc khả năng của bản thân và tất cả học sinh đều học tập hào hứng, thích thú.
- Về mặt định lƣợng: Qua so sánh, đánh giá chất lƣợng dạy học ,mức độ hiểu bài của học sinh. Tỉ lệ học sinh có mức độ hiểu bài qua bài kiểm tra đánh giá ở mức hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao.
Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi có thể khẳng định:
+ Các hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế trong khóa luận đều phù hơp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức và khả năng học tập của học sinh
+ Các hình thức trải nghiệm trong dạy học các tiết Tập đọc đều nâng cao mức độ hiểu bài, chất lƣợng học tập của học sinh và kết quả học tập môn Tập đọc của học sinh lớp 5 cũng tốt hơn.
Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Tập đọc đều có tính khả thi và hiệu quả. Nếu giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm một cách thƣờng xuyên thì chắc chắn kết quả học tập sẽ không ngừng tăng lên nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu khóa luận đã thu đƣợc các kết quả chính:
- Hệ thống cơ sở lí luận của dạy học trải nghiệm, đặc điểm, nhiệm vụ của dạy học trải nghiệm, vai trò của nó đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức các hình thức dạy học trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Định hƣớng xây dựng chƣơng trình trải nghiệm phổ thông cũng đã khẳng định về việc phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học, đẩy mạnh đổi mới các phƣơng pháp và hình thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Điều này phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 5, bởi các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích đƣợc khám phá, đƣợc trải nghiệm, đƣợc bộc lộ mình nhiều hơn. Qua quá trình khảo sát thực trạng việc dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh, chúng tôi thấy đa phần các giáo viên vẫn chƣa đƣa vào các tiết dạy Tập đọc của mình những hình thức trải nghiệm cho học sinh khiến cho học sinh bị nhàm chán, bó buộc gƣợng ép. Bởi vậy, giáo viên cẩn tổ chức, thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong tiết dạy Tập đọc của mình để tiết dạy thêm phong phú, bớt đơn điệu giúp học sinh phát triển đƣợc sự sáng tạo, khả năng tiềm ẩn của các em.
- Xác định đƣợc các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt để trên cơ sở đó thiết kế đƣợc các hình thức dạy học trải nghiệm phân môn Tập đọc. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tƣ duy, nguyên tắc hƣớng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc chú ý tới trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh, nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói đều là những nguyên tắc phù hợp với quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và quá trình dạy phân môn Tập đọc nói riêng, Đây chính là cơ sở để thiết kế, xây dựng các hình thức dạy học trải nghiệm mới: hoạt động trải nghiệm gắn liên với trò chơi, hoạt động trải nghiệm thƣờng xuyên, tham quan đều nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi, mới lạ và đạt hiệu quả cao với học sinh.
- Các hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế đã thể hiện đƣợc tính khả thi và tính hiệu quả trong thực nghiệm sƣ phạm, bởi trong quá trình áp dụng mức
độ hiểu bài của học sinh cũng tăng lên, sự hứng thú học tập cũng thể hiện rõ nét. Từ đó, có thể thấy rằng các hoạt động trải nghiệm trong tiết dạy Tập đọc đều phù hợp với nhận thức, tâm sinh lí của các em. Vì vậy, giáo viên cần áp dụng các hình thức dạy học trải nghiệm trong dạy học phân môn Tập đọc để chất lƣợng học tập đƣợc nâng cao, thu hút đƣợc sự chú ý cao của học sinh trong mỗi bài giảng và giúp học bộc lộ hết khả năng của bản thân.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trƣờng tiểu học, sinh viên sƣ phạm ngành Giáo dục tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chát lƣợng học tập, phát triển hết khả năng của học sinh.
2. Kiến nghị
- Đối với các cấp quản lí giáo dục
Xác định rõ dạy học trải nghiệm là một hình thức tổ chức dạy học phù hợp với định hƣớng đổi mới và xây dựng chƣơng trình giáo dục
Quan tâm, kịp thời và tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất tạo điều kiện cho học sinh có một môi trƣờng học tập đầy đủ, lành mạnh góp phần tạo yếu tố môi trƣờng bên ngoài thuận lợi cho quá trình dạy học
Chi đạo việc nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các hoạt động trải nghiệm môn Tập đọc, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học nắm đƣợc cơ sở lí luạn và những ứng dụng thực tiễn của dạy học trải nghiệm để vận dụng vào quá trình dạy học.
- Đối với giáo viên Tiểu học
Giáo viên tiểu học cần phải trang bị cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng ở tiểu học để vận dụng vào quá trình giảng dạy, góp phần tạo hứng thú học tập, phát triển hết khả năng của học sinh.
Trong quá trình vận dụng các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm có sự rút kinh nghiệm và tiếp tục đề xuất các hình thức dạy học trải nghiệm phù hợp với môi trƣờng và điều kiện dạy học cụ thể góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm.
Cần thiết phải bổ sung vào chƣơng trình đào tạo cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm nói chung và dạy học trải nghiệm phân môn Tập đọc nói riêng để các giáo sinh hiểu và đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới của thực tiễn sau khi ra trƣờng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Ngọc Anh ( 2015), Đổi mới hình thức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội, Hà Nội [2] Phan Duy Bình (2018), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm
[3] Nguyễn Thị Dung (2019), Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt lớp 4, 5, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội, Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tƣởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[5] Trần Thị Mai (2017),Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học môn Tiếng Việt lớp 4, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 , Hà Nội
[6] Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Hằng (2018), “ Học tập trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trƣờng phổ thông” , Tạp chí Giáo dục, số 433,tr 36-40.
[7] Lê Phƣơng Nga (chủ biên), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo ( 2014),
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm
[8] Lê Phƣơng Nga (2013), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II,
Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
[9] Nguyễn Thị Kim Oanh ( 2015), Dạy Tập đọc theo hướng phát huy tính tich cực – chủ động của học sinh lớp 5, Luận án Thạc sĩ khoa học giáo duc,
Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội
[10] Phú Thị Ái Quỳnh (2017),Một số biện pháp dạy học phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 5, Luận án Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, Hà Nội
[11] Nguyễn Hữu Tâm (chủ biên), Vũ Quang Tuyên, Diệp Quốc Việt, Lê Phƣơng Trí (2018), Cùng em hoạt động trải nghiệm, Nhà xuất bản Bộ giáo
[12] Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hồng Kiên, Trần Thị Quỳnh Trang (2018), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 4,5, Nhà xuất bản Bộ giáo dục và đào tạo
[13] Đỗ Ngọc Thống (2017), Dạy học phát triển năng lực tiếng Việt tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
[14] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2016), Tiếng Việt lớp 5 (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[15] Nguyễn Trí (2007), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương
trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục.
[16] Nguyễn Quốc Vƣơng (chủ biên), Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học, lớp 5, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
[17] Nguyễn Quốc Vƣơng – Lê Xuân Quang ( 2018), Hướng dẫn tổ chức hoạt
PHỤ LỤC
Để giúp chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, xin em cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách khoanh tròn trước câu trả lời đúng với ý kiến của em hoặc ghi câu trả lời của mình vào một số câu hỏi dưới dây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của em!
Câu 1: Mức độ yêu thích của em với các hoạt động trải nghiệm môn Tập đọc? A. Rất yêu thích B. Yêu thích C. Bình thƣờng D. Không thích E. Rất không thích
Câu 2: Quan điểm của em về việc tổ chức các hình thức dạy học trải nghiệm môn Tập đọc cho học sinh lớp 5?
A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thƣờng D. Không cần thiết
Câu 3: Theo em, các tiết dạy Tập đọc hiện nay của thầy cô ở trƣờng có tạo điều kiện cho em trải nghiệm không?
A. Có
B. Bình thƣờng C. Không
Câu 4: Qua những tiết day học trải nghiệm môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 em bộc lộ đƣợc những khả năng gì?
Câu 5: Em hãy kể tên các hoạt đông trải nghiệm phân môn Tập đọc mà em đã đƣợc tham gia?
GIÁO ÁN GIÁO ÁN MINH HỌA 1
Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình Tuần 23: TẬP ĐỌC “CHÚ ĐI TUẦN” I. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ + Học sinh hiểu đƣợc nghĩa của các từ khó
+ Học sinh nắm đƣợc đại ý của bài tập đọc: Ca ngợi những ngƣời lính sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn dể bảo vệ cuộc sống bình yên và tƣơng lai tƣơi đẹp của các cháu.
- Kỹ năng
+ Học sinh đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng các câu thơ, dấu chấm, dấu phẩy.
+ Học sinh đọc bài thơ giọng tha thiết, trìu mến
+ Học sinh giải nghĩa các từ của phần chú thích: học sinh miền Nam, đi tuần + Học sinh trả lời đƣợc câu hỏi 1, câu 3, câu 4 trong SGK
+ Học sinh cảm nhận đƣợc bài thơ để vẽ một bức tranh chủ đề “ Ngƣời lính – sự hi sinh thầm lặng”
- Thái độ
+ Học sinh thêm yêu Tiếng Việt và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt + Học sinh dành tình cảm tôn trọng, yêu thƣơng đối với những ngƣời lính
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, máy chiếu, tranh ảnh - Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. tranh ảnh, bài văn cảm nghĩ
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức
- Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ
=> Bài tập đọc ca ngợi sự thông minh, tài xử kiện của vị quan
3. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động – kết nối
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Trình bày những bức tranh vẽ với chủ đề: “Ngƣời lính – sự hi sinh thầm lặng” mà giờ trƣớc giáo viên đã yêu cầu - Giáo viên nhận xét, chọn ra bức tranh đẹp nhất - Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh về sự hi sinh,tinh thần dũng cảm của những ngƣời lính trong chiến tranh qua video
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hình ảnh những chú bộ đội luôn là hình ảnh đẹp,gắn liền với sự hi sinh thầm lặng, không tiếc máu sƣơng để bảo vệ Tổ Quốc. Hôm nay chúng ta cũng sẽ học một bài tập đọc gắn liền với hình ảnh ngƣời lính. Tập đọc “ Chú đi tuần” (Trần Ngọc)
Hoạt động 2: Luyện đọc
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc toàn bộ bài thơ - Giáo viên chia lớp làm các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh thảo luận với nhau về:
+ Chia đoạn + Từ khó