7. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao tiếp, để truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử hoặc kế hoạch hóa hoạt động của mình. [10, tr.112].
Ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ, là yếu tố góp phần đắc lực làm cho quá trình tâm lí của người khác về chất so với con vật. Ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người, đặc biệt là quá trình nhận thức
và ghi nhớ. Ở lứa tuổi tiểu học, ngôn ngữ phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Trên cơ sở nhận biết được các âm tiết, sự phát triển âm của trẻ tiểu học chuẩn hơn hẳn so với trẻ trước tuổi đi học. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên khi hướng dẫn trẻ đọc thành tiếng. Do phạm vi tiếp xúc được mở rộng, học tập nhiều môn học nên vốn từ của các em tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc hiểu nghĩa của từ là khó khăn với các em. Điều này dẫn đến các em còn dùng sai nghĩa của từ và chưa sử dụng từ ngữ một cách phong phú khi viết. Giáo viên cần linh hoạt trong việc hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức khác nhau, vào các thời điểm thích hợp trong giờ học, tận dụng các kênh hình bên cạnh các kênh chữ để giải nghĩa từ,...Và giúp học sinh thực hiện hóa nghĩa của từ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Ở lớp 3 các em phát âm tương đối chuẩn, tốc độ đọc tăng dần, năng lực hiểu nghĩa của từ đạt đến trình độ cao hơn so với các lớp 1,2. Kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh tương đối, dần hoàn thiện nên giáo viên cần chú trọng hơn đến việc hình thành năng lực đọc hiểu. Cần chú trọng hướng dẫn học sinh đọc thầm để phát hiện ra những dấu hiệu ngữ pháp hỗ trợ quá trình đọc hiểu văn bản. Việc hiểu văn bản tốt, tốc độ đọc nhanh hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình đọc diễn cảm – một trong những hình thức thể hiện năng lực hiểu văn bản ở mức độ cao.