Bài tập Đọchiểu theo chương trình học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 54 - 64)

Đọc hiểu “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH”

Dựa vào nội dung bài “Thư gửi các học sinh” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trong bài từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là?

A. Năm Châu B. Nước nhà C. Cường quốc D. Hoàn cầu

Câu 2: Đặt một câu với từ “Quê hương”?

……….

Câu 3: Tìm trạng ngữ trong câu sau “Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn”?

A. Trong năm học tới đây

B. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng

C. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng siêng năng học tập D. Trong năm học

Câu 4: Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì?

A. Đó là cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, giành độc lập cho đất nước. B. Đó là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức của dân ta.

C. Đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 5: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 so với những ngày khai trường khác có gì đặc biệt?

……… ………

Câu 6: Trong công cuộc kiến thiết đất nước học sinh có trách nhiệm như thế nào?

A. Phải cố gắng tham gia các hoạt động văn nghệ của trường. B. Nghe lời ông bà cha mẹ

C. Phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Để xây dựng đất nước giàu mạnh.

D. Cả A và B

Đọc hiểu “CÁI GÌ QUÝ NHẤT”

Dựa vào nội dung bài “Cái gì quý nhất” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hùng, Qúy và Nam tranh luận với nhau về vấn đề gì?

A. Cái gì đắt nhất B. Cái gì quý nhất

C. Cái gì quan trọng nhất D. Cái gì tốt nhất

Câu 2: Thầy giáo có thái độ như thế nào trước ý kiến của Hùng, Qúy và Nam?

A. Có cách giải thích khác hợp lí hơn B. Cho rằng cả ba bạn đều nói sai

C. Thống nhất hoàn toàn với ý kiến của cả ba bạn

Câu 3: Vì sao bạn Nam lại cho rằng thì giờ là quý giá nhất?

A. Vì thầy giáo nói như vậy

B. Vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc C. Vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo

……… ……… ………..……….

Câu 5: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý giá nhất?

A. Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.

B. Vì người lao động là con người còn những thứ kia chỉ là vật chất. Nên người lao động quý nhất.

C. Vì thầy giáo đọc sách tất cả mọi người đều cho rằng người lao động là quý nhất. D. Vì thầy giáo muốn tìm một đáp án khác với đáp án của Hùng, Nam và Qúy.

Câu 6: Ý nghĩa được khẳng định qua cuộc tranh luận là gì? Em rút ra được bài học gì qua bài học “Cái gì quý nhất”?

……… ……… ………..……….

Đọc hiểu “CHUỖI NGỌC LAM”

Dựa vào nội dung bài “Chuỗi Ngọc Lam” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bài “Chuỗi ngọc lam” thuộc thể loại nào?

A. Thơ B. Văn C. Kịch

Câu 2: Người mua chuỗi ngọc lam là ai?

A. Một cậu bé tên là Gioan B. Một cậu bé tên là Pi – e C. Anh trai của Pi – e D. Chị gái của Gioan

Câu 3: Chi tiết nào trong bài cho thấy cô bé không đủ tiền để mua chuỗi ngọc?

A. Cô bé mở khăn tay ra đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền đập con lợn đất, chú Pi – e trầm ngâm gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.

B. Cô bé mở khăn tay ra đổ lên bài một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.

C. Cô bé mở khăn tay ra đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất, chú Pi – e vui vẻ trao cho cô bé chuỗi ngọc.

Câu 4: Vì sao nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

A. Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được. B. Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền người khác cho. C. Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả tấm lòng của mình. D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?

A. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ B. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi

C. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô – en vui vẻ nhé!

Câu 6: Ghi lại những danh từ riêng có trong bài học?

……… ……….………

Đọc hiểu “BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO”

Dựa vào nội dung bài “Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

A. Đến thăm dân làng B. Đến thăm học sinh C. Đến mở lớp dạy học D. Đến chơi, thăm quan

Câu 2: Khi cô giáo đến người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình thể hiện qua chi tiết nào?

A. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung…

B. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết, Y Hoa viết xong, họ cùng reo hò.

C. Mọi người đến rất đông, họ mặc quần áo như đi hội. D. Mọi người cười nói vui vẻ.

Câu 3: Khi xoa tay lên vết chém trên cột; già làng khen cô giáo là người thế nào?

B. Đảm đang C. Khéo léo D. Dịu dàng

Câu 4: Câu nói: “Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa” được đọc với giọng đọc nào?

A. Ngạc nhiên, vui mừng B. Buồn chán

C. Lo lắng

D. Vui vẻ, tha thiết

Câu 5: Cặp quan hệ từ “Nhờ mà” trong câu “Nhờ có cô giáo mà dân làng được biết đến cái chữ” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?

A. Biểu thị quan hệ tương phản

B. Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

Câu 6: Em hãy nêu ý nghĩa của bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”?

……… ……… ………

Đọc hiểu “THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN”

Dựa vào nội dung bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là gì?

A. Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Lãn Ông Hải Thượng D. Ông Hải Lãn Thượng

Câu 2: Những chi tiết nào nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

A. Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn tận tình cứu chữa cả tháng trời.

B. Chữa xong, ông không lấy tiền mà cho thêm gạo, củi.

C. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài. D. Cả A và B

A. Vì hạnh phúc con người B. Con người với thiên nhiên C. Cánh chim hòa bình

Câu 4: Từ nào đồng nghĩa với từ “Nhân ái”?

A. Nhân dân B. Nhân hậu C. Nhân loại

Câu 5: Cặp quan hệ từ “chẳng những… mà còn” trong câu “Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?

A. Biểu thị quan hệ tăng tiến

B. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả C. Biểu thị quan hệ tương phản

Câu 6: Liệt kê các tục ngữ, thành ngữ phù hợp với thầy thuốc Lãn Ông?

……… ……… ………

Đọc hiểu “LẬP LÀNG GIỮ BIỂN”

Dựa vào nội dung bài “Lập làng giữ biển” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Câu chuyện gồm mấy nhân vật và đó là những nhân vật nào?

A. Hai nhân vật, người cha và người con trai B. Ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ

C. Bốn nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, ông của Nhụ

D. Năm nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, anh của Nhụ, ông của Nhụ

Câu 2: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

A. Bàn chuyện chuyển nhà lên thủ đô sống

B. Bàn chuyện lấy vợ cho người anh trai của Nhụ

C. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo D. Đóng một con thuyền thật to để chở mọi người ra đảo

Câu 3: Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?

A. Bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo ở làng, xã B. Bố Nhụ là người đánh kẻng ở xã

C. Bố Nhụ là bảo vệ xã

D. Bố Nhụ là người quét dọn ở xã

Câu 4: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì?

A. Đất rộng, bãi dài

B. Cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần

C. Đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được vàng lưới, buộc được một con thuyền.

D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Các vế trong câu ghép “Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần”. Liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Nối bằng một quan hệ từ

B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) C. Nối bằng một cặp quan hệ từ D. Nối bằng một cặp từ hô ứng

Câu 6: Qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi điều gì?

... ... ...

Đọc hiểu “PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG”

Dựa vào nội dung bài “Phong cảnh Đền Hùng” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh B. Ba Vì C. Tam Đảo

Câu 2: Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên ở đền Hùng?

A. Những khóm hoa hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm đầy màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng ba tấc. C. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.

Câu 3: Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

B. So sánh C. Ẩn dụ

Câu 4: Đáp án nào dưới đây có chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa. B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm. D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách các thành phần chính trong câu

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu C. Kết thúc câu

Câu 6: Nội dung của bài văn là gì?

……… ……… ………...

Đọc hiểu “ĐẤT NƯỚC”

Dựa vào nội dung bài “Đất Nước” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ trên?

A. Nguyễn Đình Thi B. Nguyễn Thi

C. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2: Những chi tiết nào miêu tả cảnh đẹp của đất nước trong mùa thu mới?

A. Rừng tre phấp phới, những cánh buồm thơm mát B. Những ngả đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa

C. Gió thổi mùa thu hương cốm mới, tôi nhớ những ngày thu đã xa D. Cả A và B

Câu 3: Tác giả cảm nhận mùa thu bằng các giác quan nào?

A. Thị giác và thính giác (nhìn và nghe)

B. Thị giác, thính giác và khứu giác (nhìn, nghe và ngửi) C. Thị giác (nhìn)

A. Trời xanh đây là của chúng ta B. Người ra đi đầu không ngoảnh lại C. Nước những người chưa bao giờ khuất D. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Câu 5: Trong câu “Trời thu thay áo mới” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ

Câu 6: Ý nghĩa của bài thơ là gì?

……… ……….

Đọc hiểu “CON GÁI”

Dựa vào nội dung bài “Con gái” hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

A. Dì Hạnh nói “lại một vịt trời nữa” khi biết mẹ Mơ sinh một bé gái. B. Bà nội không muốn bế cháu vì cháu là con gái.

C. Bố Mơ buồn rầu nói với mẹ Mơ rằng: “Nhà lại có thêm một vịt trời nữa rồi”. D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Bài được chia làm mấy đoạn?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy mơ không thua kém gì các bạn trai?

A. Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi.

B. Mơ hăng hái tham gia các hoạt động tập thể của trường. C. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu em Hoan. D. Cả A,B và C

Câu 4: Đâu là các từ láy được nêu trong bài?

A. Xanh xanh, buồn buồn, háo hức B. Buồn buồn, cào cào, chới với

C. Háo hức, xa xa, rơm rớm D. Buồn buồn, rơm rớm, rập rờn

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Trọng nam …. nữ”

Câu 6: Kể các chi tiết cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”?

……… ………..……….

Đọc hiểu “ÚT VỊNH” Dựa vào nội dung bài “Út Vịnh” trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Gần ngay bên nhà Út Vịnh có điều gì đặc biệt?

A. Gần một cái chợ rất ồn ào B. Gần nghĩa địa hiu quạnh C. Gần ngay bên đường sắt D. Cả A và C

Câu 2: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?

A. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.

B. Lắm khi trẻ con chăn trâu còn ném đá lên tàu. C. Ít xe chạy qua đường tàu

D. Cả A và B

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

B. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã.

C. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Câu 4: Từ “chạy” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy. B. Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến.

C. Đồng hồ chạy đúng giờ.

A. Thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch thường chạy trên đường tàu thả diều. B. Thuyết phục hai hộ gia đình không bán hàng gần khu vực tàu chạy qua. C. Tuyên truyền mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh quanh đường tàu. D. Thuyết phục đám trẻ con chăn trâu không ném đá lên tàu và đường ray.

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện Út Vịnh?

……… ……….

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 54 - 64)