dạy học môn toán lớp 5
Hoạt động trải nghiệm nói chung là một bộ phận của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài các môn học khác, hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Hoạt động trải nghiệm là con đƣờng gắn lý thuyết với hoạt động thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Hoạt
động trải nghiệm tạo cho học sinh có cơ hội huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội; tham gia các hoạt động ngoài thiên nhiên từ đó hình thành nên các phẩm chất chủ yếu (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chỉ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong hoạt động trải nghiệm đƣợc thể hiện dƣới hình thức khác nhau trong đó có hình thức khám phá. Là hoạt động học sinh có thể tham gia theo nhu cầu, sở thích của bản thân để phát huy khả năng của mình. Đƣợc khám phá bản thân thông qua các hoạt động trải nghiệm thông qua trò chơi toán học cũng nhƣ đi tham quan dã ngoại bên ngoài cuộc sống xung quanh để phát triển và dần hoàn thiện bản thân hơn.
Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm toán học theo hình thức khám phá là hoạt động tổ chức trò chơi sẽ giúp học sinh giải tỏa căng thẳng trong học tập. Ngoài ra, hoạt động tham quan trải nghiệm học sinh cũng đƣợc học hỏi tham quan nhiều nơi, tìm hiểu thêm về nhiều vốn kiến thức lí thú đem lại kiến thức bổ ích về vốn sống cũng nhƣ trong việc học tập môn toán. Các hoạt động trải nghiệm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp học sinh năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh cải thiện tốt chất lƣợng học tập cũng nhƣ trong các hoạt động khác.
Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có đƣợc xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có kết hợp với những gì mà các em cảm nhận đƣợc bằng các giác quan để xây dựng một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân các em chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì các em thấy.
Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống
hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng nhƣ ở trƣờng; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hƣớng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bƣớc đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh.
Trong hoạt động trải nghiệm khám phá bao gồm hình thức tổ chức nhƣ: (tổ chức trò chơi, tham quan giã ngoại,…)
Đối với hình thức tổ chức trò chơi có thể sử dụng nhiều tình huống khác nhau của hoạt động nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận,… Chính vì vậy, thiết kế hoạt động trải nghiệm bằng hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học; giúp cho học sinh dễ hiểu tiếp thu kiến thức mới; giúp truyền tải nhiều tri thức khác nhau; tạo đƣợc bầu không khí thân thiện; tạo hứng thú, xua tan mệt mỏi, căng thẳng, biến thành các hoạt động sôi nổi, không khô khan nhàm chán; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, hòa đồng giữa các học sinh.
Còn đối với hình thức tổ chức trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan giã ngoại là hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích là để các em học sinh đƣợc đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nƣớc ở xa nơi các em đang sống, học tập,…giúp các em có những kinh nghiệm từ thực tế từ đó áp dụng các kiến thức đã học trong môn toán có liên quan đến cuộc sống đƣợc chính xác hơn. Nội dung tham quan giã ngoại giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đảng, của Đội. Tạo điều kiện cho học sinh tự khẳng định mình, thể hiện sự tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trƣởng thành của các em
cũng nhƣ tạo cơ hội cho các em học sinh thực hiện phƣơng châm “ Học đi đôi với hành” “ Lí luận đi đôi với thực tiễn” đồng thời là môi trƣờng để thực hiện mục tiêu “Xã hội hóa” công tác giáo dục.