2.2.1.1. Tiêu chí và căn cứ xác định chủ đề:
Đối với hoạt động trải nghiệm theo hình thức khám phá có nhiều nội dung nhƣng khi xây dựng chủ đề cho học sinh tiểu học, giáo viên cần phải đặt ra những tiêu chí và căn cứ vào các tiêu chí đó để xây dựng các chủ đề sao cho thích hợp.
+ Chủ đề phải có mối liên hệ mật thiết hoặc nó đƣợc xuất phát từ chính cuộc sống và trải nghiệm của học sinh.
+ Chủ đề phải đảm bảo sự an toàn cho học sinh và giáo viên khi thực hiện.
+ Chủ đề phải phù hợp với nội dung bài học, kế hoạch giảng dạy chƣơng trình của nhà trƣờng và trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi của học sinh.
+ Chủ đề phải có sự hợp tác giữa giáo viên tổ chức ra với phụ huynh, chính quyền địa phƣơng và các giáo viên khác.
Để thực hiện và tiến hành lựa chọn các chủ đề theo các tiêu chí trên thì giáo viên phải quan sát trực tiếp và điều tra tìm hiểu tình hình địa phƣơng, các tài liệu, trƣờng học và học sinh ra sao. Từ đó sẽ khảo sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn, trao đổi với phụ huynh, học sinh là cách đem lại hiệu quả cao. - Xây dựng chủ đề tiến hành theo các bƣớc sau:
Sau khi đã xác định đƣợc tiêu chuẩn lựa chọn chủ đề, giáo viên phải xác định đƣợc chủ đề cần thực hiện và xây dựng nó nhƣ sau:
+ Tìm hiểu, thu thấp thông tin có liên quan bao gồm cả thông tin thực địa về chủ đề và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm.
+ Phỏng vấn điều tra học sinh xem các em quan tâm đến những vấn đề gì và tại sao lại quan tâm đến những vẫn đề đó.
+ Tham chiếu nguồn lực vật chất, năng lực giáo viên đặc điểm tâm sinh lí học sinh và điều kiện của nhà trƣờng với thông tin thu thập đƣợc để dự kiến nội dung hoạt động.
+ Xác định chủ đề (Tên của chủ đề)
+ Viết nội dung và kế hoạch thực hiện chƣơng trình hoạt động trải nghiệm (mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp tiến hành, cách thức đánh giá, chuẩn bị của
giáo viên, hoc sinh, phụ huynh, các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài nhƣ: sự hỗ trợ của chuyên gia, nhân viên thực địa,…)
+ Thảo luận với đồng nghiệp, với chuyên gia để chỉnh sửa chƣơng trình. + Đến thực địa để quan sát, thí nghiệm, dự kiến các hoạt động đã soạn ra và dự đoán các tình huống bất thƣờng có thể phát sinh để bổ sung và chuẩn bị phƣơng án xử lí.
+ Hoàn thiện chủ đề và kế hoạch thực hiện chủ đề (Viết thành văn bản) Một số điểm cần lƣu ý khi tiến hành thiết kế các chủ đề, kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, giáo viên cần chú ý cân nhắc sao cho nội dung và phƣơng pháp, quy trình thực hiện phù hợp với thể chất, sức khỏe, tâm lí của học sinh cũng nhƣ tình hình thự tế của trƣờng học tại địa phƣơng. Giáo viên trong khi thiết kế chủ đề cần đƣa ra cách xử lí linh hoạt, thích hợp với các hoạt động nhƣ: ghi chép, quan sát, phỏng vấn học sinh, đƣa ra các tình huống có vấn đề, diễn giải,thuyết minh cho ngƣời khác nghe,… để khai thác tối đa cơ hội để học sinh đƣợc sử dụng tất cả các giác quan và đƣợc thể hiện năng lực bản thân dƣới nhiều hình thức phong phú hơn.