Sử dụng bộ công cụ trong giờ ôn tập – củng cố và bài tập tổng hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 75)

Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng đặc biệt là ở bậc Tiểu học.Việc ôn tập củng cố kiến thức cho HS giúp HS khắc sâu kiến thức và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất cần thiết.Việc đưa ra các bài tập tổng hợp giúp HS hệ thống hóa được kiến thức. Củng cố kiến thức diễn ra dưới các hình thức: Luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hóa và ôn tập. Các bài tập tổng hợp là sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận để tổng hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của HS. Các bài tập tổng hợp có thể chia theo chủ đề, từng phân môn hay tổng hợp kiến thức của từng kì học, cả năm tùy vào cách xây dựng của mỗi GV. Trong tất cả các dạng bài tổng hợp đều có thể sử dụng các bài tập, các PĐHđã xây dựng được. Việc đưa các bài tập, PĐH vào các bài tập tổng hợp giúp HS hệ thống kiến thức một cách logic, tăng khả năng luyện tập, kĩ năng giải quyết các tình huống trong bài học và các vấn đề thực tiễn. Thiết kế các bài tập đọc - hiểu tổng hợp, bài tập ôn luyện về luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả…

Sau đây, chúng tôi xin minh họa một số dạng bài tập được thiết kế theo hướng đó:

- Một bài tập tổng hợp: Sử dụng 1 bài tập đọc hiểu và 1 PĐH liên quan đến các bài tập và PĐH đã xây dựng. Thông qua các bài tập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của HS.

2.4.3. Sử dụng bộ công cụ trong xây dựng đề kiểm tra môn học.

Sử dụng các bài tập và PĐH đã xây dựng để dùng trong kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì.

Kiểm tra thường xuyên

Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng ngày.Kiểm tra thường xuyên được người GV tiến hành thường xuyên.

Mục đích của kiểm tra thường xuyên: Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và HS; Thúc đẩy HS cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống; tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.

Khi giảng bài mới ngoài mục đích trang bị kiến thức, phát triển kĩ năng cho HS, GV cần tạo nên điểm nhấn trong bài học để làm đọng lại ở HS một sự thú vị dưới hình thức sinh một mâu thuẫn cần tháo gỡ hay một vấn đề thực tiễn chưa biết.

Củng cố kiến thức cho HS để HS nắm vững kiến thức và giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả hơn. Trong quá trình củng cố, ôn tập GV có thể sử dụng một số bài tập, PĐH đã xây dựng để HS tập dượt cách ôn tập hệ thống hóa, vận dụng kiến thức, tập phản ứng nhanh trước các tình huống, phát hiện và giải quyết vấn đề đối với các tình huống kiến thức, quen với sự đa dạng trong vận dụng kiến thức đối với các lĩnh vực của đời sống thực tiễn.

Kiểm tra định kì

Kiểm tra định kì thường được tiến hành sau khi:

+ Học xong một số chương.

+ Học xong một phần chương trình. + Học xong một học kì.

Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kì của một môn học nên khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra tương đối lớn.

Tác dụng của kiểm tra định kì:

+ Giúp GV và HS nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định. + Đánh giá được việc nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS sau một thời gian nhất định.

+ Giúp HS củng cố, mở rộng tri thức đã học.

+ Tạo cơ sở để HS tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.

Hệ thống bài tập, PĐH được xây dựng đưa vào các bài kiểm tra định kì giúp HS hệ thống hóa kiến thức một cách logic, độ phủ rộng kiến thức cao hơn.Rèn luyện cho HS sự nhạy bén, phản ứng nhanh trước các tình huống trong bài và tình huống thực tiễn.

Sau đây, chúng tôi xin minh họa một số dạng bài tập được thiết kế theo hướng đó:

Ví dụ:

Ôn tập học kì 2 A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Đọc một số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn.

TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái sau chuyện Mơ cứu em Hoan?

2 – Bầm ơi ( Khổ thơ thứ 2 – “Bầm ơi … bấy nhiêu”)

TLCH: Những hình ảnh so sánh nào cho thấy tình cảm mẹ - con thắm thiết, sâu nặng?

3 – Đất nước (Khổ thơ thứ 3 – “Mùa thu … thiết tha”)

TLCH: Trong khổ thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

II. Đọc thầm và làm bài tập

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.

Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy.

Theo Đoàn Giỏi

Dựa vào nội dung của bài văn trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bài văn trên tả cảnh gì?

A. Cảnh rừng phương Nam lúc ban mai. B. Cảnh đi săn trong rừng.

D. Rừng phương Nam lúc hoàng hôn.

Câu 2: Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi … dần biến đi.) Tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào?

A. Lúc ban trưa B. Lúc ban mai C. Lúc hoàng hôn D. Lúc ban đêm

Câu 3: Cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam được miêu tả qua chi tiết? A. Một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.

B. Tiếng chim hót từ xa vọng lại, gió bắt đầu nổi lên. C. Có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm.

D. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

Câu 4: Tác giả miêu tả mùi hương của hoa tràm như thế nào? A. Thơm thoang thoảng, theo gió bay khắp nơi.

B. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. C. Thơm ngào ngạt, tỏa ra khắp rừng cây.

Câu 5: Câu 3: Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì? A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.

B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. Câu 6: Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? A. Thơm đậm, đến mức làm cho ta khó chịu.

B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.

Câu 7: Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng”? A. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.

B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. C. Ồn ào, nhộn nhịp, tĩnh lặng.

Câu 8: Vị ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến mất” là: A. Rừng ban mai dần dần biến mất.

B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai. C. Dần dần biến mất.

Câu 9: Hãy viết cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

……… Câu 10: Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên?

………

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả nghe – viết

Hạt sương

Sáng tinh mơ, tôi mở to đôi mắt ngái ngủ lơ mơ, đi ra ven bờ ao.Những cây sen dưới ao đang ngủ, còn chưa tỉnh giấc.

Một giọt sương bò đi bò lại, trên mặt lá sen, giống như một bé gái sơ sinh tinh ngịch. Vì chuyện gì mà giọt sương vui sướng đến mức lăn lê bò toài như vậy hay là nó bị mặt trời đỏ mới nhô lên chiếu vào làm chói lóa, không mở mắt ra được.

Hạt sương là mồ hôi của lá sen, cũng là nước mắt của lá sen, lăn nhẹ trên đôi má của lá sen. Ở những chỗ nó chạy qua, trên gò má của lá sen, còn để lại vết nước mắt.

(Theo Vương Quân Phi)

II. Tập làm văn

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nghiên cứu về việc xây dựng bộ công cụ, chương 2 đã đạt được một số kết quả chính:

- Xác định được một số yêu cầu khi xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 5.

- Xác định được một số nguyên tắc xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 5. Trong đó, ngoài những nguyên tắc căn cốt bám sát mục tiêu, nội dung dạy học, đề tài chú trọng nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và tính giáo dục hiện nay.

- Xây dựng được bộ công cụ để dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 5, xây dựng phiếu đọc hiểu theo bài học; bài tập đọc hiểu theo chương trình môn học; bài tập đọc hiểu trong ôn tập – củng cố;bài tập đọc hiểu trong kiểm tra thường xuyên và định kì đảm bảo các nguyên tắc đã xác định.

- Đưa ra được hướng dẫn sử dụng bộ công cụ nhằm tổ chức dạy học đọc hiểu và xây dựng các đề kiểm tra theo mục đích khảo sát.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích:

- Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho HS lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với nhu cầu và nhận thức của HS, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

- Bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bộ công cụ đã xây dựng qua các nội dung:

+ Bộ công cụ đã xây dựng trong đề tài có đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 không? Có phù hợp với đặc diểm nhận thức, khả năng học tập của HS không? Có đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình không?

+ Bộ công cụ đã xây dựng trong đề tài có thể thực hiện trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 không? Thực hiện các đề kiểm tra có giúp đánh giá HS một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực qua môn Tiếng Việt không?Có làm kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 5 tốt hơn không?

3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong thực nghiệm chúng tôi tiến hành công việc chính sau:

- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm một số công cụ, phiếu đọc hiểu, một số đề kiểm tra.

- Đánh giá sự hứng thú của HS khi tiếp xúc với bộ công cụ, bước đầu đánh giá hiệu quả của một số đề kiểm tra qua môn Tiếng Việt lớp 5.

Các đề kiểm tra thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn là:

- Đề kiểm tra giữa kì 2 bao gồm hai phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận.(Phụ lục 5).

- Kiểm tra thường xuyên và ôn tập kiến thức sử dụng phiếu đọc hiểu được chúng tôi chọn là bài đọc - hiểu :“Út Vịnh” (Phụ lục 6).

3.3. Tổ chức thực nghiệm

Tài liệu thực nghiệm được xây dựng thực hiện nhằm thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Việt lớp 5 của trường tiểu học.Vì vậy, đối tượng TN là HS của trường tiểu học.Cụ thể chúng tôi chọn trường để tiến hành TN là trường Tiểu Học Phong Châu – Thị xã Phú Thọ – Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 5A (34 học sinh) làm lớp TN, lớp 5B (33 học sinh) làm lớp ĐC.Các nhóm TN và ĐC của từng trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau.

Lớp TN do thầy giáo Bùi Anh Tuấn phụ trách và HS được kiểm tra bằng bộ công cụ mà nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng.

Lớp ĐC cũng do cô giáo Kim Thị Như Tin phụ trách được kiểm tra theo hình thức bình thường theo chương trình của GV tự thiết kế.

3.3.2. Thời gian và cách thức triển khai nội dung thực nghiệm

Để đảm bảo chương trình dạy học, các giờ TN được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường. Ở các lớp ĐC, các tiết dạy học tiếng Việt vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định. Thời gian TN được tiến hành trong học kì 2 của năm học 2019-2020 từ 4/5/2020 đến 6/6/2020.

Chúng tôi đã trao đổi với GV dạy TN về xây dựng bộ công cụ, các phiếu đọc hiểu, hệ thống câu hỏi đã xây dựng, các đề kiểm tra và ý đồ sư phạm của mình khi kiểm tra bằng các đề kiểm tra đã xây dựng. Kế hoạch ôn tập bằng các câu hỏi, kế hoạch kiểm ra bằng hệ thống câu hỏi, phiếu đọc hiểu dã được xây dựng sẵn như trong đề tài được lập và trao đổi với GV dạy TN trong quá trình bắt đầu giai đoạn TN. Ở lớp TN, chúng tôi tổ chức một nhóm dự giờ, một GV dạy giỏi cấp trường và một GV trưởng nhóm khối lớp 5, các thầy cô quan sát, ghi chép và tổ chức đánh giá kết quả TN. Trong các giờ dạy và kiểm tra chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm trực tiếp dự giờ dạy của GV, quan sát, ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của GV và HS trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy bài mới, kiểm tra, ôn tập chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của GV về thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình thực hiện kiểm tra TN.

Đề tài chỉ được tiến hành TN trong 1 tháng của học kì II với 6 bài đọc hiểu lớp 5, tổng số 6 tiết học. Bởi vì trong khoảng thời gian đó, chúng tôi thực hiện đợt thực tập sư phạm, qua đợt thực tập này, chúng tôi mong muốn có một PPDH mới giúp kết quả học tập của HS đạt được cao hơn và HS hứng thú hơn. Do thời gian thực tập sư phạm hạn hẹp nên trong quá trình TN, chúng tôi được sự hỗ trợ của GV chủ nhiệm để có thể hoàn thành kịp thời.

Chúng tôi thực hiện ở các bài tập đọc sau: 1. Phong cảnh đền Hùng (Đoàn Minh Tuấn) 2. Nghĩa thầy trò (Hà Ân)

3. Tranh làng Hồ (Nguyễn Tuân) 4. Đất nước (Trần Đăng Khoa) 5. Một vụ đắm tàu (A – mi – xi) 6. Con gái (Đỗ Thị Thu Hiên)

Tiến trình TN của chúng tôi được chia thành các giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1: Thu thập số liệu trước TN * Giai đoạn 2: Tiến hành TN

* Giai đoạn 3: Thu thập ý kiến của GV và HS * Giai đoạn 4: Xử lí thông tin và phân tích kết quả - Kết quả vận dụng cụ thể của từng PĐH như sau:

Bài “Phong cảnh đền Hùng”

Đây là PĐH đầu tiên nên mục đích chính là cho HS làm quen với PĐH, nhằm quan sát cách thực hiện thu và phát phiếu, vận dụng vào quá trình thảo luận nhóm, cá nhân ra sao. Dưới đây là PĐH của em Bảo Thanh, em đã hoàn thành PĐH của mình như sau:

Hình 1: PĐH của em Bảo Thanh

PĐH trên được em Bảo Thanh trình bày rất sạch sẽ, rõ ràng và chính xác.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ công cụ để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc lớp 5 (Trang 75)