2.4.1. Kết quả đạt được
Qua 3 năm từ 2018 - 2020, Ngân hàng Vietcombank không những đã giữ được nguồn vốn hiện tại mà cịn tăng trưởng khá tích cực, lợi nhuận liên tục tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.
Thứ nhất, dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, cho thấy nhu cầu về cho vay KHCN ngày càng tăng trong xã hội, đồng thời đã đóng góp vào sự gia tăng về doanh số cho vay nói riêng cũng như tổng tài sản nói chung.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống (năm 2019 là 1,14% và của năm 2020 là
0,95%). Nợ xấu tại Vietcombank cũng giảm dần từ năm 2019 tới năm 2020 (năm 2019 là 2.496 tỷ đồng; năm 2020 là 2.369 tỷ đồng) cho thấy sự nỗ lực rất đáng khích lệ của Ban lãnh đạo Vietcombank. Kết quả này là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ ba, hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN tại Vietcombank tăng dần từ năm
2018 đến năm 2020, con số này đạt 0,747 năm 2020 tăng 33,39% so với năm 2018 cho thấy Vietcombank đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được thông qua hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đồng thời đảm bảo được nguồn vốn khi gặp các rủi ro về thanh khoản.
Thứ tư, tỷ suất sinh lời giảm cho thấy hiệu quả cho vay KHCN tại Vietcombank chưa có sự thay đổi nhiều, do đó Vietcombank cần có những chính sách thu hút khách hàng, thẩm định, quản lý chặt chẽ của ngân hàng.
Thứ năm, Vietcombank đã sắp xếp lại mơ hình tổ chức tại Trụ sở chính đối với
khối Bán lẻ theo mơ hình tổ chức mới trên cơ sở kết quả Dự án Chuyển đổi mơ hình ngân hàng bán lẻ (RTOM) giai đoạn 1. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa Trụ sở chính và Chi nhánh.
2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thành quả đạt được, Vietcombank vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, nhóm tập trung nợ xấu thường là các chủ doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, dư nợ lớn, nằm ở nhóm sản phẩm khách hàng mua nhà đất, bù đắp mua bất động sản chiếm 50% tổng giá trị nợ xấu toàn chi nhánh.
Thứ hai, tỷ suất sinh lời vẫn cịn khá thấp (6,67% năm 2020), do đó địi hỏi
Vietcombank cần liên tục mở ra những gói sản phẩm mới nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cách thức vay, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng.
Thứ ba, các dự án Vietcombank được phân giỏ hàng nhưng quỹ căn ít; tiếp cận
thị trường muộn so với các Ngân hàng TMCP: đa số các đại lý phân phối xe đều đã có ngân hàng “ruột”, đồng thời đại lý xe có quan điểm Vietcombank khơng làm những món nhỏ.
Thứ tư, dư nợ thường tập trung ở một số khách hàng lớn và thường bị trả nợ
nhanh.
Thứ sáu, Vietcombank khó tiếp cận các dự án khác đầu mối. 2.4.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, do cơ chế tạo nguồn hàng. Vietcombank chưa có cơ chế tạo nguồn
hàng chủ động từ Trụ sở chính để chi nhánh bán hàng. Cơ chế tổ chức bán hàng tại các dự án của Trụ sở chính chưa hiệu quả, chưa sát thực tế.
Thứ hai, do sản phẩm của Vietcombank kém linh hoạt, mất nhiều thời gian đàm phán. Quy định về sản phẩm còn nhiều ngặt nghèo.
Thứ ba, do chính sách lãi suất ưu đãi. Chương trình “An tâm lãi suất”, lãi suất
cạnh tranh chưa có sự gối đầu về thời gian triển khai; sàn lãi suất cao.
Thứ tư, do tâm lý của một số cán bộ tín dụng chưa thực sự tập trung, quyết liệt
vào phát triển cho vay mua ô tô do sức ép tăng trưởng cao, trong khi dư nợ thông thường của một món vay ơ tơ thường thấp (khoảng 500 triệu VNĐ/khách hàng).
* Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, do nguồn hàng. Một số dự án Vietcombank tiếp cận được bán chậm
hoặc hoãn ra hàng như: Vinhomes Đan Phượng, Vinhomes Giảng Võ… Các dự án Vietcombank được phân giỏ hàng nhưng quỹ căn ít như: Vin Smart City và Vin Ocean Park,… Vietcombank tiếp cận thị trường muộn so với các Ngân hàng TMCP: đa số các đại lý phân phối xe đều đã có các ngân hàng “ruột”, đồng thời đại lý xe có quan điểm Vietcombank khơng làm những món nhỏ. Dự án Chi nhánh khác đầu mối, Vietcombank khó tiếp cận như: Kiến Hưng Luxury, Louis Hoàng Mai, Hado Charm Villas, An Lạc Green Symphony,…
Thứ hai, do đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh trong hệ thống Vietcombank đã rất gay gắt trong khi các Ngân hàng bán bn khác - Ngân hàng cổ phần có mức hoa hồng hấp dẫn hơn Vietcombank.
Thứ ba là khách hàng. Dư nợ thường tập trung ở một số khách hàng lớn và
Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng cho vay cá nhân tại Vietcombank giai đoạn 2018 - 2020, từ đó tác giả đã đánh giá chất lượng cho vay KHCN tại Vietcombank.
Vietcombank đã có những kết quả đạt được như sau:
- Dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, cho thấy nhu cầu về cho vay KHCN ngày càng tăng trong xã hội, đồng thời đã đóng góp vào sự gia tăng về doanh số cho vay nói riêng cũng như tổng tài sản nói chung.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ năm 2018 tới năm 2020 cho thấy sự nỗ lực rất đáng khích lệ của Ban lãnh đạo Vietcombank. Kết quả này là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Việc cân đối trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, Vietcombank đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được thông qua hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đồng thời đảm bảo được nguồn vốn khi gặp các rủi ro về thanh khoản.
- Tỷ suất sinh lời tăng lên cho thấy hiệu quả cho vay KHCN tại Vietcombank tăng lên đáng kể, nhờ những chính sách thu hút khách hàng, thẩm định, quản lý chặt chẽ của ngân hàng.
- Vietcombank đã sắp xếp lại mơ hình tổ chức tại Trụ sở chính đối với khối Bán lẻ theo mơ hình tổ chức mới trên cơ sở kết quả Dự án Chuyển đổi mơ hình ngân hàng bán lẻ (RTOM) giai đoạn 1. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa Trụ sở chính và Chi nhánh.
Bên cạnh đó, vẫn cịn một số tồn tại như: Hạn chế về chính sách tín dụng, sản phẩm, tỷ suất sinh lời vẫn cịn khá thấp, quy trình hồ sơ rườm rà…
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: cơ chế tạo nguồn hàng, sản phẩm, chính sách lãi suất, tâm lý cán bộ tín dụng chưa thực sự quyết tâm…
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 đã cho thấy chất lượng dịch vụ cho vay KHCN của Vietcombank trên địa bàn thành phố Hà Nội phụ thuộc vào các nhân tố chính như: Sự tin cậy, Sự đảm bảo và Sự đáp ứng. Từ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay KHCN này, Vietcombank cần tập trung bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK