Những hình thức trải nghiệm dạy học Tập đọc lớp 5 ngoài nhà

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 59)

trường

2.2.2.1. Tham quan

a. Mục đích, ý nghĩa

- Tham quan đƣợc xếp vào hoạt động trải nghiệm định kì theo chủ đề đƣợc thực hiện 1 – 2 lần trong một học kì. Hoạt động trải nghiệm định kì theo chủ đề tạo ra cơ hội rộng lớn hơn cho học sinh trải nghiệm. Tham gia hoạt động trải nghiệm này, học sinh đƣợc vận dụng những gì đƣợc học, đƣợc rèn luyện để thể hiện mình ở sân chơi lớn hơn. Đây cũng là dịp cả thầy và trò nhìn lại sản phẩm của quá trình giáo dục trong những hoạt động thực tiễn

- Các chủ đề của hoạt động trải nghiệm định kì đƣợc xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của chƣơng trình. Nội dung hoạt động này mang tính tổng hợp hơn hoạt động trải nghiệm thƣờng xuyên theo chủ đề và học snh có cơ sở trải nghiệm trong các không gian khác nhau. Hoạt động trải nghiệm định kì thƣờng đƣợc tổ chức ở quy mô lớp, có sự phối hợp của nhiều lực lƣợng giáo dục.

- Trong hoạt động trải nghiệm định kì học sinh cũng cần chuẩn bị trƣớc về kiến thức và kĩ năng cần có để đạt đƣợc hiệu quả trải nghiệm. Từng học

sinh nhận thức nhiệm vụ rõ ràng và tháy đƣợc trách nhiệm hoàn thành sau trải nghiệm.

- Những hoạt động trải nghiệm nhƣ tham quan thƣờng dễ mang lại cho học sinh những cảm xúc tích cực, những nội dung hoạt động cần đƣợc chuẩn bị chu đáo và đầy đu cho toàn bộ thời gian của buổi trải nghiệm

- Các chuyến đi thực dịa mở rộng việc học của trẻ em thông qua trải nghiệm thực hành trải nghiệm tích cƣc với nguồn tài nguyên phong phú của cộng đồng địa phƣơng. Các chuyến đi tham quan thực tế làm tăng kiến thức và hiểu biết của học sinh về một chủ đề và thêm tính hiện thực cho chủ đề.

- Kế hoạch tốt phải đƣợc chuẩn bị trƣớc các chuyến đi. Cần chú ý cẩn thận để lựa chọn chuyến di, kế hoạch hậu cần, chuẩn bị cho học sinh trƣớc chuyến đi, thực hiện chuyến đi, hoạt động sau chuyến đi và đánh giá chuyến đi.

b. Lựa chọn chuyến đi

- Xác định lí do, mục tiêu và kế hoạch đánh giá cho chuyến đi tham quan thực tế

- Lập hộp thƣ để thông tin liên lạc với ngƣời tổ chức và học sinh. Cung cấp thông tin về chuyến đi nhƣ: địa chỉ, hƣớng dẫn chỉ đƣờng, ngƣời liên lạc, số điện thoại, dịa chỉ email,…

- Đi tiền trạm, mua bƣu ảnh và áp phích của nơi dự kiến tham quan. Chụp ảnh để chia sẻ với học sinh trƣớc chuyến tham quan

c. Kế hoạch hậu cần

- Hợp đồng đặt xe với những yêu cầu về an toàn, bảo hiểm - Sắp xếp cho bữa ăn trƣa (nếu có)

- Xây dựng lịch trình tham quan chi tiết

- Sắp xếp, chuẩn bị các thiết bị đặc biệt, phim, máy quay video, máy ảnh kĩ thuật số,…

- Chuẩn bị thẻ tên cho học sinh và ngƣời đi kèm (nếu có)

- Soạn thƣ gửi các phụ huynh học sinh, bao gồm các thông tin sau: + Ngày và địa điểm của chuyến đi thực địa và sắp xếp vận chuyển

+ Mục đích giáo dục của chuyến thực địa

+ Kế hoạch dự phòng cho những học sinh có nhu cầu đặc biệt + Kinh phí của chuyến đi

+ Trang phục của chuyến đi + Sắp xếp ăn trƣa (nếu có) + Lịch trình chuyến đi

+ Chăm sóc đặc biệt của trẻ (thuốc men) + Chữ kí phụ huynh

- Tạo một danh sách tên của tất cả học sinh vá số điện thoại của bố mẹ từng em để sử dụng trong trƣờng hợp khẩn cấp.

d. Chuẩn bị cho học sinh trƣớc chuyến đi

- Thảo luận về mục đích của chuyến đi tham quan và lí do vù sao chuyến đi này lại liên quan đến nội dung mà học sinh đƣợc rèn luyện

- Giới thiệu kĩ năng quan sát cần thiết cho chuyến đi

- Giới thiệu các từ vững sẽ đƣợc sử dụng bởi các nhà chuyên môn trong chuyến tham quan

- Cho học sinh xem trƣớc hình ảnh về địa điểm tham quan

- Phân công vai trò “chuyên gia” cho học sinh về một số nội dung nhất định của chủ đề để học sinh nghiên cứu trƣớc chuyến đi tham quan. Học sinh có thể đƣợc chia thành các nhóm theo lĩnh vực nội dung khác nhau liên quan đến chủ đề của chuyến đi để nghiên cứu

- Cả lớp suy nghĩ và thảo luận về những tiêu chuẩn ứng xử cho chuyến đi và thảo luận về việc chi tiêu tiền bạc, kế hoạch ăn trƣa, trang phục phù hợp cho chuyến đi (bao gồm cả đồ dùng nếu trời mƣa)

- Thảo luận về cách tìm đƣờng trong trƣờng hợp bị lạc. Tuy nhiên, giáo viên cần nhắc nhở học sinh tuân thủ kỉ luật, bám sát thầy cô, ngƣời lớn.

- Thảo luận với học sinh về cách đặt câu hỏi tốt và suy nghĩ một danh sách các câu hỏi quan sát để thu thập thông tin trong chuyến tham quan.

- Giới thiệu tổng quan về lịch trình tham quan cho học sinh. e. Thực hiện chuyến đi

- Vào ngày của chuyến đi, giáo viên cần: + Kiểm tra thẻ tên của tất cả học sinh

Chia lớp thành các nhóm nhỏ và phân công ngƣời lớn đi kèm theo từng nhóm

+ Chỉ định mỗi học sinh cho ngƣời phụ trách

+ Nhắc nhở học sinh kiểm tra lại cách liên lạc trong trƣờng hợp cần thiết

+ Sắp xếp danh sách lớp cà các hình thức khẩn cấp của học sinh trong một thƣ mục

+ Mang theo bộ dụng cụ y tế khẩn cấp

+ Kiểm kê thực phẩm, thiết bị cụ thể và các vật tƣ khác phù hợp với chuyến tham quan

- Các hoạt động diễn ra trong chuyến đi: Giáo viên lập kế hoạch các hoạt động cho phép học sinh tự làm việc, làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ

+ Ghi chép chuyến đi, viết câu trả lời cho các câu hỏi đã chuẩn bị + Viết tóm tắt chuyến đi vào thời gian cuối buổi vào bƣu thiếp đã chuẩn bị

g. Hoạt động sau chuyến đi

- Chất lƣợng là điều cần thiết cho sự thành công của chuyến di thực tế. Khi lập đƣợc kế hoạch phù hơp cho các hoạt động tiếp theo sẽ tạo điều kiện cho học sinh học tập và làm giàu giá trị của những trải nghiệm thực tế bên ngoài lớp học.

- Cung cấp thời gian cho học sinh chia sẻ những quan sát và phản hồi chung về kinh nghiệm chuyến đi thực tế

- Chia sẻ bài tập cụ thể học sinh hoàn thành trong chuyến đi thực tế - Tạo một bảng lớp hoc trƣng bày các tài liệu đƣợc phát triển hoặc thu thập trong khi đi tham quan thực tế

- Phát triển một bảo tang trong lớp học về các quan sát của học sinh trong chuyến đi. Ví dụ, nếu chuyến thực địa liên quan đến một bảo tàng nghệ

thuật, hãy phát triển một bảo tàng nghệ thuật trong lớp có chứa tác phẩm nghệ thuật của học sinh

- Liên kết các nội dung và hoạt động chuyến tham quan với nhiều nội dung ngoại khóa khác mà em đƣợc trải nghiệm. Ví dụ, học sinh có thể phát triển danh sách từ vựng dựa trên các quan sat trong chuyến tham quan thực tê, ghi lại các quan sát của chuyến đi trong tờ báo tƣờng của lớp, hoàn thành các vấn đề toán học liên quan đến lập kế hoạch ngân sách cho chuyến đi thực tế,…

- Chia sẻ và đánh giá các hoạt động của học sinh h. Đánh giá chuyến đi

- Đánh giá sẽ cung cấp tài liệu tham khảo tốt cho các chuyến đi tƣơng lai

- Giá trị giáo dục độc đáo của chuyến đi thực tế này là gì? - Học sinh đã đáp ứng các mục tiêu, kì vọng nhƣ thế nào? - Có đủ thời gian không?

- Có đủ ngƣời hỗ trợ, giám sát không?

- Điều gì có thể đƣợc điều chỉnh để trải nghiệm tốt hơn trong tƣơng lai? - Những điểm đặc biệt cần đƣợc nhấn mạnh trong chuyến đi

- Những vấn đề đặc biệt nên giải quyết trong tƣơng lai

2.2.2.2. Những hình thức tham quan

a. Tham quan khu di tích lịch sử, cảnh quan

* Kế hoạch tham quan “Khu di tích lịch sử đền Hùng”

- Khi học bài tập đọc “Phong cảnh đền Hùng” giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích lịch sử Đền Hùng

* Lựa chọn chuyến đi - Yêu cầu cần đạt:

+ Thể hiện đƣợc cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên của địa phƣơng và đất nƣớc, đề xuất một số biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên của Khu di tích lịch sử đền Hùng và giới thiệu đƣợc với bạn bè, ngƣời thân về cảnh quan thiên nhiên ở khu di tích lịch sử đền Hùng.

+ Thể hiện đƣợc những hành vi văn hóa khi tham quan cảnh quan thiên nhiên

+ Tiến hành thực hiện đƣợc một số việc làm cụ thể chăm sóc, bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Thấy đƣợc ý nghĩa truyền thống đạo lí “Uống nƣớc nhớ nguồn”. - Lí do thực hiện:

+ Tham quan khu di tích lịch sử đền Hùng giúp mở rộng việc học của học sinh thông qua trải nghiệm thực tế, thực hành tích cực với nguồn tài nguyên phong phú tại địa phƣơng. Các chuyến tham quan thực tế làm tăng hiểu biết của học sinh về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và thực hành các kĩ năng thể hiện hành vi văn hóa khi tham quan, bảo vệ môi trƣờng và đƣa ra đƣợc các đề xuất để bảo tồn thiên nhiên.

* Chuẩn bị

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Chuẩn bị hợp đồng với công ty du lịch về hƣớng dẫn đoàn và xe cộ hoặc đặt xe với những yêu cầu ghi rõ trong hợp đồng về thời gian, địa diểm đón trả, kinh phí, đặc biệt là yêu cầu về sự an toàn.

+ Xây dựng rõ lịch trình trong ngày tham quan

CHƢƠNG TRÌNH THAM QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng đƣợc tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu đƣợc xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế

kỷ 15) đƣợc xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô nhƣ hiện tại. Lịch trình cụ thể nhƣ sau:

Buổi sáng:

- 6h30: Xe ô tô đón tại trƣờng tiểu học X đi khu di tích lịch sử đền Hùng, xã Hy Cƣơng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- 7h30: Đến cổng đền Hùng, làm thủ tục xuống xe cất đồ

- 8h – 8h40: Vào cổng chính, sân lễ hội và leo đền bắt đầu tham quan từ đền Hạ, nghe giới thiệu về đến Hạ

- 9h40 – 10h15: Di chuyển lên đền Trung, nghe giới thiệu về đền Trung - 10h15 – 10h45: Di chuyển lên đền Thƣợng, nghe giới thiệu về đền Thƣợng

- 10h45 – 11h15: Di chuyển xuống đền Giếng, nghe giới thiệu về đền Giếng

- 11h15 – 14h: Ăn trƣa và nghỉ ngơi tại nhà hàng dịch vụ đã liên hệ trƣớc của khu di tích lịch sử đền Hùng

Buổi chiểu:

- 14h – 15h30: Đi tham quan sân lễ hội, đền Lạc Long Quân, chụp ảnh lƣu niêm, tập thể

- 15h30 – 16h15: Đoàn lên xe trờ về trƣờng tiểu học X kết thúc chƣơng trình.

+ Họp thảo luận, phân công nhiệm vụ, sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên

+ Chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, thuốc thông thƣờng, bông băng, gạc,… + Sắp xếp chuẩn bị đầy đủ các thiết bị nhƣ máy chụp ảnh, máy quay phim,…

+ Chuẩn bị thẻ tên học sinh và ngƣời đi kèm

+ Soạn thƣ gửi mời phụ huynh, ban giám hiệu đi cùng. - Chuẩn bị cho học sinh trƣớc chuyến đi:

+ Giáo viên thông báo cho học sinh về chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử đền Hùng

+ Tổ chức cho học sinh lớp mình phụ trách thảo luận về mục đích chuyến tham quan và chuyến đi liên quan nào mà học sinh đang đƣợc rèn luyện. Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận đƣa ý kiến. Sau đó, giáo viên cho trình bày trong nhóm, tổng hợp ý kiến và thống nhất trƣớc cả lớp, chuyến đi giúp các em trải nghiệm thực tế cảnh quan, thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ của khu di tích lịch sử đền Hùng. Các em sẽ đƣợc cảm nhận vẻ đẹp chân thực của thiên nhiên bằng chính cảm nhận của mình, đƣợc thể hiện các kĩ năng quan sát, thể hiện hành vi ứng xử văn hóa khi tham quan, thực hiện nững việc làm chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và sẽ đƣa ra đề xuất để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của khu di tích lịch sử đền Hùng.

+ Để tăng tính hấp dẫn, thú vị giáo viên có thể chiếu video clip, hình ảnh của khu di tích lịch sử đền Hùng và giới thiệu một số địa điểm tham quan và lịch trình chuyến đi tham quan.

+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 học sinh và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. Cụ thể nhƣ sau:

+ Nhóm 1: Làm thế nào để quan sát tốt khi tham quan

+ Nhóm 2: Cách đặt câu hỏi tốt và đề xuất danh sách các câu hỏi để thu thâp thông tin trong chuyến tham quan tới

+ Nhóm 3: Kĩ năng tìm đƣờng và phòng chống bị lạc đƣờng khi đi tham quan

+ Nhóm 4: Đề xuất những nội quy, quy tắc ƣng xử cần thiết khi đi tham quan thực tế tại khi di tích lịch sử đền Hùng.

+ Nhóm 5: Đề xuất về kế hoạch chi tiêu và trang phục phù hợp cho chuyến đi

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày trƣớc lớp và chốt lại yêu cầu cụ thể sau:

+ Về kĩ năng quan sát: Tập trung chú ý đến vật đƣợc quan sát, ghi chép lại những điều mình quan sát thấy, những điều mình thích thú, ngạc nhiên, những điều mình còn chƣa hiểu, tò mò,…

+ Về kĩ năng đặt câu hỏi: Luôn suy nghĩ về các câu hỏi tại sao và đặt các câu hỏi có liên quan để thu thập thông tin trong chuyến đi. Về nhà suy nghĩ thêm các câu hỏi sẽ đặt vào ngày tham quan.

+ Kĩ năng phòng tránh bị lạc: Đeo thẻ học sinh, bám sát thầy cô, nhóm bạn, quan sát và theo dõi sự di chuyển của mọi ngƣời. Khi bị lạc, gọi điện hỏi thăm, nhờ sự giúp đỡ từ những ngƣời xung quanh, đọc bản đồ để tìm về đúng theo lịch trình của đoàn.

+ Yêu cầu về trang phục, những đồ dùng cần chuẩn bị khi đi tham quan: Trang phục cần kín đáo, lịch sự: quần bò, áo có cổ, giày thể thao,… chuẩn bị mũ, ô che khi mƣa nắng. Các đồ dùng cần thiết khác: ba lô đựng sổ bút ghi chép, đồ ăn nhẹ, thuốc thông thƣờng, bông băng, đồ dùng cá nhân.

+ Nội quy, quy tắc khi tham quan: (1) Tuân thủ nội quy, quy định của khu di tích lịch sử đền Hùng, (2) Nghe theo chỉ dẫn của thầy cô hƣớng dẫn, (3) Lắng nghe và đặt câu hỏi khi hƣớng dẫn viên giới thiệu,….

+ Ngoài ra dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu về những cảnh đẹp thiên nhiên khu di tích lịch sử đền Hùng, suy nghĩ về cách chăm sóc, bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên,…

* Thực hiện chuyến đi

- Các công tác triển khai trƣớc khi đi

+ Giáo viên kiểm tra thẻ tên của tất cả các học sinh và chia lớp thành các nhóm nhỏ, phân công ngƣời đi kèm cho các nhóm học sinh và giới thiệu cho học sinh trong nhóm biết giáo viên phụ trách và các thông tin về họ tên, số điện thoại của giáo viên phụ trách.

+ Kiểm tra đầy đủ các dụng cụ y tế, phƣơng tiện, thiết bị cụ thể và các

Một phần của tài liệu Dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)