7. Cấu trúc khóa luận
2.4.1. Giới thiệu về các dạng bài tập đọc hiểu
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ chính là hình thành năng lực đọc
hiểu cho HS, giúp HS tích cực, chủ động, khám phá bài học. Phát huy ở HS năng lực tư duy, làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Để HS đạt được điều đó cần thông qua các bài tập đọc hiểu theo chủ đề. Bài tập được chia ra thành nhiều dạng rất phong phú, đa dạng theo các chủ đề.
Ở mỗi bài tập gồm 2 phần đó là: văn bản đọc (bao gồm các văn bản đọc trong SGK hoặc văn bản ngoài SGK, có nội dung gần giống hoặc tương đương với các bài tập đọc trong từng chủ điểm), các câu hỏi đọc hiểu dựa trên 4 mức độ nhận thức của HS. Với các mức độ nhận thức thì tương ứng với các câu hỏi đọc hiểu với các yêu cầu cụ thể. Số lượng các câu hỏi ở mức 3,4 ở SGK rất hạn chế nên xây dựng các câu hỏi ở mức độ này cần thiết để phát triển năng lực cho HS. Chúng tôi gộp các chủ điểm thành các chủ đề bao quát tương ứng nên hệ thống các bài tập đọc hiểu đưa ra là xoay quanh những chủ đề đó.
Cụ thể:
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề mái trường em yêu.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề gia đình và hạnh phúc gia đình. - Bài tập đọc hiểu về chủ đề về quê hương, đất nước.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề về trí tuệ và sáng tạo.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề hoạt động văn hóa, thể thao. - Bài tập đọc hiểu về chủ đề quan hệ giữa các nước.
2.4.1.1. Bài tập đọc hiểu chủ đề mái trường em yêu.
Với các dạng bài tập đọc hiểu của chủ đề này xây dựng nhằm đạt được mục tiêu: a, Kiến thức: HS có thêm vốn từ, tri thức, hiểu biết về các vấn đề xoay quanh nhà trường, thiếu nhi, học sinh,…
b, Kĩ năng: Khai thác bài học qua các câu hỏi, bài tập gợi ý nhằm rèn luyện kĩ năng, năng lực đọc hiểu.
c, Thái độ: Giáo dục tư tưởng, đạo đức về chủ đề mái trường. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT
Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “học viên” mỗi năm. Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “học sinh”. Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai, ba ngày một tuần hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động trong ngôi trường này đều hướng đến một mục đích - Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên.
Được bao bọc bởi núi rừng ngút ngàn, mái nhà lại được trồng có nên nhìn từ xa, thật khó có thể phân biệt được đâu là trường học và đâu là màu xanh của lá rừng. Bên trong “ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa. Năng lượng điện
sử dụng cho việc thắp sáng bên trong cũng được tận dụng từ thiên nhiên: Năng lượng gió!
“Nội thất” của ngôi trường không hề “lạc điệu” so với cái tên. Các bạn hãy nhìn mà xem, trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng lá cây đan một cách khéo léo và giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng kính trong suốt nên có thể cây cối, chim muông thú ở thật gần.
Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức, ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “người bạn” gần gũi với thiên nhiên. Đã có rất nhiều đoàn học sinh đến đây và tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Tham gia lớp học gọi chim, lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, các động vật quý hiếm, thám hiểm núi lửa, hang động,…
Tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và niềm say mê nghiên cứu,… Đó là điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã, đang và sẽ mang đến cho các “du khách học trò”.
(Theo Thảo Khuyên)
Dựa vào nội dung bài học để trả lời các câu hỏi:
1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào?
A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng.
B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ đây có thể nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi.
C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng. D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng.
2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Một năm học.
B. Dài hai, ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn. C. Khoảng từ một đến ba tháng.
D. Một ngày học.
3. Mục đích chính của ngôi trường này là gì?
A. Tổ chức cho học viên tham quan, dã ngoại. B. Tổ chức cho học viên tham dự trại hè.
C. Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tạo tình thân ái giữa các thành viên trong lớp học.
4. Người ta làm mát ngôi nhà bằng cách nào? A. Lắp điều hòa nhiệt độ.
B. Lắp hệ thống ống dẫn khí từ ngoài vào. C. Lắp máy giảm nhiệt độ.
D. Lắp hệ thống quạt điện.
5. Năng lượng điện dùng trong trường học này lấy ở đâu? A. Từ thiên nhiên.
B. Từ nhà máy thủy điện. C. Từ nhà máy nhiệt điện. D. Từ các cối say gió.
6. Bạn có thể tham gia những lớp học nào ở ngôi trường này? A. Lớp học múa, hát, lớp học Toán và Tiếng Anh. B. Lớp học thể dục, thể thao.
C. Lớp học trải nghiệm các hoạt động xã hội.
D. Lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật.
7. Đúng ghi đúng, sai ghi sai. “Nội thất” của ngôi trường có điểm gì thú vị? Trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những
sinh vật sống trong rừng.
Thùng thư bằng vỏ thân cây đan một cách khéo léo.
Giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh.
Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng lá cây nên khiến người học có cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
8. Bạn có thể tham gia những lớp học nào ở ngôi trường này? A. Lớp học múa, hát, lớp học Toán và Tiếng Anh. B. Lớp học thể dục, thể thao.
C. Lớp học trải nghiệm các hoạt động xã hội.
D. Lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật.
9. Theo em điều gì đặc biệt, thú vị ở ngôi trường đã, đang và sẽ mang đến cho các “du khách học trò” là?
... ... 10. Chủ ngữ trong câu: “Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức, ngôi trường cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “người bạn” gần gũi với thiên nhiên.”
A. Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức. B. Ngôi trường này.
11. Hãy tưởng tượng em được đến học tại ngôi trường, viết 1-2 câu để nêu cảm nhận của em về ngôi trường, trong câu có sử dụng hình ảnh so sánh?
... ...
2.4.1.2. Bài tập đọc hiểu về chủ đề gia đình và hạnh phúc gia đình.
Các dạng bài tập đọc hiểu của chủ đề này xây dựng nhằm đạt được mục tiêu: a, Kiến thức: HS có thêm vốn từ, hiểu biết, tri thức về các vấn đề xoay quanh gia đình, các mối quan hệ và tình cảm của các thành viên trong gia đình, tình cảm nhân hậu, yêu thương…
b, Kĩ năng: Khai thác bài học qua các câu hỏi, bài tập gợi ý nhằm rèn luyện kĩ năng, năng lực đọc hiểu.
c, Thái độ: Giáo dục tình cảm nhân hậu, yêu thương con người. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
MẸ TÔI
Có lẽ với ai đó khi nghĩ về mẹ, về những món ăn mẹ nấu sẽ nhớ nhiều đến thứ ngon vật lạ, còn tôi đơn giản chỉ là món canh rau mồng tơi thuở ấy. Ngày đó bố mất, mẹ một mình nuôi ba anh em ăn học, bữa cơm của mấy mẹ con chẳng bao giờ có đủ thịt cá. Cơm dọn ra chỉ bát nước mắm, vài quả cà với nồi canh rau mồng tơi, gần như là ngày nào cũng vậy. Rau mẹ hái ở ngoài vườn rửa sạch, nước đổ vào nồi nổi lửa, đợi sôi lên thì thả rau, thêm ít muối trắng, bắc xuống thế là thành canh. Bữa nào mẹ đi chợ mua ít thịt bỏ vào nồi canh trở nên ngọt lạ, hôm đó tôi ăn nhiều hơn, đưa bát liên tục. Mẹ bảo: “Nấu canh có thịt dễ ăn hơn phải không con?”. Tôi ngoan ngoãn gật đầu. Thế là từ bữa đó nồi canh rau mồng tơi thay vì chỉ có nước lã đã có thêm thịt. Tôi lớn dần bên mẹ cùng với món sở trường là canh rau mồng tơi, ăn hoài thành nghiền. Mà lạ một nỗi vườn nhà tôi trồng rau gì cũng không thể phát triển được trừ rau này. Ngày tôi vào đại học, mẹ cũng ăn mừng
bằng nồi canh rau mồng tơi, nhưng lần này là nấu bằng nước luộc gà. Trước hôm tôi đi, mẹ dặn đủ điều sợ con điều gì cũng không biết. Lúc mẹ tiễn ra xe, tôi chẳng dám ngoái lại nhìn nhưng qua gương chiếu hậu tôi thấy mẹ khóc. Hình ảnh mẹ gầy ốm, đứng lẻ loi cuối con đường cứ bám riết lấy tôi suốt chặng đường dài...Thời gian trôi nhanh quá! Giờ ngồi nhớ lại tất cả tôi không nghĩ gia đình mình đã trải qua những tháng ngày vất vả như thế. Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi lúc này là hằng ngày đi làm về nhìn thấy mẹ, cất tiếng gọi “mẹ ơi” và để tôi có thời gian bù đắp vào khoảng thời gian trước đó - khoảng thời gian mà tôi biết mẹ đã thắt lưng buộc bụng nuôi các con thành người.
(Theo “Diễn đàn những câu chuyện cảm động về mẹ.”)
Dựa vào nội dung bài học để trả lời các câu hỏi:
1. Món ăn nào gắn bó thân thiết với tác giả? A. Canh rau mồng tơi.
B. Gà luộc.
C. Các loại rau trong vườn. 2. Lúc mẹ tiễn ra xe, giả đã làm gì?
A. Tạm biệt mẹ.
B. Ngoái lại nhìn, ôm mẹ.
C. Chẳng dám ngoái lại nhìn mẹ. 3. Niềm hạnh phúc lớn nhất của tác giả là:
A. Gia đình đã trải qua những ngày tháng vất vả.
B. Hằng ngày đi làm về nhìn thấy mẹ và cất tiếng gọi “Mẹ ơi!” C. Được ăn canh rau mồng tơi nấu với nước luộc gà.
4. Theo em “Hạnh phúc” là gì?
A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
5. Câu “Rau mẹ hái ở ngoài vườn vào được rửa sạch.” Có chủ ngữ là? A, Rau
B. Mẹ
C. Rau mẹ hái ở ngoài vườn vào.
6. Em hiểu thế nào về câu: “mẹ đã thắt lưng buộc bụng nuôi các con thành người.” ... 7. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người mẹ?
... ...
2.4.1.3. Bài tập đọc hiểu về chủ đề quê hương, đất nước.
Với các dạng bài tập đọc hiểu của chủ đề này xây dựng nhằm đạt được mục tiêu: a, Kiến thức: HS có thêm vốn từ, hiểu biết, tri thức xoay quanh chủ đề quê hương, đất nước…
b, Kĩ năng: Khai thác bài học qua các câu hỏi, bài tập gợi ý, rèn luyện kĩ năng, năng lực đọc hiểu. HS nói được về quê hương, đất nước mình.
c, Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ngay từ những điều bình dị nhất, ý thức bảo vệ tổ quốc.
Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
HÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẢM”
Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng.
Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có lẽ, hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, làm chậm bước chân người đi đường khỏi nhịp độ hối hả của cuộc sống mà níu giữ lại chút dịu dàng Hà Nội.
Tôi nhớ nhất cái cảm giác ngỡ ngàng, ngẩn ngơ khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất. Lúc này nhìn hoa bưởi như một đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn đang sà xuống khu vườn. Giữa vườn cây yên tĩnh, thỉnh thoảng những làn gió nhẹ đưa cánh hoa rơi vương dưới chân hay đậu khẽ khàng trên mái tóc buông dài. Hương thơm ấy cứ quấn quýt, ngập tràn cả không gian, ôm ấp mơn man. Những hạt sương nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Hoa bưởi đúng là món quà mùa xuân mà trời đất ban tặng để ai cũng có thể được tận hưởng tùy theo cách của mình. Hoa tươi cài trên mái tóc óng ả, giấu trong khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương. Hoa bưởi ướp thơm tấm mía ngọt ngào, ướp thơm mẻ bột sắn dây đầu mùa trắng mịn. Hoa bưởi theo tay cha vào ấm trà xanh dìu dịu, đậm đà, theo tay bà nằm trên đĩa hoa, đặt trên bàn thờ ngày tuần quyện với môi trầm hương ngan ngát.
Giữa cuộc sống tấp nập chốn thị thành, ngồi ngắm những bông hoa trắng xinh hiện hữu trong căn phòng nhỏ, mùi hoa như quyện vào không khí, quấn quýt khó rời chợt thấy bình yên đến lạ, thấy cuộc sống còn biết bao nhiêu điều tốt đẹp, thiên nhiên vẫn bao dung, vẫn luôn luôn như một nhắc nhở để ta đừng quên những năm tháng đã qua và những mùa hoa đang hiện hữu.
(Theo Thu Hằng)
Dựa vào nội dung bài học để trả lời các câu hỏi:
1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa nào? A. Hoa lan.
B. Hoa bưởi. C. Hoa bằng lăng. D. Hoa nhài.
2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả về màu sắc của hoa bưởi? A. trắng ngần, trắng nõn.
C. trắng nõn, trắng tinh. B. trắng ngọc trắng ngà. D. trắng tinh, trắng xóa.
3. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ nhất những đặc điểm về hương thơm của những bông hoa bưởi được miêu tả trong bài?
A. Hương bưởi nồng nàn, là lời mời khó cưỡng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.
B. Hương bưởi ngào ngạt, tao nhã, dễ chịu vô cùng, quấn quýt, ngập tràn cả không gian.
C. Hương thơm e ấp, dịu dàng, tao nhã, là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, quấn quýt, ngập trần cả không gian.
D. Hương thơm ngào ngạt, dịu dàng, tao nhã, quấn quýt, ngập tràn cả không gian, hương bay xa len lỏi vào từng ngõ xóm.
4. Ở đoạn 2, khi miêu tả vẻ đẹp và hương thơm của bông hoa bưởi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Câu văn nào cho em biết điều đó?
... ... 5. Tác giả đã có cảm giác như thế nào khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa bung nở trắng xóa từ trên cành đến dưới mặt đất?
A. ngạc nhiên, thích thú. B. thích thú, vui sướng. C. ngạc nhiên, ngỡ ngàng. D. ngỡ ngàng, vui sướng.
6. Ở đoạn 3, những bông hoa bưởi được so sánh với sự vật nào? A. Lời mời khó cưỡng.
B. Đám mây trắng tỏa hương xuân nồng nàn. C. Ngọc trắng chúm chím tỏa hương.
D. Khăn tay của những cô gái chớm nở yêu đương.