Bộ công cụ sử dụngđểtổ chức dạy học đọc – hiểu trong phân môn tập đọc

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 34 - 38)

môn tập đọc lớp 5

1.4.2.1 Yêu cầu cơ bản và nội dung dạy đọc – hiểu lớp 5 * Yêu cầu của dạy đọc hiểu lớp 5

a. Kiến thức:

- Hiểu được các từ mới nhằm hình thành năng lực đọc, đọc hiểu cho HS. - Nắm nội dung, ý nghĩa của đoạn văn bản, bài thơ.

- Học những bài về tri thức tiếng Việt như: từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách… mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa văn học Việt Nam và nước ngoài.

- Mở rộng vốn từ, vốn diễn đạt cao, hiểu biết các tác phẩm. b. Kĩ năng:

- Phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành, đọc thành tiếng và phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyện một kĩ năng mới là độc diễn cảm.

- Phân môn Tập đọc còn giúp HS nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản cụ thể là: + Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản.

+ Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản.

+ Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để tóm ý. + Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.

+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.

+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu. + Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch được học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự; biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học.

+ Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học. c. Thái độ:

- Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS. - Nội dung các bài tập đọc trong SGK phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh… của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mỹ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho HS.

* Nội dung của dạy đọc hiểu lớp 5

Từ năm 2002 – 2003, chương trình Tiếng Việt 2000 (còn gọi là chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp tiểu học, có 42 bài tập đọc ở lớp 1 và 356.5 tiết tập đọc ở lớp 2,3,4,5. Từ năm học 2006 – 2007, chương trình Tiếng Việt có 294.5 tiết tập đọc ở các lớp 2,3,4,5. Nhìn chung cấu trúc tổng thể SGK Tiếng Việt 2,3,4,5 là giống nhau, chỉ khác nhau ở thời lượng học, mức độ và cách thức rèn luyện kĩ năng của phân môn.

Ở SGK Tiếng Việt lớp 5 (tập một và tập hai) gồm 10 đơn vị, mỗi đơn vị học trong 3 tuần. Ở lớp 5 chương trình 280 tiết được học trong 35 tuần.Học trong 3 tuần mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc được xen kẽ với các phân môn khác.

Bảng 1.3: Bảng thống kê nội dung bài tập đọc lớp 5 ở học kì II

Stt Chủ điểm Tuần Tên bài học Mục tiêu

1 Người công dân

19 Người công dân số một Giáo dục lòng yêu thương con người, yêu đất nước và ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn. 20 Thái sư Trần Thủ Độ

Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng

21 Trí dũng song toàn Tiếng rao đêm 2 Cuộc sống

thanh bình

22 Lập làng giữ biển Giáo dục sự tôn trọng và chan hòa với cuộc

sống thanh bình. Cao Bằng

23 Phân xử tài tình Chú đi tuần

24 Luật tục xưa của người E-đê Hộp thư mật

3 Nhớ nguồn 25 Phong cảnh đền Hùng Giáo dục lòng biết ơn với con người, quê

hương, đất nước. Cửa sông

26 Nghĩa thầy trò Hội thổi cơm thi ở Đồng

Vân

27 Tranh làng Hồ

Đất nước

4 Nam và Nữ 29 Một vụ đắm tàu Thể hiện sự bình đẳng giới, tình yêu mẫu tử,

đất nước Con gái

30 Thuần phục sư tử Tà áo dài Việt Nam 31 Công việc đầu tiên

Bầm ơi

nhân tương lai

Những cánh buồm và nghị lực vươn lên 33 Luật bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em Sang năm con lên bảy 34 Lớp học trên đường

Nếu trái đất thiếu trẻ em

1.4.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bộ công cụ đểtổ chức dạy học đọc – hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 5

Giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho HS khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ. Tiếng việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn…Mỗi môn học đều có một chức năng, khi dạy Tiếng Việt ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn kiến thức cho HS. Tập đọc có vai trò không nhỏ, là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.Dạy tốt phân môn này không những không những rèn luyện cho HS kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt phân môn khác. Rèn luyện kĩ năng đọc cho HS như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạc, diễn cảm để HS có những hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp HS hiểu được sâu sắc nội dung bài đọc. Qua việc đọc HS chiếm lĩnh được văn hóa của dân tộc, tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở. Qua việc đọc – hiểu HS biết đánh giá cuộc sống xã hội và tư duy sâu sắc hơn.Giúp các em có tình cảm, thẩm mĩ và được nâng cao hơn, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn.Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện để trẻ phát huy được mọi khả năng tiềm tàng, từ đó tạo cơ hội để sau này tẻ giúp ích cho xã hội. Phân môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra nhiệm vụ quan trọng: đọc rành mạch, lưu loát bài đọc, đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Thông qua các bài thơ, bài văn, HS càng yêu thêm các miền quê đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhân dân, mọi con ngừoi

trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quý trọng và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đọc – Hiểu có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp HS thêm yêu cái đẹp, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong văn chương, cái đẹp trong cuộc sống. Môn học này góp phần rèn luyện cho HS cảm thụ tốt bài văn, thấy yêu Tiếng việt, giúp HS tìm bố cục để phát triển phân tích, tìm đại ý để phát triển tổng hợp. Phân môn Tập đọc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình tiếng Việt. Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, HS vừa cảm thụ được cái hay cái đẹp, vừa học cách dùng từ chính xác. Đọc – hiểu giúp HS cảm thụ bài đọc, rèn đọc và cảm thụ là hai yếu tố không thể thiếu, hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Cảm thụ tốt giúp HS tìm giọng đọc thích hợp cho bài đọc từ đó các em có cách diễn đạt tốt.Khi có kĩ năng đọc tốt và cảm thụ ở mức nhất định, HS sẽ hiếu đúng và cảm thụ sâu sắc hơn. Đọc – hiểu luôn gắn chặt quá trình đọc và quá trình hiểu (hiểu nội dung cơ bản bài đọc qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục và thể loại văn bản để đọc đúng, đọc hay từ đó giúp HS cảm thụ và hiểu nội dung, thấm nhuần tư tương, tình cảm của nghệ thuật ngôn từ).

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 34 - 38)