Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi thiết kế một số hoạt

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 40)

động trải nghiệm toán học theo hình thức khám phá cho học sinh lớp 5.

Trong giảng dạy giáo viên có thể sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn để hỗ trợ quá trình dạy học nhƣ sau:

Bảng 1.5: Nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học

STT Các nguồn hoạt động trải nghiệm

Toán học Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Sách giáo viên 4 28,57%

2 Sách thiết kế các hoạt động trải

nghiệm Toán học 7 50%

3 Tự thiết kế 5 35,71%

4 Tham khảo từ đồng nghiệp 4 28,57%

5 Từ bài tập trong sách giáo khoa 0 0

6 Từ nội dung toán có liên quan đến

bài học 3 21,43%

Trong việc lựa chọn và sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa để thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm là không có. Giáo viên tự thiết kế các các hoạt động trải nghiệm liên quan đến nội dung bài học chiếm 35,71%. Việc làm này giúp cho học sinh mở rộng đƣợc kiến thức nhƣng việc giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa trong giờ học cũng đã chiếm rất nhiều thời gian. Vì thế việc lựa chọn bài tập trong sách giáo khoa giúp cho giáo viên giảm bớt lƣợng công việc, học sinh không quá tải mà vẫn hứng thú, hào hứng trong quá trình học. Sách giáo khoa có rất nhiều những hệ thống bài

tập giúp giáo viên phát huy tối đa tính sáng tạo của mình trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, đặc biệt là việc sử dụng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Một số giáo viên tham khảo các hoạt động trải nghiệm toán học Tiểu học với tỉ lệ 50%, sách giáo viên 28,57%. Một số giáo viên đã tìm và tham khảo các tài liệu khác nhau để thiết kế các hoạt động trải nghiệm toán học. Nhƣng đó lại không phải phần lớn và tất cả giáo viên mà chỉ nằm ở một bộ phận. Nguồn các hoạt dộng trải nghiệm mà giáo viên sử dụng còn khá ít và việc thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Chính vì vậy, giáo viên còn gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế các hoạt động trong chính nội dung của bài học đó. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thu đƣợc kết quả là do:

Bảng 1.6: Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình giảng dạy

STT Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Xây dựng, thiết kế, lựa chọn các HĐTN 12 85,71%

2 Thời gian tổ chức 4 28,57%

3 Cơ sở vật chất (địa điểm, phƣơng tiện,

kinh phí tổ chức) 10 71,43%

4 Chƣa có kỹ năng và quy trình thiết kế, tổ

chức HĐTN 9 64,29%

5 Thiếu nguồn các hoạt động, sách tham

khảo, sách hƣớng dẫn 9 64,29%

6 Học sinh không có hứng thú và không có

khả năng tham gia HĐTN 0 0

Từ bảng 1.6 có thể thấy khó khăn lớn nhất của giáo viên là xây dựng, thiết kế và lựa chọn hệ thống các hoạt động trải nghiệm, giáo viên "ngại" tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này khiến cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. Cùng với đó vấn đề cơ sở vật chất không đủ để tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm và việc giáo viên chƣa có kỹ thuật và quy trình tổ chức cũng là khó khăn lớn khiến cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng không có sẵn và còn thiếu thốn, giáo viên lại không có đủ thời gian. Việc chƣa có kỹ thuật và quy trình thiết kế là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn đến việc thiếu nguồn hoạt đồng trải nghiệm.

Vấn đề thiếu nguồn các hoạt động trải nghiệm, thiếu sách tham khảo và tài liệu hƣớng dẫn việc sử dụng và thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học (64,29%) gây nên hạn chế về kỹ năng tổ chức và thiết kế của giáo viên của giáo viên (64,29%).

Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, giáo viên tiểu học đã chú ý đến vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán. Tuy nhiên, mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán ở cuối cấp tiểu học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi thấy hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá Toán học là phƣơng pháp dạy học đem lại hiệu quả trong việc tăng cƣờng hứng thú học tập, nâng cao chất lƣợng dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt trong dạy học môn Toán. Tuy nhiên, để phát huy tính tối ƣu của phƣơng pháp này thì ngƣời giáo viên cần phải thiết kế đƣợc các hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá một các phù hợp và có các biện pháp hợp lí.

Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại một số trƣờng Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy: Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá và đã thƣờng xuyên tổ chức hoạt động này cho học sinh. Tuy nhiên, hình thức và cách thức của giáo viên chƣa phong phú, chƣa bám sát lí luận, chƣa

chú trọng đến các hoạt động để phát triển phẩm chất, năng lực HS. Điều này

hạn chế đáng kể hiệu quả chất lƣợng dạy học môn Toán ở lớp 5. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong chƣơng 2 của đề tài.

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO HÌNH THỨC KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

LỚP 5

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)