7. Cấu trúc khóa luận
2.1.4. Mục tiêu cần đạt khi xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề
Các bài tập đọc hiểu được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu là giúp các em hiểu bài hơn. Giúp các em có kĩ năng khai thác, tìm hiểu văn bản tập đọc. Từ đó nhằm cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về về Tiếng Việt và những hiểu biết về con người, thiên nhiên, đất nước,..
Các bài tập đọc hiểu cần được xây dựng và phân loại như sau:
- Phân loại theo các bước lên lớp: Bài tập kiểm tra bài cũ, bài luyện tập, bài tập kiểm tra đánh giá.
- Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm.
- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh: Bài tập tái hiện, bài tập suy luận, bài tập sáng tạo.
Các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng Việt lớp 3 được xây dựng trong khóa luận nhằm:
- Giúp HS phát huy năng lực đọc hiểu, tự tìm tòi, tìm hiểu, trải nghiệm nội dung kiến thức theo các chủ đề.
- Các bài đọc hiểu cần đạt được mục tiêu cho HS về chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ: HS nắm được nội dung sự vật và liên hệ cá nhân trong văn bản, để từ đó rút ra được ý nghĩa bài học cho bản thân.
- HS chủ động, tích cực, trở thành trung tâm của trung tâm của việc học. thông qua việc tự học, tự tìm hiểu theo gợi ý. Từ đó có cung cấp tri thức, bồi dưỡng năng lực của HS, giúp các em vận dụng chúng vào đời sống thực tiễn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Khơi gợi hứng thú học ở HS, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc.
2.2. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập đọc hiểu trong môn Tiếng Việt
Nguyên tắc về yêu cầu khi xây dựng câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong môn Tiếng Việt
Để giúp học sinh hướng tới tri thức cần thiết, hình thành kĩ năng đọc hiểu thì đòi hỏi người giáo viên khi thiết kế, xây dựng, cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
a, Đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình:
- Đòi hỏi lựa chọn, xây dựng bài tập đọc hiểu cần thống nhất với mục tiêu giáo dục chung, hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực cần thiết.
- Các câu hỏi, bài tập đưa ra cần phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung của các chủ điểm, chủ đề.
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng về đọc hiểu của HS lớp 3.
b, Đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính sáng tạo ở HS:
- Tính vừa sức thể hiện ở các câu đọc hiểu cần phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh, thông qua quá trình tư duy, học sinh có thể trả lời được. Để đảm bảo tính vừa sức, đòi hỏi các câu hỏi, bài tập đưa ra phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức của các em.
- Để phát huy tính sáng tạo của HS thì các bài tập cần được xây dựng từ cách lựa chọn, thu thập từ nhiều dạng khác nhau. Nguồn tư liệu và câu hỏi đa dạng, phong phú, từ đó HS phải tìm ra cách trả lời hay nhất.
c, Đảm bảo tính khái quát:
Các câu hỏi cần được tập trung ở những nội dung, những ý cơ bản của bài học. Mỗi bài học thường chứa đựng rất nhiều kiến thức vậy không dễ dàng gói gọn trong năm ba câu chữ. Vì vậy để học sinh có thể hiểu được bài, mà phát huy tối đa được các năng lực tư duy, thì các câu hỏi hay bài tập không nên quá vụn vặt, chi tiết, cần chưa đựng được những ý cơ bản nhất, nổi bật nhất của bài, làm kim chỉ nam để học sinh khai thác thật tốt kiến thức bài học.
d, Đảm bảo tính hệ thống:
- Về mặt hình thức: Các bài tập được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. Đặc biệt là năng lực tư duy, logic,…
- Về mặt nội dung: Các bài tập đọc hiểu được xây dựng hướng tới mục tiêu bài học và phát triển năng lực, trải nghiệm cho HS.
Các câu hỏi đưa ra cần theo một trình tự nhất định, từ dễ đến khó, từ cụ thể đến phức tạp theo diễn biến của nội dung bài học.
e, Đảm bảo tính phát triển:
Thể hiện ở chỗ, các câu hỏi có thể phát triển ở học sinh các năng lực như: - Thu thập thông tin: Bao gồm (Nhớ lại, liệt kê, quan sát, kể lại, lựa chọn…) - Xử lí hay tạo nghĩa cho từ: Bao gồm (Giải thích, so sánh, phân tích…) - Ứng dụng hay đánh giá rút ra từ bài học: Bao gồm (Áp dụng, dự báo, khái quát, đánh giá, liên hệ…)
- Đảm bảo tính đồng tâm, phát triển các kĩ năng đọc hiểu: Đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ, so sánh, kết nối, đọc mở rộng.
Nghĩa là phát triển tư duy cho học sinh trên cơ sở hoàn thiện nhân cách cho các em.
f, Đảm bảo tính thẩm mĩ:
Thể hiện ở chỗ dùng từ, đặt câu sao cho dễ hiểu, dễ nghe. Cần đưa ra các câu hỏi, bài tập khéo léo, sâu sắc, tinh tế, phát triển cả năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng nội dung, chủ đề bài tập đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 3
Khi xây dựng bài tập đọc hiểu về cần chú ý vềnội dung, chủ đề chủ đề lựa chọn: Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Ở phân môn Tập đọc qua 93 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản khác nhau: nghệ thuật, hành chính, báo chí… Trong đó có 30 bài thơ (từ thơ 4, 5 tiếng đến thơ 7, 8 tiếng, thơ lục bát, thơ tự do), 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, khoa học, nghị luận và văn bản thông thường), được chia theo các chủ điểm. Mỗi bài tập đọc là bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống người và thời đại hoặc là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người theo các chủ điểm. Hơn nữa phân môn tập đọc còn cung cấp, mở rộng cho các em một vốn từ ngữ thuộc những chủ đề đó. Chúng ta có thể nhận thấy, ở một số các chủ điểm có nét tương đồng, gần gũi về mặt nội dung nên có thể gộp các
chủ điểm đó thành các chủ đề lớn đề cập tới các hiện tượng đời sống, thiên nhiên và con người như sau:
Chủ đề Chủ điểm Mục tiêu chung
1. Chủ đề mái trường em yêu.
- Măng non - Tới trường
- Các văn bản đọc đều có nội dung hướng về các vấn đề xoay quanh chủ đề mái trường như: thiếu nhi, học sinh, nhà trường,…Nhằm cung cấp tri thức và giáo dục HS tư tưởng, đạo đức về chủ đề này. 2. Chủ đề gia đình và hạnh phúc gia đình. - Mái ấm - Anh em một nhà
- Các văn bản đọc đều xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ông bà với cháu, các mối quan hệ thân thương,..Qua đó nhằm bồi dưỡng ở các em tình yêu thương gia đình, người thân, các mối quan hệ thân thương trong cuộc sống.
3. Chủ đề quê hương, đất nước. - Quê hương - Bắc–Trung- Nam - Thành thị và nông thôn - Bảo vệ tổ quốc
- Các văn bản đọc, hay các bài thơ đều xoay quanh làm rõ vẻ đẹp, truyền thống yêu nước và giữa nước của dân tộc, mối quan hệ gắn bó của các nước,.. Qua đó giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ tổ quốc. 4. Chủ đề về trí tuệ và sáng tạo. - Sáng tạo - Nghệ thuật
- Các văn bản đọc xoay quanh vấn đề về sự sáng tạo, con người hoạt động trí tuệ, sáng tạo trong cuộc sống. Qua đó giáo dục HS thái độ ngưỡng mộ, tinh thần học hỏi, nói theo.
5. Chủ đề về hoạt động văn hóa, thể thao.
- Lễ hội - Thể thao
- Các văn bản đọc hiểu xoay quanh vấn đề về hoạt động, sự kiện truyền thống của dân tộc, văn hóa, phong tục, truyền thống của dân tộc. Qua đó giáo dục HS niềm tự hào, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
6. Chủ đề về quan hệ giữa các nước. - Cộng đồng - Ngôi nhà chung - Bầu trời, mặt đất
- Các văn bản đọc xoay vấn đề xã hội lớn như bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường, chinh phục vũ trụ,..Qua đó giáo dục thái độ tôn trọng, đoàn kết, cùng chúng sống.
Từ các chủ đề đó chung ta có thể xây dựng bài tập đọc hiểu theo chủ đề tương ứng nhằm giúp HS khái thác, tìm hiểu bao quát vấn đề được rộng hơn, còn giúp HS có thể ôn luyện củng cố kiến thức theo các chủ đề lớn, phát huy năng lực và hoạt động trải nghiệm cho người học. Khi lựa chọn các nội dung, ngữ liệu tương ứng với các chủ đề nhằm xây dựng bài tập đọc hiểu cần bám sát với nội dung, mục tiêu giáo dục trong chương trình học, phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Ngữ liệu các bài đọc lựa chọn cần đảm bảo tính vừa sức với năng lực ngôn ngữ của HS, đặc điểm tâm sinh lí, tư duy, vốn trải nghiệm của HS.
Nội dung cần điển hình, có tính giáo dục cao, sát với thực tiễn. Nội dung các ngữ liệu cần đa dạng, phong phú, gợi mở bao quát nhiều lĩnh vực đời sống. Các ngữ liệu cần phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của người học. Phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực tư duy, chú trọng tới tính thực hành, kết nối kiến thức Tiếng Việt với cuộc sống của các em. Bồi dưỡng, giáo dục ở HS tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, tình yêu thiên nhiên,…
2.3. Các loại bài tập đọc hiểu theo chủ đề ở lớp 3
Để nâng cao năng lực của HS thông qua các bài tập đọc hiểu theo chủ đề cho HS lớp 3, chúng tôi đã thiết kế các loại bài tập đọc hiểu. Cấu trúc bài tập chúng tôi đưa ra theo các chủ đề, đó là:
- Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề mái trường em yêu.
- Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề gia đình và hạnh phúc gia đình. - Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề về quê hương, đất nước.
- Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề về trí tuệ và sáng tạo.
- Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề hoạt động văn hóa, thể thao. - Nhóm bài tập đọc hiểu về chủ đề quan hệ giữa các nước.
2.4. Các bài tập đọc hiểu theo chủ đề trong môn Tiếng việt lớp 3
2.4.1. Giới thiệu về các dạng bài tập đọc hiểu
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ chính là hình thành năng lực đọc
hiểu cho HS, giúp HS tích cực, chủ động, khám phá bài học. Phát huy ở HS năng lực tư duy, làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Để HS đạt được điều đó cần thông qua các bài tập đọc hiểu theo chủ đề. Bài tập được chia ra thành nhiều dạng rất phong phú, đa dạng theo các chủ đề.
Ở mỗi bài tập gồm 2 phần đó là: văn bản đọc (bao gồm các văn bản đọc trong SGK hoặc văn bản ngoài SGK, có nội dung gần giống hoặc tương đương với các bài tập đọc trong từng chủ điểm), các câu hỏi đọc hiểu dựa trên 4 mức độ nhận thức của HS. Với các mức độ nhận thức thì tương ứng với các câu hỏi đọc hiểu với các yêu cầu cụ thể. Số lượng các câu hỏi ở mức 3,4 ở SGK rất hạn chế nên xây dựng các câu hỏi ở mức độ này cần thiết để phát triển năng lực cho HS. Chúng tôi gộp các chủ điểm thành các chủ đề bao quát tương ứng nên hệ thống các bài tập đọc hiểu đưa ra là xoay quanh những chủ đề đó.
Cụ thể:
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề mái trường em yêu.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề gia đình và hạnh phúc gia đình. - Bài tập đọc hiểu về chủ đề về quê hương, đất nước.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề về trí tuệ và sáng tạo.
- Bài tập đọc hiểu về chủ đề hoạt động văn hóa, thể thao. - Bài tập đọc hiểu về chủ đề quan hệ giữa các nước.
2.4.1.1. Bài tập đọc hiểu chủ đề mái trường em yêu.
Với các dạng bài tập đọc hiểu của chủ đề này xây dựng nhằm đạt được mục tiêu: a, Kiến thức: HS có thêm vốn từ, tri thức, hiểu biết về các vấn đề xoay quanh nhà trường, thiếu nhi, học sinh,…
b, Kĩ năng: Khai thác bài học qua các câu hỏi, bài tập gợi ý nhằm rèn luyện kĩ năng, năng lực đọc hiểu.
c, Thái độ: Giáo dục tư tưởng, đạo đức về chủ đề mái trường. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT
Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “học viên” mỗi năm. Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “học sinh”. Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai, ba ngày một tuần hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động trong ngôi trường này đều hướng đến một mục đích - Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên.
Được bao bọc bởi núi rừng ngút ngàn, mái nhà lại được trồng có nên nhìn từ xa, thật khó có thể phân biệt được đâu là trường học và đâu là màu xanh của lá rừng. Bên trong “ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa. Năng lượng điện
sử dụng cho việc thắp sáng bên trong cũng được tận dụng từ thiên nhiên: Năng lượng gió!
“Nội thất” của ngôi trường không hề “lạc điệu” so với cái tên. Các bạn hãy nhìn mà xem, trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng lá cây đan một cách khéo léo và giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng kính trong suốt nên có thể cây cối, chim muông thú ở thật gần.
Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức, ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “người bạn” gần gũi với thiên nhiên. Đã có rất nhiều đoàn học sinh đến đây và tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Tham gia lớp học gọi chim, lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, các động vật quý hiếm, thám hiểm núi lửa, hang động,…
Tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và niềm say mê nghiên cứu,… Đó là điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã, đang và sẽ mang đến cho các “du khách học trò”.
(Theo Thảo Khuyên)
Dựa vào nội dung bài học để trả lời các câu hỏi:
1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào?
A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng.
B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ đây có thể nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi.
C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng. D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng.
2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao