Kiến nghị với hiệp hội thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀNG THỊ HƯƠNG THẢO_1706030072_TCNH24B (Trang 96 - 102)

Hiệp hội thẻ Việt nam cần phát huy tích vực vai trò liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng thành viên để cùng phát triển. Ngoài ra, hiệp hội thẻ việt nam cần hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Ngân hàng thành viên như: tiếp tục tăng cường tổ chức các khóa đào tạo về công tác quản trị rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát và khiếu nại thẻ…

Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới thẻ của các nước kết hợp với các cuộc hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia Thẻ của nước ngoài và trong nước có kinh nghiệm. Hội thẻ cũng cần chú trọng đến các kiến nghị của Ngân hàng về việc tổ chức các đoàn thực tập dài ngày tại các ngân hàng nước ngoài cho các cán bộ của các ngân hàng thành viên.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ đến với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để từng bước xã hội hóa dịch vụ thẻ, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn. Hội thẻ sẽ kết hợp với các chương trình sự kiện lớn của đất nước hoặc các ngày lễ lớn thực hiện các chương trình tuyên truyền quảng bá hình ảnh thẻ, thúc đẩy thanh toán thẻ trên các cơ quan thông tán, báo chí hoặc truyền hình.

Bên cạnh đó, Hiệp hội thẻ cần nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức ấn phẩm “Thị trường thẻ Việt Nam” của Hội thẻ, để phát triển thành kênh thông tin hợp pháp, chính thức thể hiện quá trình phát triển Thị trường thẻ Việt Nam.

Hiệp hội thẻ cần có các báo cáo số liệu thống kê cung cấp thông tin liên quan đến việc gian lận, giả mạo thẻ tín dụng đối với từng đối tượng tham gia thị trường dịch vụ thẻ tín dụng. Ví dụ đối với chủ thẻ tín dụng, hiệp hội thẻ có thể cung cấp các thông tin cập nhật về công nghệ thông tin áp dụng thẻ tín dụng, các hình thức giả mạo gian lận thẻ diễn ra trên thị trường thẻ, các biện pháp giúp cho chủ thẻ nhận diện được thủ đoạn vi phạm thẻ.

KẾT LUẬN

Thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang là xu hướng trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt có ngành Ngân hàng. Trong các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, dịch vụ thẻ tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn, không ngừng tăng trưởng và có xu hướng ngày càng phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng luôn đặt trọng tâm kinh doanh thẻ tín dụng là mũi nhọn trong các dịch vụ khách hàng cá nhân. Thực tế cho thấy, số lượng thẻ tín dụng phát hành, doanh số giao dịch qua thẻ tín dụng gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong tình hình đại dịch Covid diễn ra từ tháng 2/2020, chính sách giãn cách xã hội triển khai và người dân hạn chế tiếp xúc dẫn đến xu hướng thanh toán hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra những chủ trương, quy định về hoạt động thẻ ngân hàng nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, thu hút tiền gửi của các tầng lớp dân cư vào ngân hàng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư được hưởng lợi ích từ dịch vụ ngân hàng. Thẻ tín dụng còn hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách ngoại hối, chính sách thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, thanh toán thẻ qua ngân hàng góp phần hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động kinh tế ngầm gây ra, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách tài chính quốc gia.

Trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản trị rủi ro thẻ. Những yếu tố tác động bên ngoài như hệ thống hành lang pháp lý, sự phát triển của công nghệ thông tin hay hiểu biết về sử dụng thẻ tín dụng của chủ thẻ có thể gây ra những rủi ro trong quá trình hoạt động thẻ tín dụng cho ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những biện pháp hiệu quả nhằm nhận diện rủi ro thẻ, nâng cao công tác quản trị rủi ro và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh cho ngân hàng. Thực tế cho thấy song hành với việc phát triển quy mô sử dụng, việc quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Quân Đội đang diễn ra khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thẻ có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, mô hình quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn cho thấy những khe hở cho những hành vi gian lận, giả mạo, vi phạm thẻ tín dụng phát sinh, cần sự quan tâm sâu sát và những biện pháp chặt chẽ hơn nữa để hoàn thiện công táccông tác quản trị rủi ro thẻ. Những biện pháp này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và cơ quan các cấp như Ngân hàng nhà nước, hiệp hội thẻ để đạt được hiệu quả tối đa. Với tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam cộng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, nỗ lực cao độ từ phía ngân hàng và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, có thể lạc quan rằng Ngân hàng TMCP Quân Đội sẽ đạt được những kết quả thành công, đưa dịch vụ thẻ tín dụng trở thành một trong những dịch vụ hàng đầu của ngân hàng, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa những vị thế của mình trên thị trường thẻ quốc tế. Mặc dù khuôn khổ bó hẹp trong phạm vi một luận văn, kiến thức còn hạn chế và mang nặng tính lý thuyết nhưng các giải pháp và kiến nghị cũng phần nào có tác dụng tiến bộ đối với không chỉ Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng mà còn với các NHTM khác tại Việt Nam.

Đây là một lĩnh vực phức tạp mà bản thân em trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế còn có những hạn chế về nhận thức và thời gian. Do vậy, những nội dung thể hiện trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng các bạn để luận văn của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Quân Đội qua

các năm 2018 – 2020.

3. Quy định số 2633/QĐ/TTT/MB/11 ngày 25/09/2017 về sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MB dành cho KHCN.

4. Quyết định số 1780/QĐ-HS ngày 02/07/2013 về nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế MB.

5. Quyết định số 2278/QĐ-HS ngày 30/06/2016 về nghiệp vụ xử lý tra soát, khiếu nại thẻ tín dụng quốc tế MB.

6. Quyết định số 1537/QĐ-HS ngày 13/05/2016 về nghiệp vụ xử lý rủi ro hoạt động thẻ với thẻ tín dụng quốc tế MB.

7. Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/01/2021 về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng do Ngân hàng nhà nước ban hành.

8. Thông tư số 03/VBHN-NHNN ngày 15/01/2021 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

9. Website của Ngân hàng TMCP Quân Đội: https://mbbank.com.vn/ 10. Website của tổ chức thẻ VISA: https://www.visa.com.vn/

11. Website của Ngân hàng nhà nước: https://sbv.hanoi.gov.vn/

12. Nguyễn Thị Thoan (2014): “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”, Luận án thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Viết Hà (2008): “Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Chuyên đề tốt nghiệp, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

14. Phan Thị Na (2018): “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Ngoại Thương. 15. Hà Thị Anh Đào (2009): “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

thẻ tại Ngân hàng công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Bảo Duy, 2017, “[Lịch sử tài chính] Những chiếc thẻ tín dụng đã ra đời như thế nào?”, Báo Vietnam Finance, tại địa chỉ: https://vietnamfinance.vn/lich-su-tai- chinh-nhung-chiec-the-ngan-hang-da-ra-doi-nhu-the-nao-

20171124224738989.htm.

17. Nhuệ Mẫn, 2019, “Ngân hàng nhà nước mạnh tay với giao dịch khống thẻ tín dụng, bài viết trên trang đầu tư chứng khoán”, Báo tin nhanh chứng khoán, tại địa chỉ: https://www.google.com.vn/amp/s/m.tinnhanhchungkhoan.vn/ngan- hang-nha-nuoc-manh-tay-voi-giao-dich-khong-the-tin-dung-post218655.amp

18. Lê Thị Thanh, 2020, “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, đăng ngày 11/11/2020., tại địa chỉ: http://vnba.org.vn/index.php?

option=com_k2&view=item&id=17324:thanh- toan-khong-dung-tien-mat-tai- viet-nam-thuc-trang-va-giai- phap&Itemid=257&lang=vi

19. Trung Quân, 2020, “MB là ngân hàng đứng đầu nhận 3 giải thưởng danh giá từ Tổ chức thẻ quốc tế JCB”, Tạp chí Ngân hàng số 24/2020, tại địa chỉ,

http://tapchinganhang.com.vn/mb-la-ngan-hang-dung-dau-nhan-3-giai-thuong- danh-gia-tu-to-chuc-the-quoc-te-jcb.htm

20. Lan Hương, 2020, “MB thừa nhận gặp sự cố lỗi giao dịch Online vượt hạn mức”, Tạp chí tài chính, tại địa chỉ https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mb- thua-nhan-gap-su-co-loi-giao-dich-online-vuot-han-muc-317769.html

21. Lan Anh, 2019, “Ngân hàng TMCP Quân Đội vinh dự nhận 4 giải thưởng danh giá từ tổ chức thẻ quốc tế Nhật bản JCB”, báo Công Thương, tại địa chỉ:

https://congthuong.vn/ngan-hang-tmcp-quan-doi-vinh-du-nhan-4-giai-thuong- danh-gia-tu-to-chuc-the-quoc-te-nhat-ban-jcb-125676.html

22. Thúy Quỳnh, 2018, “MB nhận 2 giải thưởng từ Tổ chức thẻ quốc tế VISA, bài viết đăng trên báo VNeconomy ngày 29/11/2018”, VN Economy, tại địa chỉ:

https://vneconomy.vn/mb-nhan-hai-giai-thuong-tu-to-chuc-the-quoc-te-visa.htm

23. Lê Thu Hương (2019): “Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Tài chính, tại địa chỉ website: https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-ly-luan-co-ban-ve-quan-tri-rui-ro- tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-302236.html

Một phần của tài liệu HOÀNG THỊ HƯƠNG THẢO_1706030072_TCNH24B (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w