7. Cấu trúc khóa luận
1.3.1. Giới thiệu về trường tiểu học Tiên Cát
Trường Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ được thành lập T9/1989 trên cơ sở tách ra từ trường C1, 2 Tiên Cát. Khi mới thành lập, nhà trường gặp không ít những khó khăn và thách thức.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, trường tiểu học Tiên Cát trở thành trường có bề dày về truyền thống và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh.
Hoạt động dạy học ở trường tiểu học Tiên Cát.
- Điều kiện về chất lượng cơ sở vật chất:
Đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường đang được trang bị khá đầy đủ với 24 phòng học và 11 phòng chức năng đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của
thầy trò nhà trường. Thiết bị trong phòng học, bàn ghế, bảng, các điều kiện về ánh sáng, quạt mát đảm bảo chuẩn và đầy đủ phục vụ cho HS.
- Điều kiện về chất lượng đội ngũ giáo viên:
Tập thể Hội đồng nhà trường có 62 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trình độ cán bộ công nhân viên đạt chuẩn 100 %, trên chuẩn 92,85%.
Năm học 2010 - 2011 có 24 GV dạy giỏi (18 cấp trường; 6 cấp TP), HS đạt giải thi học sinh giỏi các cấp có 211 giải (Trong đó, cấp TP: 181; cấp Tỉnh: 25; cấp QG: 6).
Năm học 2011 - 2012 có 35 GV giỏi (30 cấp trường; 03 cấp TP; 02 cấp tỉnh), 02 CBQL giỏi (Trong đó 01 đạt cấp TP; 01 đạt cấp QG); HS giỏi có 156 giải (36 Nhất; 45 Nhì; 55 Ba; 20 KK).
Năm học 2012 - 2013, đội tuyển HS năng khiếu cấp TP có 76 giải (3 Nhất; 21 Nhì; 27 Ba; 25 KK), cấp tỉnh 12 giải (5 Nhất; 1 Nhì; 2 Ba; 4 KK), cấp Quốc gia giải Toán qua Internet lớp 5 có 01 huân chương Vàng.
Vì vậy, chất lượng HS giỏi của trường TH Tiên Cát luôn là đơn vị trong tốp dẫn đầu, được phòng GD& ĐT TP Việt Trì đánh giá cao, được cha mẹ HS tin tưởng nên luôn thu hút được HS ngoài địa bàn đến học.
- Điều kiện về chất lượng học sinh:
Học sinh trong trường là những học sinh ngoan chăm học, chủ yếu là học sinh khá và giỏi, chiếm một phần nhỏ là HS trung bình và học sinh yếu.
- Hoạt động dạy và học được nhà trường quan tâm và duy trì tốt chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
1.3.2. Thực trạng dạy học Tập đọc trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 ở trường tiểu học Tiên Cát.
1.3.2.1. Nhận xét về dạy học phân môn Tập đọc
Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng, tạo điều kiện và cũng là cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác. Điều đặc
biệt ở đây là phân môn Tập đọc, một phân môn có vị trí khá quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học, một bậc đầu tiên trong trường phổ thông.
Tình hình dạy phân môn Tập đọc hiện nay ở trường tiểu học Tiên Cát nhìn chung với Tiết học tập đọc giáo viên đã đảm bảo mục tiêu của tiết học như đọc đúng, đọc trôi chảy, hiểu được nội dung của bài tập đọc. HS học môn học đã đạt được những mục tiêu chung. Nhưng bên cạnh những thành công còn khá nhiều những hạn chế trong dạy học phân môn Tập đọc nói riêng cần được nhắc tới và quan tâm. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, phát triển năng lực cho HS thông qua việc xây dựng các bài tập đọc hiểu theo chủ đề cho HS chưa được chú ý. Dẫn đến tới năng lực học môn học còn chưa toàn diện.
Trên đây là tình hình dạy học phân môn Tập đọc nói chung trong toàn trường, nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu về phân
môn Tập đọc ở khối lớp 3 trường tiểu học Tiên Cát.
1.3.2.2. Sự thay đổi trong cấu trúc chương trình phân môn Tập đọc lớp 3
Chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 3 có hai tập, được học trong 35 tuần với tổng số 280 tiết (8 tiết / tuần) và bao gồm 6 phân môn: Tập đọc, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, kể chuyện và tập làm văn.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học trong 2 tuần gắn với một chủ điểm:
Tập một gồm 8 chủ điểm và tập hai gồm 7 chủ điểm. Cụ thể như sau:
Tuần/ Chủ điểm Nội dung Trang
1. Măng non
Cậu bé thông minh 4
Hai bàn tay em 7
2. Măng non
Ai có lỗi? 12
Khi mẹ vắng nhà 15
Cô giáo tí hon 17
3. Mái ấm
Chiếc áo len 20
Quạt cho bà ngủ 23
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng 26
4. Mái ấm Người mẹ 29 Mẹ vắng nhà ngày bão 32 Ông ngoại 34 5. Tới trường Người lính dũng cảm 38
Mùa thu của em 42
Cuộc họp của chữ viết 44
6. Tới trường
Bài tập làm văn 46
Ngày khai trường 49
Nhớ lại buổi đầu đi học 51
7. Cộng đồng Trận bóng dưới lòng đường 54 Lừa và ngựa 57 Bận 59 8. Cộng đồng Các em nhỏ và cụ già 62 Tiếng ru 64
Những chiếc chuông reo 67 9. Ôn tập cuối học kì I
10. Quê hương
Giọng quê hương 76
Quê hương 79
Thư gửi bà 81
11. Quê hương Đất quý, đất yêu 84
Chõ bánh khúc của dì tôi 91
12. Bắc – Trung – Nam
Nắng phương nam 94
Cảnh đẹp non sông 97
Luôn nghĩ về miền Nam 100
13. Bắc – Trung – Nam
Người con của Tây Nguyên 103
Vàm Cỏ Đông 106
Cửa Tùng 109
14. Anh em một nhà
Người liên lạc nhỏ 112
Nhớ Việt Bắc 115
Một trường tiểu học vùng cao 118
15. Anh em một nhà
Hũ bạc của người cha 121
Nhà bố ở 124
Nhà rông ở Tây Nguyên 127
16. Thành thị và nông thôn Đôi bạn 130 Về quê ngoại 133 Ba điều ước 136 17. Thành thị và nông thôn Mồ côi xử kiện 139 Anh Đom Đóm 143 Âm thanh thành phố 146 18. Ôn tập cuối học kì I 19. Bảo vệ tổ quốc Hai bà Trưng 4 Bộ đội về làng 7
Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
10
20. Bảo vệ tổ quốc
Ở lại với chiến khu 13
Chú ở bên Bác Hồ 16
21. Sáng tạo
Ông tổ nghề thêu 22
Bàn tay cô giáo 25
Người trí thức yêu nước 28
22. Sáng tạo
Nhà bác học và cụ già 31
Cái cầu 34
Chiếc máy bơm 36
23. Nghệ thuật
Nhà ảo thuật 40
Em vẽ Bác Hồ 43
Chương trình xiếc đặc sắc 46
24. Nghệ thuật
Đối đáp với vua 49
Mặt trời mọc đằng …tây 52
Tiếng đàn 54
25. Lễ hội
Hội vật 58
Hội đua voi ở Tây Nguyên 60
Ngày hội rừng xanh 62
26. Lễ hội
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 65
Đi hội chùa Hương 68
Rước đèn ông sao 71
27. Ôn tập giữa học kì II
28. Thể thao
Cuộc chạy đua trong rừng 80
Cùng vui chơi 83
Bản tin 86
29. Thể thao
Buổi học thể dục 89
Bé thành phi công 91
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục 94 30. Ngôi nhà chung Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua 98
Ngọn lửa Ô – lim – pích 103 31. Ngôi nhà chung Bác sĩ Y- éc – xanh 106 Bài hát trồng cây 109 Con cò 111 32. Ngôi nhà chung
Người đi săn và con vượn 113
Mè hoa lượn sóng 116
Cuốn sổ tay 118
33. Bầu trời và mặt đất
Cóc kiện trời 122
Mặt trời xanh của tôi 125
Quà của đồng đội 127
34. Bầu trời và mặt đất
Sự tích chú Cuội cung trăng 131
Mưa 134
Trên con tàu vũ trụ 136
35. Ôn tập cuối học kì II
Theo thiết kế trong SGK mỗi tuần có ba tiết tập đọc, tuy nhiên theo chương trình giảm tải nên mỗi tuần học học sinh chỉ học hai tiết tập đọc, bài còn lại sẽ cho học sinh về nhà tự đọc hoặc tổ chức cho học sinh đọc lại vào giờ luyện đọc thêm. Mỗi bài tập đọc là bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống người và thời đại hoặc là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người theo các chủ điểm, mở rộng cho các em một vốn từ ngữ thuộc những chủ điểm đó. Ta có thể thấy rằng ở một số chủ điểm có nét tương đồng với nhau về nội dung truyền tải. Để tránh sự trùng lặp, gây nhàm chán. Chúng ta có thể gộp một số chủ điểm lại thành chủ đề lớn hơn, mang tính bao quát hơn là việc làm cần thiết, đáng được quan tâm.
1.3.3. Thực trạng dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực ở khối lớp 3 trường TH Tiên Cát. lớp 3 trường TH Tiên Cát.
Chương trình giáo dục 2000 cũng có nhiều bất cập trong giai đoạn hiện nay, nhưng đổi mới chương trình vẫn dựa trên hoạt động đọc, hoạt động nói, rút kinh nghiệm. Phân môn tập đọc hiện nay chiếm dung lượng lớn trong tương quan với các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Mỗi tuần đều có hai bài tập đọc, việc xây dựng các bài tập đọc hiểu sử dụng hoạt động dạy môn học bị chi phối bởi sự chuẩn bị của giáo viên với những cách tiếp cận khác nhau. Xét về chương trình giáo dục hiện nay cũng có nhiều điều đáng phải bàn.
Đánh giá chung về ưu điểm của chương trình Tiếng Việt hiện nay:
- Nhấn mạnh về việc đọc từ lớp 2 - lớp 5, điều này cho thấy các nhà giáo dục rất quan tâm đến việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
- Chương trình đã chú trọng nhiều hơn trong việc phát huy tối đa khả năng tiếp nhận văn bản của người học, giáo viên có thể kiểm tra học sinh khi dạy thông qua các đoạn văn được phân tích.
Bên cạnh những ưu điểm chương trình dạy học tập đọc cũng có những hạn chế sau:
- Hoạt động đọc duy trì quá thường xuyên, trải rộng mà chưa sâu, chưa đi vào cảm nhận sâu, đây còn là khuyết thiếu, chưa hướng tới tiếp cận, phát triển năng lực của HS thông qua các bài tập đọc hiểu.
- Chưa có nhiều các tiết học Tiếng Việt theo các chủ đề tổng hợp.
- Các bài tập đọc được xây dựng trong SGK theo các chủ điểm quá nhiều, mang nội dung chưa hấp dẫn, các chủ điểm có nhiều nét tương đồng, nhàm chán, các câu hỏi gợi ý đọc hiểu bài còn nghèo nàn, chưa phát huy hết năng lực đọc hiểu của HS.
- Ít xây dựng, khai thác các dạng bài tập đọc hiểu theo chủ đề nhằm phát triển năng lực cho HS.
Cấu trúc chương trình môn Tập đọc được trải rộng trên tất cả các khối lớp và có khối lượng lớn nhất. Đây là giờ học có tính tích hợp của nhiều phân môn.
Phân môn tập đọc trang bị rất nhiều tổ hợp kiến thức khác nhau cũng bởi vậy mà giờ tập đọc đòi hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên giờ tập đọc hiện nay mới chỉ dừng lại ở kỹ thuật đọc chưa sâu về hiểu rõ nội dung, chưa tiếp cận nhiều tới các khía cạnh khác nhau theo chủ đề. Với chương trình giáo dục 2000 chúng ta cần có những cái nhìn khoa học, hợp lý để tiếp cận tốt hơn. Dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu học là rất cần thiết, ở tiểu học khả năng đọc hiểu của học sinh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là với lớp 3. Điều đó khiến ta càng nhận thấy việc xây dựng bài tập đọc hiểu theo các chủ đề là cần được quan tâm.
1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực ở khối lớp 3 trường TH Tiên Cát. năng lực ở khối lớp 3 trường TH Tiên Cát.
Một phần do phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa chú trọng đến dạy học đọc hiểu cho học sinh, chưa chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh thông qua các bài tập đọc hiểu được xây dựng theo từng chủ đề. Phần còn lại do:
• Chương trình học còn nặng, lứa tuổi tiểu học vẫn còn nhỏ.
• Giáo viên chưa có sự quan tâm lớn đến việc xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề. Đổi mới dạy phương pháp dạy học giáo dục tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tự suy nghĩ, tự tìm tòi, khám phá và trải nghiệm, hình thành nên năng lực, kĩ năng cần thiết.
1.3.5. Đánh giá thực trạng triển khai tổ chức dạy học đọc hiểu qua hệ thống bài tập đọc hiểu theo chủ đề tập đọc hiểu theo chủ đề
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thực trạng dạy học đọc hiểu trong phân môn Tiếng Việt lớp 3, tìm hiểu về thực trạng dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực, chúng ta thấy dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực là rất cần thiết. Thực tế việc dạy đọc hiểu trong phân môn Tiếng Việt đặc biệt đối với khối lớp 3 chưa được quan tâm và chưa phát triển được rõ
năng lực cho HS trong quá trình học. Bởi vậy chúng ta nhận thấy đổi mới tổ chức dạy học đọc hiểu qua hệ thống bài tập theo chủ đề là cần thiết, là có ý nghĩa, cần được quan tâm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã nêu rõ cơ sở lí luận của dạy hoc đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt. Theo đó dạy học đọc hiểu được hiểu là xây dựng các bài tập đọc hiểu giúp HS tự tìm hiểu, lĩnh hội tri thức bài học dựa trên tiếp cận bình diện nội dung dạy học và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Chương 1 đã phân tích cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng bài tập đọc hiểu nhằm làm nền tảng cho các chương còn lại. GV cần nắm được những vấn đề về lí luận và thực tiễn được trình bày ở chương này để có thể đáp ứng yêu cầu dạy đọc hiểu phân môn tập đọc, cụ thể là dạy đọc hiểu một cách tốt nhất, đáp ứng chất lượng hiệu quả và nâng cao năng lực học môn học cho HS.
Qua khảo sát tại trường tiểu học Tiên Cát, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã đánh giá cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu trong môn Tiếng Việt nói chung và trong môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng. Từ đó khẳng định việc xây dựng các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3, sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của HS. Không chỉ giúp các em nắm vững được kiến thức, mà còn phát triển các năng lực cần thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu những kết quả đã thu được ở chương 1, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3.
CHƯƠNG 2:
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU THEO CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 2.1. Cơ sở xây dựng các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3
2.1.1. Cơ sở tâm lí học và đặc điểm tâm lí của học sinh
HS tiểu học phần lớn là những trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường, trở thành học sinh, chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Vì vậy có thể nói, hoạt động học tập có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương pháp lĩnh hội, sống và phát triển trong nền văn minh của nhà trường. Theo các nhà tâm lí học, lứa tuổi học sinh tiểu học chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu cấp (lớp 1,2,3)