Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 38)

2.1.1.Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy - Ngôn ngữ là công cụ để tƣ duy, tƣ duy là hiện thực trực tiếp của ngôn

nữ. Hai lĩnh vực này không thể tách biệt, mâu thuẫn nhau, mà trái lại, là một khối thống nhất biện cứng, có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Tác động tƣơng hỗ này đƣợc thể hiện rõ rệt nhất ở giai đoạn trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng và trong suốt quá trình học Tiếng Việt ở nhà trƣờng phổ thông. Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hóa ở các em học sinh là quá trình dẫn dắt thông hiểu cấu trúc Tiếng Việt, quy luật hoạt động của nó và trên cơ sở đó mà hình thành các kĩ năng và kỹ xảo lời nói. Song song với quá trình này, đồng thời cũng xảy ra quá trình hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy, các phẩm chất tƣ duy, vì có ngôn ngữ mới có “cái vỏ vật chất” của tƣ duy, cái vỏ vật chất này có phát triển phong phú thì tƣ duy cũng mới phát triển phong phú theo đƣợc. Thực tiễn giảng dạy đã chứng

minh rằng học sinh nào yếu về tƣ duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ, và ngƣợc lại, em nào yếu về ngôn ngữ thì cũng yếu về năng lƣc tƣ duy. Ngay đối với một học sinh cũng vậy, nếu em đó am hiểu, biết và nắm vững nội dung vấn đề cần trình bày

thì sẽ viết và nói lƣu loát.

- Ngƣợc lại, em sẽ diễn đạt lúng túng, mắc nhiều sai sót nếu nhƣ chƣa nắm đƣợc, chƣa thật hiểu vấn để đƣợc trình bày.

- Nguyễn tắc rèn luyên ngôn ngữ gắn liến với rèn luyện tƣ duy trong quá trình dạy Tiếng Việt hƣớng ngƣời giáo viên cần lƣu ý một số yêu cầu cụ thể sau:

+ Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tƣ duy trong giờ dạy tiếng

+ Phải làm cho học sinh thông hiểu đƣợc ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Hiểu đƣợc tiếng, từ, câu tức là phải gắn chứng với nội dung hiện thực phải thấy đƣợc vai trò của nó, giá trị của nó trong hệ thống Tiếng Việt.

+ Phải chuẩn bị đầy đủ, tạo mọi điều kiện cho các em nắm đƣợc nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói (Đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài làm văn).

2.1.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp

- Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng phục vụ cho tƣ duy

giao tiếp xã hội. Tách khỏi hoạt động chức năng, nó sẽ trở thành hệ thống khô cứng, một hệ thống chết. Nói cách khác, ngôn ngữ phải đƣợc vận dụng để tạo ra các dạng lời nói khác nha, mọi quy luật cấu trúc và hoạt động của nó chỉ đƣợc rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động. Mặt khác muốn hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp bằng ách vận dụng nhiều kiến thức đã học vào để hiểu lời nói của ngƣời khác, để phô diễn tƣ tƣởng và tình cảm của mình. Nhƣ vậy việc lĩnh hội lời nói, sản sinh ra lời nói vừa là phƣơng tiện, vừa là mục đích của bộ môn Tiếng Việt ở nhà trƣờng phổ thông. Chính điều này làm nên nét đặc trƣng của bộ môn Tiếng Việt, phân biệt bộ môn này với các môn khác trong nhà trƣờng.

- Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt hƣớng vào hoạt động giao tiếp đòi hỏi cần phải lƣu ý một số điều cơ bản sau:

+ Khi đọc bất cứ một đơn vị nào cũng cần đƣa chúng vào hoạt động hành chức, tức là đƣa nó vào đơn vị lớn hơn. Dạy chính tả không chỉ dừng lại ở chỗ phân biệt âm nọ với âm kia mà cần phải cho học sinh quan sát chúng trong các âm tiết, sử dụng chúng trong từ, trong câu và trong các lời nói cụ thể. Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, cố định hóa về hình thức biểu hiện. Một từ cỏ thể có nhiều nghĩa khác nhau. Khi sử dụng từ trong câu và doạn, các sắc thái phong cách, ý nghĩa ngữ pháp, sắc thái tình cảm, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của chúng lại đƣợc thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn.

+ Nói đến câu nhiều ngƣời nghĩ ngay đến tính độc lập, tính hoàn chỉnh của đơn vị này. Tuy vậy, tính hoàn chỉnh và độc lập của nó cũng chỉ là tƣơng đối, nếu xét câu với tƣ cách là một thành tố cấu tạo nên đơn vị lớn hơn: đoạn văn

+ Phƣơng hƣớng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống hành chức là phải tìm mọi cách hƣớng học sinh vào hoạt động nói năng. Muốn thực hiện đƣợc điều này, cần phải tạo đƣợc các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp cho các em học sinh. Các hình thức hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập các bộ môn khác chính là điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.

+ Nguyên tắc dạy tiếng hƣớng vào các hoạt động giao tiếp sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần dạy. Kiến thức về Tiếng Việt chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kĩ năng giao tiếp (đọc, nghe, nói, viết) cho các em học sinh.

2.1.3. Nguyên tắc chú ý vào trình độ Tiếng Việt vốn có của em học sinh sinh

- Trong khi nghiên cứu các bộ môn khác nhau, các em học sinh phải tiếp xúc với các hiện tƣợng mới lạ, trái lại học môn Tiếng Việt học sinh tiếp xúc với một đối tƣợng vô cùng quen thuộc và gắn bó trục tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em. Trƣớc khi bƣớc vào nhà trƣờng, các em đã sử dụng Tiếng Việt với hai loại hoạt động : nói và nghe, các em đã có một vốn từ nhất định, đã nắm đƣơc một cách tự phát các quy luật ngữ pháp Tiếng Việt.

- Học Tiếng Việt cũng khác với học tiếng nƣớc ngoài. Muốn nắm đƣợc ngoại ngữ các em phải tích lũy từ đủ các tri thức về hệ thống ngôn ngữ đó và các kĩ năng tƣơng ứng.

- Chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh cũng có nghĩa là phát huy tính chủ động của các em trong giờ dạy Tiếng Việt, một yêu cầu cấp bách hiện nay trong lí luận và thực tiễn dạy học.

- Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh đòi hỏi giáo viên phải điều tra nắm vững khả năng ngôn ngữ của học sinh từng lứa

tuổi, từng vùng khác nhau để định nội dung, kế hoạch và phƣơng pháp giảng dạy.

- Hãy lấy việc dạy chính tả so sánh ở bậc tiểu học hiện nay làm ví dụ. Các vùng khác nhau đều dạy chung một chƣơng trình. Sự bất hợp lí này dẫn đến hậu quả quả dạy những kiến thức và kĩ năng không cần thiết, lại có kĩ năng cần thiết nhƣng lại đƣợc giảng một cách sơ sài vì không có thời gian. Chính tả so sánh bên cạnh nội dung thống nhất cho cả nƣớc, cần phải có nội dung quan trọng dành riêng cho từng vùng chính tả.

- Giáo viên cần phải hệ thống hóa, phát huy những năng lực tích cực cho học sinh, hạn chế và dần dần đi đế thủ tiêu những mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá trình học tập. Có thể đơn cử một ví dụ sau: Trƣớc khi đến trƣờng, các em học sinh mới đƣợc dạng ngƣời đối thoại. Về mặt tâm lí ngôn ngữ học dạng lời nói này đƣợc xây dựng trên cơ sở kích thích phản ứng. Trái lại, dạng lời nói độc thoại là hình thức lời nói độc thoại là hình thức lời nói đã đƣợc phát triển mức cao hơn. Dạng lời nói này học sinh phải học mới biết đƣợc, nàh trƣờng cần phải quan tâm dạy loại hình này cho các em học sinh.

2.1.4. Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói

- Nói và viết là hai dạng lời nói mang những đặc điểm khác nhau nhƣng cũng hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Nhà trƣờng cần phải lƣu ý rèn luyện cho các em cả hai dạng lời nói này, tránh “nói nhƣ viết” hoặc “viết nhƣ nói”. Đặc biệt ở giai đoạn đầu bậc tiểu học, trẻ có thể tiếp nhận và tạo ra dạng viết khi mà các em thông

hiểu đƣợc ngôn ngữ âm thanh, gắn liền âm thanh với chữ viết.

- Bƣớc chân lần đầu tiên đến nhà trƣờng, các em chỉ mới biết nói chứ chƣa biết viết, đọc. Tuy nhiên không thể dạy các em đọc, viết nếu không chú ý đúng mức đến việc dạy các em nói và nghe. Chƣơng trình Tiếng Việt và sách giáo khoa bộ môn này còn thiên về dạy cho các em viết và đọc mà ít chú ý dạy các em nói và nghe. Đó là hạn chế cần khắc phục.

- Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt chỉ trở thành cơ sở cho việc dạy tiếng khi chúng đƣợc đúc kết từ thực tiễng dạy học Tiếng Việt trên những quy luật chung của nó. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của việc dạy tiếng là tiền đề, là điều kiện kien quyết để đạt mục đích dạy và học Tiếng Việt.

2.2. Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tập đọc lớp 5 lớp 5

2.2.1. Những hình thức trải nghiệm dạy học Tập đọc lớp 5 trong nhà trường

2.2.1.1 Hoạt động trải nghiệm gắn liền với trò chơi

a. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn liền với trò chơi - Bƣớc chuẩn bị :

+ Giáo viên cần lên ý tƣởng và đặt tên cho trò chơi (tên trò chơi liên quan tới các chủ điểm, các bài Tập đọc, gợi sự thích thú cho học sinh)

+ Kế hoạch thời gian chơi (đầu tiết học hay cuối tiết học) + Thiết kế giáo án đƣa các trò chơi vào vị trí nào của tiết học

+ Giáo viên xây dựng thang điểm cho trò chơi và phần quà giảnh cho ngƣời chơi (đội chơi) chiến thắng

+ Chuẩn bị các thành phẩm của trò chơi để cho học sinh trƣớc hoặc sau khi kết thúc trò chơi.

- Bƣớc tổ chức:

+ Bƣớc 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

+ Bƣớc 2: Hƣớng dẫn chơi. Bƣớc này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức ngƣời tham gia trò chơi: Số ngƣời tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của ngƣời chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều ngƣời chơi không đƣợc làm…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, phần thƣởng, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)

+Bƣớc 4: Đƣa ra kết quả trò chơi

- Giáo viên công bố kết quả đội chơi (ngƣời chơi) giành chiến thắng công khai dựa trên các thang điểm của trò chơi

- Giáo viên trao giải cho đội chơi (ngƣời chơi) chiến thắng. - Bƣớc tổng kết: Nhận xét trò chơi

+ Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chƣa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

+ Giáo viên hoặc học sinh phát biểu ý nghĩa, thông điệp của trò chơi b. Tác dụng, ý nghĩa, lƣu ý của hoạt động trải nghiệm gắn liền với trò chơi - Hoạt động trải nghiệm gắn liền với trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi trải nghiệm làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

- Nó giúp cho có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh

- Khi sử dụng các hoạt động trải nghiệm gắn liên với trò chơi cần chú ý: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chƣơng trình

+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh đƣợc thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đƣa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cƣờng kỹ năng học tập hợp tác.

+ Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. + Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hƣớng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

c. Ví dụ minh họa

* Hoạt động trải nghiệm: “Thiếu nhi với nhân vật lịch sử”

- Trong chủ điểm “Ngƣời công dân” sau khi học xong bài tập đọc “Ngƣời công dân” và bài tập đọc “Thái sƣ Trần Thủ Độ” giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thiếu nhi với nhân vật lịch sử”

- Nội dung:

+ Giáo viên sẽ chia lớp là lớp thành 2 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu về một câu chuyện về nhận vật lịch sử đƣợc giao

+ Nhóm 1: tìm hiểu về nhân vật lịch sử là Nguyễn Tất Thành + Nhóm 2: tìm hiểu về nhân vật lịch sử là Trần Thủ Độ

+ Các nhóm sẽ báo cáo kết quả sau khi học xong mỗi bài tập đọc

+ Cách thức báo cáo: mỗi nhóm sẽ cử 4 bạn thay mặt nhóm lên báo cáo trƣớc lớp trong thời gian tối đa 3 phút

+ Các nhóm có thể sử dụng tranh ảnh, các đồ dùng để làm hấp dẫn hơn cho câu chuyện của mình

- Đánh giá

+ Giáo viên sẽ là ngƣời đánh giá kết quả của các nhóm trên rhang điểm 10 + Bảng đánh giá:

Tiêu chí Điểm

Tác phong, trang phục 1

Trình bày câu chuyện lôi cuốn 3 Nội dung câu chuyện đúng, phù hợp 4 Có hình ảnh, đồ dùng hỗ trợ 1

- Phần thƣởng; Nhóm thắng cuộc mỗi thành viên trong nhóm sẽ đƣợc tặng một phần quà ( gấu bông, gói kẹo, khăn quàng và mũ cano,…)

* Hoạt động trải nghiệm: “Bức tranh tuyệt nhất!”

- Trong chủ điểm “Cánh chim hòa bình” có bài tập đọc “Bài ca Trái Đất”. chủ diểm “Việt Nam – Tổ Quốc tôi” có bài tập đọc “Nghìn năm Văn Hiến” và chủ điểm “Nhớ nguồn” có bài tập đọc “Phong cảnh Đền Hùng” giáo viên tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Bức tranh tuyệt nhất”

- Nội dung

+ Mỗi học sinh sẽ vẽ một bức tranh về một trong ba chủ đề sau: chủ đề “Trái Đất của chúng ta”, chủ đề “Văn Miếu” và chủ đề “ Đền Hùng – cội nguồn dân tộc”

+ Sau khi học xong mỗi bài tập đọc giáo viên cho học sinh vẽ chủ dề liên quan tới bài Tập đọc lên trình bày trƣớc lớp

+ Thời gian trình bày: 1 phút/học sinh - Cách thức đánh giá:

+ Giáo viên sẽ là ngƣời đánh giá kết quả trên thang điểm 10 + Giáo viên sẽ chọn ra mỗi chủ đề 1 bức tranh đẹp nhất

+ Lƣu ý: Nếu một chủ đề có 2 bức tranh đạt điểm bằng nhau thì giáo viên và học sinh sẽ quyết định bức tranh giành chiến thắng

+ Bảng đánh giá

Tiêu chí Điểm

Hình ảnh bức tranh đúng chủ đề 3 Màu sắc bức tranh hài hòa, đẹp mắt 4 Trình bày ý nghĩa bức tranh hay 2

Đúng thời gian 1

- Phần thƣờng: 3 học sinh có bức tranh đẹp nhất, mỗi học sinh đƣợc tặng một hộp màu gồm 72 màu sắc

- Trong chƣơng trình tập đọc lớp 5 có các bài tập đọc “Thƣ gửi các học sinh” ( Hồ Chí Minh), “ Chú đi tuần” (Trần Ngọc), “ Hạt gạo làng ta” (Trần Đăng Khoa),

“ Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Bầm ơi” (Tố Hữu)

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)