Bài số 1 – KÌ DIỆU RỪNG XANH
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ấm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt.Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo Nguyễn Phan Hách
Đọc bài văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Những sự vật nào của rừng được tác giả miêu tả?
A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng.
B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo. C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo.
D. Cây rừng và các con vật trong rừng.
Câu 2: Tác giả đã miêu tả những chiếc nấm to bằng cái gì?
A. Lâu đài B. Cái cốc C. Cái ấm tích D. Thành phố tí hon
Câu 3: Trong câu “Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ
Câu 5: Cảm nhận của em qua bài văn là gì?
A. Vẻ đẹp kì thú của rừng B. Vẻ yên tĩnh của rừng C. Rừng có nhiều muông thú
D. Rừng có nhiều loại cây cối rất đẹp
Bài số 2 – VẦNG TRĂNG QUÊ EM
Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng.Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn.Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa đến đó.Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn.Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà.Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân.Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng.Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đanh giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế,
bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
Theo Phan Sĩ Châu
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh trăng lên ở làng quê. B. Cảnh sinh hoạt của làng quê. C. Cảnh làng quê dưới ánh trăng. D. Cảnh làng quê ngày mùa.
Câu 2: Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Vầng trăng vàng thẳm đang nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm”.
A. Mọc, ngoi, dựng. B. Mọc, ngoi, nhú. C. Mọc, nhú, đội.
Câu 3: Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp. B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay. D. Vì chú thấy mẹ buồn và đang khóc.
Câu 4: Cách nhân hóa trong câu: “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già” cho thấy điều gì?
A. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.
B. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với người già. C. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người. D. Cả B và C.
Câu 5: Ý nghĩa của bài văn là gì?Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về quê hương?
……… ………. ……….
Bài số 3 – HAI CÁI QUẠT
Thằng Quạt Cọ làm gi có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội.Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy.Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn.Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ.Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.
Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực.Nóng bức đến phát rồ lên được.Chiều tối, ông chủ về.Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên.Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.
Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm :
- Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngốt mất.
Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang.Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi.Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết "ti toe". Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ồng chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
(Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Quạt điện cho rằng Quạt cọ là người như thế nào?
A. Lười biếng
B. Hay lấy lòng ông chủ C. Hay trêu ghẹo người khác D. Cơ hội, vô tích sự
Câu 2: Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ?
B. Vì Quạt Điện bị hỏng C. Vì Quạt Điện bị cột chặt
D. Vì Quạt Cọ mát hơn Quạt Điện
Câu 3: Các từ láy được sử dụng trong bài là?
A. Nhễ nhại, rỉa rói, ngột ngạt, phủi phủi B. Nhễ nhại, rỉa rói, ngột ngạt, xa xa C. Nhễ nhại, rỉa rói, lang thang, xa xa D. Nhúc nhích, ngột ngạt, phủi phủi, xa xa
Câu 4: Khi đã hiểu ra “điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì?
A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi. B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ. D. Mắng Quạt Cọ một trận.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
……… ………
Bài số 4 – CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY
Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Rô-be vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:
- Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?
Rô-be cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Rô-be chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:- Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!
Rô-be nhìn cậu bé với bộ quần áo rách rưới, khuôn mặt gầy gò, xanh xao, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Rô-be nghĩ thầm: “Lại là một thằng nhóc lừa đảo” và rồi ông đã quên bẵng đi. Cho đến vài tuần sau, Rô-be lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:
Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Rô-be mới nhận ra cậu bé này, chính là đứa bé đánh giày đã mượn tiền ông. Cậu bé vừa thở hổn hển, vừa nói:
- Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông. Tim Rô-be se lại. Ông đã nhìn thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé đánh giày.
Theo báo Tri Thức Việt
Đọc câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?
A. Cậu bé mặc chiếc quần đùi. B. Cậu bé nhanh nhẹn, vui vẻ. C. Vẻ mặt cương nghị, tự hào.
D. Gầy gò, xanh xao, quần áo rách tả tơi.
Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra khi Rô – be lại đi ngang qua trạm xe lửa?
A. Cậu bé đánh giày mượn tiếp tiền của ông.
B. Cậu bé đánh giày giả vờ không quen khi nhìn thấy ông. C. Cậu bé đánh giày không trả lại ông số tiền đã vay. D. Cậu bé đánh giày trả lại ông mấy đồng tiền xu.
Câu 3: Em thấy cậu bé là người như thế nào?
A. Kiên nhẫn B. Nhân hậu C. Trung thực D. Chăm chỉ
Câu 4: Ông Rô – be đã nhìn thấy điều gì ở cậu bé đánh giày?
A. Là một thằng nhóc lừa đảo. B. Là một cậu bé rách rưới. C. Một tâm hồn đẹp.
Câu 5: Thông điệp mà câu chuyện muốn nhắn gửi chúng ta là gì?
……… ……… ………. ……….
Bài số 5 – RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy.
Theo Đoàn Giỏi
Đọc bài văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Bài văn trên tả cảnh gì?
A. Cảnh rừng phương Nam lúc ban mai. B. Cảnh đi săn trong rừng.
C. Cảnh rừng vào buổi trưa.
D. Rừng phương Nam lúc hoàng hôn.
Câu 2: Cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam được miêu tả qua chi tiết?
A. Một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình. B. Tiếng chim hót từ xa vọng lại, gió bắt đầu nổi lên. C. Có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm.
D. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.
Câu 3: Tác giả miêu tả mùi hương của hoa tràm như thế nào?
A. Thơm thoang thoảng. B. Thơm ngây ngất.
C. Thơm ngào ngạt.
Câu 4: Hãy viết cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
………
Câu 5: Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên?
………