Cơ sở của việc sử dụng phiếu học tập (phiếu đọc hiểu) đểtổ chức dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 28 - 34)

1.4.1.1. Khái niệm về phiếu học tập

PHT (Worksheet) vẫn được hiểu đó là những bài tập được GV thiết kế trên mẫu giấy rời nhằm yêu cầu HS thực hiện trong một thời gian ngắn của tiết học tại lớp hoặc cũng có thể giao cho HS thực hiện trước ở nhà. Hay ta có thể nói là có thể sử dụng PHT giao cho HS thực hiện với mọi thời điểm và đem lại kết quả học tập tốt hơn cho HS.

PHT là tên gọi chung để chỉ các loại phiếu (worksheets) sử dụng trong học tập ở trường tiểu học.

Dựa vào mọt số quan điểm như:

Theo tác giả Phạm Đình Thực thì “PHT là một hệ thống những công việc mà HS phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, tự mình hình thành những kĩ năng mới. Những công việc này đã được viết trước trên giấy có chừa chỗ trống để HS làm”[19,35].

Trong bài “Phương pháp sử dụng PHT trong dạy học địa lí nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của HS”, tác giả Đậu Thị và HS trong quá trình dạy học”.[7,35]

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004 – 2007 thì “PHT là những tờ giấy rời , in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho HS để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Trong mỗi PHT có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện tư duy được giao cho HS”.[5,9],[45].

Hay PHT là một mảnh giấy thường được in sẵn nhằm mục đích hỗ trợ người học sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu bài tốt hơn. GV có thể yêu cầu HS điền vào khoảng trống trong tờ giấy để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơ đồ.[30]

Tổng hợp từ các quan niệm trên. Đưa ra khái niệm sau: “PHT là những tờ giấy rời được GV thiết kế sẵn các vấn đề học tập dưới dạng làm bài tập trắc nghiệm, gạch nối, trả lời câu hỏi, hoàn thành sơ đồ hay biểu bảng, phát biểu suy nghĩ của HS về một vấn đề nào đó và yêu cầu HS làm việc trong một thời gian ngắn để hoạt động học tập theo cá nhân hay nhóm, HS cũng có thể làm trong nhiều thời điểm nhằm rèn luyện kĩ năng và hoàn thành nội dung trọng tâm của bài học”.

1.4.1.2. Vai trò của PHT

Theo tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành: “PHT có ưu thế hơn câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định nội dung kiến thức nào đó thỏa mãn nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng. Ta có thể thay bằng một bảng có các tiêu chí thuộc các cột, các hàng khác nhau. HS căn cứ vào tiêu chí ở cột và hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp. Như vậy giá trị lớn nhất của PHT là với nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể”. [5,9],[45]

PHT trong dạy học thực hiện những vai trò sau: a) Về phía HS:

- Cung cấp thông tin và sự kiện: PHT chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.

- Công cụ hoạt động và giao tiếp: PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề yêu cầu HS giải quyết hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm.

- Là phương tiện đơn giản để duy trì sự hưng phấn thích thú của HS trong giờ học.

- HS đã hình thành được năng lực và phẩm chất trong học tập: giúp HS lĩnh hội và củng cố kiến thức đọc – hiểu, kĩ năng tự học; rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt trước những yêu cầu hay các tình huống khác nhau; thói quen tự làm việc với bạn hoặc nhóm để đạt được hiệu quả cao trong học tập và cuộc sống.

- Khi thực hiện tốt PHT sẽ giúp HS chuẩn bị bài, kiến thức để tham gia vào tiết học trong quá trình hoạt động nhóm hoặc cá nhân.

- Qua hoạt động giải quyết các vấn đề đặt ra trong PHT, HS sẽ nắm kiến thức nhanh, có hệ thống và nhớ lâu hơn.

- Khi thực hiện, tất cả HS đều được tham gia xây dựng bài học, tạo ra sự đồng bộ giữa các thành viên trong giờ học, lớp học trở nên sinh động và tích cực. Từ đó PHT kích thích sự năng động, tích cực và tạo sự hứng thú trong giờ học của HS.

b) Về phía GV:

- Tiết kiệm được nhiều thời gian trên lớp.

- Chuyển hoạt động của GV từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng môi trường học tập thân thiện, chủ động hoàn thành tiết học.

- GV có thể nắm được tình hình chuẩn bị bài của HS, kiểm tra được hoạt động học tập của HS.

- GV cũng có thể đánh giá được năng lực trình độ của từng HS. Từ đó, GV có thể điều chỉnh phù hợp và kịp thời cho từng đối tượng HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

1.4.1.3. Cấu trúc của PHT

Cấu trúc của PHT gồm 3 phần:

a. Phần một: Thông tin cá nhân của HS (góc trái của PHT) bao gồm: - Họ và tên HS: HS ghi đầy đủ họ tên.

- Nhóm: HS ghi nhóm mình vào PHT mà GV đã phân công tham gia nhóm thảo luận; GV có thể trực tiếp phân công bằng cách ghi vào phiếu trước khi phát PHT cho HS.

- Tên bài học: Yêu cầu HS ghi tựa bài ở giữa trên cùng của PHT. b. Phần hai: Yêu cầu (vấn đề trên PHT)

Đây là phần quan trọng nhất của PHT. GV dựa vào mục tiêu và đặc điểm của bài học mà GV chủ động lựa chọn để đưa ra những vấn đề hay những kiến thức trọng tâm nhất. Từ đó, GV xây dựng những vấn đề, những kiến thức dưới dạng câu hỏi, biểu bảng hay sơ đồ, hay dạng trắc nghiệm…được thể hiện trên PHT và yêu cầu HS giải quyết.

c. Phần ba: Phần trả lời câu hỏi của HS (kết quả học tập trên PHT)

Trên PHT sau mỗi yêu cầu (câu hỏi, biểu bảng, sơ đồ…) là phần chừa trống để HS trình bày kết quả học tập của mình.Khi thiết kế, GV phải dự kiến kết quả cho từng dạng mà thiết kế các ô, các cột, các hàng…sao cho vừa đủ để HS trình bày kết

quả của mình. Đây là yếu tố ràng buộc yêu cầu HS phải làm việc; là cơ sở để GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng HS hoặc nhóm HS.

Trong đó, phần yêu cầu và phần trả lời của HS là hai phần chính trong PHT.Hai phần này vừa thể hiện sự chỉ đạo của GV vừa thể hiện vai trò chủ thể của HS trong hoạt động học.

1.4.1.4. Phân loại

PHT được chia làm 3 loại:

- Phiếu kiểm tra (phiếu kiểm tra bài cũ)

- Phiếu học (phiếu hình thành kiến thức mới hay phiểu dạy bài mới) - Phiếu luyện tập (phiếu luyện tập, củng cố)

Cả ba loại PHT này đều có thể thiết kế dưới các hình thức sau đây:

a) Sơ đồ mạng nhện

PHT được thiết kế dưới dạng sơ đồ mạng nhện thì phần yêu cầu bao gồm: các thông tin, nhân vật, sự kiện chính… được đặt ở chính giữa, phần trả lời hay các thông tin, sự kiện phụ liên quan đến các thông tin, nhân vật, sự kiện chính đó sẽ được bố trí xung quanh nhằm làm sáng tỏ thông tin, nhân vật hay sự kiện chính.

Phần trả lời Phần trả lời Phần Phần trả lời yêu cầu Phần trả lời Hình 1: Sơ đồ mạng nhện b) Sơ đồ so sánh

Để HS thực hiện tốt loại bài tập này, GV cần phải ghi rõ các đối tượng cần só sánh, cho HS nhận ra được tiêu chí nào cần so sánh để rồi hướng HS vào những kết luận mà GV muốn các em phải đạt tới. Loại bài tập này thường được dùng khi mục

tiêu bài học yêu cầu HS phải đạt đến một nhận thức chung về sự giống nhau và khác nhau của đối tượng được đưa ra.

A B ……… Khác ……… ……… ……… Giống ……… ……… Hình 2: Sơ đồ so sánh c) Dạng biểu bảng

Đây là một dạng bảng gồm nhiều tiêu chí được bố trí theo hàng ngang và tương ứng với mỗi hàng là các cột nội dung được bố trí theo hàng dọc. HS có thể căn cứ vào các tiêu chí đó để điền câu trả lời vào ô trống đã chừa trống trong bảng theo từng hàng, cột tương ứng.

Phần yêu cầu Phần trả lời

1. Tóm tắt bài tập đọc

……….. ……….. ………..

2. Thái độ của tác giả đối với nhân vật A

……….. ……….. ………..

3. Đại ý của bài tập đọc

……….. ……….. ………..

d) Dạng câu hỏi

Đây là một dạng PHT rất phổ biến ở các cấp học, loại bài tập này rất thuận tiện cho GV khi sử dụng để hỏi HS về một vấn đề, một nội dung, ý nghĩa bài học…

Tác dụng lớn nhất của loại bài tập này là kích thích tư duy, suy nghĩ, kĩ năng đọc hiểu và HS vận dụng những kinh nghiệm vốn có của mình để hoàn thành yêu cầu bài tập. Đây là loại bài tập GV thường sử dụng trong quá trình giảng dạy ở các môn học nói chung và đọc hiểu nói riêng.

Công việc anh Ba giao cho chị Út là gì?

Trả lời ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hình 4: Dạng câu hỏi e) Dạng trắc nghiệm

Có thể nói, ở bậc tiểu học là bậc nền tảng của nền giáo dục.Hiện nay, một loạt sách bài tập đã có mặt trên thị trường nhằm phục vụ việc học tập cho HS. Các loại sách bài tập đó được thiết kế nhiều dạng bài tập khác nhau (khoanh tròn, điền thế, nối, gạch…). Bài tập được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm là chiếm phần lớn trong các dạng bài tập khác.Bậc tiểu học là bậc học ở lứa tuổi học.Việc thiết kế bài tập dạng trắc nghiệm sẽ đảm bảo mang lại hiệu quả cao.Bài tập này có vai trò gây hứng thú học tập, tạo tinh thần tích cực cho HS, HS dễ dàng thực hiện và giúp HS nhớ bài sâu và lâu hơn.

Câu 1: Chiếc áo dài có vai trò nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

(Đánh dấu X vào ô vuông với câu trả lời đúng):

Làm cho phụ nữ trở nên tế nhị.

Làm cho phụ nữ thêm dịu dàng, kín đáo. Cả 2 ý trên.

Câu 2: Hãy chọn một trong ba từ ở ô A em cho là phù hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu B:

A B

thoang thoảng

Nắng bốc hương hoa trăm ngây ngất

thơm………

sực nức

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 28 - 34)