Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thẻ tín dụng KHCN tại ngân

Một phần của tài liệu HOÀNG THỊ HƯƠNG THẢO_1706030072_TCNH24B (Trang 34 - 36)

hàng thương mại

Tỷ lệ giả mạo thẻ tín dụng

Rủi ro giả mạo thẻ tín dụng khách hàng cá nhân xuất hiện từ những năm 2003 và tiếp diễn mạnh mẽ cho đến hiện tại. Theo khuyến cáo của các tổ chức thẻ quốc tế như VISA hay MasterCard, giả mạo thẻ thông qua việc đánh cắp dữ liệu thẻ luôn đặt ra nhiều khó khăn trong việc quản trị rủi ro thẻ tại các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tỷ lệ giả mạo thẻ tín dụng được tính theo công thức:

Tỷ lệ giả mạo thẻ tín dụng = Số dư nợ phát sinh do thẻ giả mạo của Ngân hàng thương mại/Số dư nợ phát sinh do giả mạo thẻ của toàn bộ Ngân hàng Việt Nam.

Theo thông tin cung cấp trên trang web chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA và MasterCard, các TCTQT đều có nền tảng phân tích sẽ cung cấp các dữ liệu và chuẩn so sánh so với ngành với số liệu được tổng hợp trên toàn thế giới. Nền tảng phân tích VISA sẽ cung cấp cho Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thanh toán và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đồng thương hiệu các báo cáo gian lận với các số liệu gian lận theo ngày, theo loại thẻ, theo đơn vị chấp nhận thẻ và mức giao dịch gian lận.

Các ngân hàng thương mại có các chương trình tuân thủ của các Tổ chức thẻ quốc tế bao gồm chương trình tuân thủ định kỳ và chương trình tuân thủ khi phát sinh. Với các chương trình tuân thủ định kỳ của TCTQT VISA và MasterCard, Ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ có các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo về doanh số giao dịch và doanh số gian lận của các loại thẻ.

Như vậy, với các chương trình giám sát tuân thủ của các TCTQT, các ngân hàng thương mại sẽ đánh giá được số dư nợ phát sinh do thẻ giả mạo theo từng quý, từng năm và xu hướng giả mạo. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng và đưa ra các biện pháp phù hợp.

Thu nhập ròng từ hoạt động thẻ tín dụng

Thu nhập ròng từ hoạt động thẻ tín dụng là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Kết quả thu nhập ròng từ thẻ tín dụng thể hiện sự đúng đắn của chủ trương phát triển thẻ tín dụng, lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và sự hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng và giảm thiểu nợ quá hạn thẻ tín dụng.

Nợ quá hạn thẻ tín dụng

Nợ quá hạn thẻ tín dụng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Đến kỳ thanh toán sao kê thẻ tín dụng, nếu chủ thẻ không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu hoặc toàn bộ số tiền chi tiêu trong kỳ sao kê sẽ phát sinh nợ quá hạn. Hiện khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ khác nhau căn cứ trên tình hình trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng, cụ thể (Thông tư 02/2013/TT-NHNN):

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm: Các khoản nợ trong hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi. Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này là những khách hàng có các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3: Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ: Là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn: Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Nợ quá hạn thẻ tín dụng được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn thẻ/ Tổng dư nợ thẻ

Nợ xấu thẻ tín dụng

Nợ xấu thẻ tín dụng là các khoản nợ gốc, lãi, phí từ hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng bị quá hạn từ 90 ngày trở lên, tương đương với phân nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Nợ xấu thẻ tín dụng thường có khả năng mất vốn cao.

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng so với tổng dư nợ thẻ tín dụng. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm cho thấy mô hình quản trị rủi ro đang hiệu quả và được nâng cao, ngược lại nếu có xu hướng tăng cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro thẻ tín dụng không có tác dụng.

Nợ xấu thẻ tín dụng được phản ánh qua chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu thẻ tín dụng/Tổng dư nợ thẻ.

Một phần của tài liệu HOÀNG THỊ HƯƠNG THẢO_1706030072_TCNH24B (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w