2.2.2.1 Nhận diện rủi ro thẻ tín dụng trong khâu phát hành thẻ
Nhận diện rủi ro thẻ tín dụng là các nghiệp vụ nhằm phát hiện các rủi ro tín dụng thẻ tiềm tàng, phân tích các tác động và hậu quả có thể phát sinh về mặt định tính và định lượng.
Hiện nay công tác nhận diện rủi ro thẻ tín dụng tại MB chủ yếu nằm ở quá trình phát hành thẻ bao gồm quá trình thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định hồ sơ và đề xuất phát hành thẻ tín dụng. Theo mô hình hiện tại, trung tâm thẻ thuộc quản lý của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân Đội được đặt tại địa chỉ 21 Cát Linh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội là chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề xuất phát hành thẻ, thực hiện in thẻ và trả thẻ về cho chi nhánh. Cán bộ
kinh doanh thẻ tại các chi nhánh là các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ khách hàng và đề xuất phát hành thẻ.
Lưu đồ quá trình phát hành thẻ tín dụng như sau:
Hình 2.2: Quy trình phát hành thẻ tín dụng
Nguồn: Quy trình sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MB dành cho KHCN
Khi khách hàng có nhu cầu phát hành thẻ tín dụng, CV QLKHCN sẽ thu thập hồ sơ khách hàng và đồng thời đánh giá sơ bộ khách hàng qua cách tiếp xúc về thái độ và tính thành thật trong giao tiếp. Điều kiện tiên quyết phát hành thẻ tín dụng các nhân là:
+ Các nhân là người cư trú theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên tại thời điểm đề nghị phát hành thẻ và không quá 70 tuổi tại thời điểm hết hạn của thẻ tín dụng, có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong lúc thu thập hồ sơ phát hành thẻ của khách hàng, CN QLKHCN phải đồng thời thẩm định các hồ sơ đảm bảo ính đầy đủ, chính xác, hợp lệ các loại giấy tờ theo yêu cầu trong hồ sơ phát hành thẻ đối với từng đối tượng khách hàng (tín chấp hay thế chấp), cụ thể:
- Thẩm định hồ sơ nhân thân:
+ Hồ sơ nhân thân bao gồm: Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực (CMND/CCCD/HC), Đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân của cơ quan có thẩm quyền cấp, Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú tại địa bàn chi nhánh MB hoặc xác nhận nhân khẩu của DDVQL đối với KH làm việc tại các đơn vị lực lượng vũ trang.
+ Hồ sơ khách hàng cung cấp phải là bản sao chứng thực do cơ quan cấp thẩm quyền cấp là sao y bản chính hoặc hồ sơ được CV QLKHCN trực tiếp đối chiếu bản chính. Nếu hồ sơ không phải là bản sao chứng thực thì CV QLKHCN phải ký xác nhận đã đối chiếu bản gốc trên bản photo hồ sơ khách hàng.
+ Thực hiện xác minh thông tin qua việc gọi điện cho người đề nghị phát hành thẻ hoặc người tham chiếu (có ghi rõ trong đơn đề nghị phát hành thẻ) nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ trong bộ hồ sơ ví dụ: Hồ sơ phát hành thẻ được nhận qua đường bưu điện hoặc internet; nhiều hồ sơ phát hành thẻ có nét chữ giống nhau hoặc sử dụng thông tin tương tự nhau như ngày sinh, số điện thoại,…
- Thẩm định hồ sơ tài chính:
+ Hồ sơ tài chính bao gồm: Sao kê tài khoản trả lương trong 3 tháng hoặc 6 tháng gần nhất của Khách hàng (nếu KH trả lương qua TCTD) hoặc xác nhận lương trong vòng 3 tháng/6 tháng gần nhất của Công ty KH đang làm việc (nếu KH không trả lương qua tài khoản); Bản copy hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm/Quyết định tiếp nhận.
+ Trường hợp khách hàng cung cấp bản sao chứng thực do cơ quan có thẩm quyền chứng thực, CV QLKHCN không cần đối chiếu bản gốc. Trường hợp còn lại, CVQLKH phải đối chiếu bản gốc và ký xác nhận các trang.
+ Thực hiện xác minh thông tin qua việc kiểm tra chéo thông tin nơi làm việc của Khách hàng nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ trong hồ sơ tài chính: Tra cứu xem công ty đang hoạt động hay không, Gọi điện đến số điện thoại lễ tân công ty để kiểm chứng. Đối với trường hợp khách hàng trả lương qua tài khoản: Trên sao kê lương phải có đủ dấu, chữ ký, dấu giáp lai của ngân hàng phát hành.
Lưu ý một số dấu hiệu gian lận, giả mạo trong hồ sơ tài chính như: thu nhập hàng tháng của khách hàng là số tiền chẵn giống nhau, trên sao kê thể hiện bút toán khách hàng chuyển tiền đi ngay lập tức số tiền đó khỏi tài khoản, sau đó không có phát sinh nữa. Với những trường hợp nghi ngờ trên, CV QLKHCN có thể yêu cầu cung cấp sao kê tài khoản lương trong 12 tháng hoặc CV QLKHCN đến trực tiếp công ty mà KH đang làm việc để kiểm tra.
- Thẩm định lịch sử quan hệ tín dụng của KH:
Ngay khi KH cung cấp hồ sơ nhân thân, CV QLKHCN có thể thực hiện tra cứu lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại Hệ thống thông tin tín dụng tập trung, hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) với mã tra 06 tra cứu về Quan hệ tín dụng tại các TCTD.
+ Trường hợp lịch sử quan hệ tín dụng của KH tại các TCTD có nợ quá hạn trong vòng 12 tháng gần nhất, CV QLKH có thể đề xuất phát hành thẻ tín dụng dưới dạng có tài sản đảm bảo. Trường hợp KH có lịch sử nợ xấu tại các TCTD, ngân hàng không đồng ý phát hành thẻ dưới mọi hình thức.
+ Trong trường hợp tra cứu CIC mà KH đang có vay vốn tại các TCTD khác, CV QLKHCN phải cân đối thu nhập của KH với các nghĩa vụ tài chính mà KH phải trả hàng tháng để tính toán hạn mức thẻ. Trong trường hợp số tiền vay phải trả hàng tháng lớn hơn thu nhập của KH, CV QLKHCN cần yêu cầu bổ sung thu nhập của người đồng trách nhiệm đảm bảo khả năng trả nợ của KH.
- Thẩm định điều kiện thực tế của KH: CV QLKHCN cần thường xuyên kiểm tra thực tế của KH về chỗ ở, tài sản đảm bảo, cơ sở kinh doanh hoạt động ổn định, …Việc thường xuyên đánh giá định kỳ thực tế ngân hàng giảm thiểu các rủi ro tín dụng thẻ. CV QLKHCN cần có sự quan sát trong việc tiếp xúc khách hàng và kinh nghiệm trong khâu thẩm định các hồ sơ phát hành thẻ để nhận diện được các rủi ro ngay từ bước phát hành thẻ.
- Thẩm định hạn mức thẻ tín dụng KHCN:
Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại MBđược thực hiện thông qua việc phân loại khách hàng và quá trình thẩm định phân tích tài chính của khách hàng, nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng, từ đó Ngân hàng sẽ có chính sách cấp tín dụng phù hợp và hạn mức tín dụng hợp lý cho từng đối tượng khách hàng.
Bảng 2.7: Phân loại các nhóm khách hàng thẻ tín dụng
Nhóm Mô tả
Nhóm 1 Khách hàng đang công tác tại các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ quốc phòng
Nhóm 2
KH đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội được chi trả lương từ Ngân sách nhà nước
Nhóm 3
KH đang công tác tại các đơn vị:
-Top 50 DN được niêm yết trên sàn chứng khoán
- Các tập đoàn kinh tế/Tổng công ty nhà nước (bao gồm các công ty con)
Nhóm 4 KH đang công tác tại DN được cấp Hạn mức tín dụng tại MB Nhóm 5 KH đang công tác tại các TCTD Việt nam, khong bao gồm
công tác tại MB và các công ty con của MB
Nhóm 7 Cán bộ, nhân viên đang công tác tại các Công ty con của MB ( MBAMC, MBS, MBland, MBCap, MIC)
Nhóm 8 KH không thuộc các ĐVQL nêu trên
Khách hàng có TSBĐ
Nhóm 6
Cán bộ, nhân viên công tác tại MB có TSBĐ là thu nhập từ lương, thưởng, các nguồn thu nhập hợp pháp khác và các quyền về tài sản như quyền mua cổ phiếu, quyền ưu đãi và toàn bộ lợi ích có liên quan tới vị
trí chức danh đang đảm nhiệm của cá nhân đề nghị phát hành thẻ Nhóm 9 KH có TSBĐ là GTCG, số dư tiền gửi theo hợp đồng tiền gửi
có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm
Nhóm 10 KH có TSBĐ là ô tô con, bất động sản
Đối với mỗi nhóm KH, Ngân hàng MB quy định về cấp Hạn mức tín dụng cho từng nhóm KH khác nhau, đảm bảo điều kiện:
+ Đối với KH phát hành thẻ tín dụng theo hình thức tín chấp: 50% thu nhập từ lương của KH đảm bảo khả năng chi trả số tiền thanh toán tối thiểu.
+ Đối với KH phát hành theo hình thức có TSBĐ: Thực hiện thẩm định như sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ.
Bảng 2.8: Quy định về hạn mức thẻ tín dụng đối với các nhóm khách hàng
Nhóm Hạn mức
Khách hàng tín chấp
Nhóm 1 12 lần thu nhập từ lương
Nhóm 2
-12 lần thu nhập từ lương đối với CBQL từ cấp Phó phòng trở lên/Cán bộ cấp tá ngành Công an
-6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/Nhân viên/Cán bộ cấp úy ngành công an
Nhóm 3 -12 lần thu nhập từ lương đối với CBQL từ cấp phó phòng trở lên -6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/Nhân viên
Nhóm 4 -12 lần thu nhập từ lương đối với CBQL cấp PP trở lên -6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/nhân viên Nhóm 5
Nhóm 7 -2 lần thu nhập từ lương đối với CBQL từ cấp Kiểm soát viên trở lên -6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/Nhân viên
Nhóm 8 -12 lần thu nhập từ lương đối với CBQL cấp PP trở lên -6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/nhân viên
Khách hàng có TSBĐ
Nhóm 6
12 lần thu nhập từ lương đối với CBLĐ từ TBP/KSV trở lên, Hạn mức tối đa 200 triệu
6 lần thu nhập từ lương đối với Chuyên viên/Nhân viên, hạn mức tối đa 80 triệu
Nhóm 9 Hạn mức cho vay cầm cố GTGG của MB từng thời kỳ Nhóm 10 Theo hạn mức cho vay có TSBĐ của MB từng thời kỳ
Nhận diện rủi ro thẻ tín dụng có nhiều điểm giống với nhận diện rủi ro tín dụng thông thường tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt. Hầu hết thẻ tín dụng phát hành dưới dạng tín chấp, không có tài sản đảm bảo và chỉ dựa vào độ tin cậy của hồ sơ khách hàng cung cấp. Vì vậy, rủi ro thẻ tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro gian lận, rủi ro hệ thống vận hành hơn và ngân hàng dễ có khả năng mất vốn hơn so với các khoản vay có tài sản đảm bảo.
2.2.2.2 Nhận diện rủi ro thẻ tín dụng trong thanh toán thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là hình thức ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng chi tiêu và chủ thẻ phải thanh toán số tiền chi tiêu trong kỳ sao kê vào trước hoặc trong ngày đến hạn thanh toán. Vào ngày cuối cùng của thời gian ân hạn trong kỳ sao kê, chủ thẻ phải thanh toán cho MB số tiền chủ thẻ chi tiêu giao dịch trong tháng. Chủ thẻ có thể thanh toán số tiền tối thiểu hoặc toàn bộ dư nợ phát sinh trong kỳ. Nếu chủ thẻ không thanh toán đúng hạn sẽ phải chịu phạ chậm thanh toán và lãi. Trong 02 kỳ sao kê liên tiếp chủ thẻ không thanh toán hoặc thanh toán thấp hơn số tiền tối thiểu, khác hàng sẽ phải chịu lãi, khoản nợ của khách hàng sẽ chuyển thành nợ quá hạn và ngân hàng thực hiện khóa thẻ tạm thời. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày khóa thẻ tạm thời, nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ quá hạn, hệ thống sẽ tự động mở khóa thẻ và chủ thẻ thực hiện giao dịch bình thường. Kể từ ngày thứ 61 trở đi từ ngày khóa thẻ, nếu chủ thẻ không thanh toán toàn bộ dư nợ, hệ thống tự động khóa vĩnh viễn thẻ của khách hàng, đồng thời toàn bộ dư nợ chuyển sản tài khoản Bad Debt trên hệ thống.
Vì vậy, đối với những chủ thẻ mới bắt đầu phát sinh nợ quá hạn, các CV QLKHCN phải nhận biết rủi ro mất vốn và đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ, cụ thể như:
-Đối với các chủ thẻ phát sinh chậm thanh toán một vài ngày hoặc chậm thanh toán sao kê 1 kỳ, hệ thống sẽ gửi SMS, Email nhắc nợ tới khách hàng. Đồng thời CV QLKHCN phải liên hệ với khách hàng, nắm được tình hình sử dụng thẻ của KH và yêu cầu KH thanh toán quá hạn thẻ ngay lập tức. Nếu KH không hợp tác sẽ đưa ra các phương án xử lý phù hợp.
- Đối với các chủ thẻ chậm thanh toán 2 kỳ liên tiếp, hệ thống tự động khóa thẻ tạm thời và gửi SMS, Email nhắc nợ tới KH, đồng thời CV QLKHCN liên tục liên hệ với khách hàng và đưa ra các phương án. Khi liên hệ với KH, nếu KH phản hồi không có nhu cầu sử dụng thẻ, CV QLKHCN hướng dẫn thủ tục tất toán và đóng thẻ vĩnh viễn để tránh phát sinh phí, lãi hoặc chuyển nợ quá hạn/nợ xấu (Quy trình giám sát giao dịch thẻ, 2016).
Trong những năm qua mặc dù MBđã ngày càng chú trọng tới khâu nhận diện rủi ro, các bước thẩm định đã được xem xét một cách kỹ lưỡng tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro tiềm ẩn, nhiều trường hợp phát sinh nợ quá hạn ngay sau khi phát hành. Nguyên nhân chính chủ yếu một phần là do khách hàng quá gian xảo trong quá trình cung cấp hồ sơ và phát hành thẻ, một phần lớn là do tâm lý của CV QLKHCN không chú trọng tới đánh giá đúng thu nhập của khách hàng vì khoản tín dụng qua thẻ thường có dư nợ không cao. Vì vậy, MB cần tiếp tục nghiên cứu và có biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng ngay từ khâu nhận diện rủi ro ban đầu.
2.2.2.3 Xây dựng các nghiệp vụ quản trị rủi ro, đo lường rủi ro thẻ tín dụng
Việc vận hành thẻ và giám sát sau phát hành thẻ tín dụng rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP luông coi trọng nghiệp vụ vận hành và giám sát sau thẻ, các hoạt động kiểm soát rủi ro thẻ tín dụng tại MB đã ngày càng được nâng cao, những kỹ thuật kiểm soát rủi ro thẻ tín dụng được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các quy định như: Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế MB, nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế MB, nghiệp vụ xử lý tra soát, khiếu nại thẻ tín dụng quốc tế MB, nghiệp vụ xử lý rủi ro hoạt động thẻ đối với thẻ tín dụng quốc tế MB, nghiệp vụ thu hồi nợ thẻ tín dụng quốc tế MB,…Đi cùng với các văn bản chế độ, hiện nay MB đã ngày càng nâng cao vai trò của công nghệ thông tin trong việc cảnh báo và phát hiện nhanh chóng các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đưa ra cảnh báo kịp thời cho khách hàng nếu có các hành vi gian lận nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng đang diễn ra.
Nghiệp vụ giám sát tuân thủ
Chương trình giám sát tuân thủ gồm có 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tiếp nhận thông tin, giai đoạn xử lý thông tin và báo cáo và giai đoạn lưu thông tin. Giai đoạn 1 Phòng QLRR sẽ tiếp nhận các yêu cầu tuân thủ từ các đơn vị đầu mối như tổ chức thẻ quốc tế (VISA, JCB), Ngân hàng nhà nước hoặc các cơ quan chức năng khác. Giai đoan 2, phòng QLRR sẽ tiến hành kiểm tra, phân tích thông tin và xây dựng kế