Định hướng phát triển Ngân hàng Vietcombank

Một phần của tài liệu ĐỖ THỊ GIANG - 1706030022 - TCNH 24B (Trang 63 - 66)

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Thứ nhất, triển khai các giải pháp điều hành tín dụng theo chỉ đạo của Chính

phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 và của Thống đốc tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/1/2021.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, đổi mới mơ hình tăng trưởng.

Một là, tăng trưởng tín dụng gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu an toàn, hiệu quả và bền vững.

Tập trung phát triển khách hàng mới có tiềm lực tài chính vững vàng. Chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ khách hàng nhóm A (nhóm Tăng trưởng); giảm dần tỷ trọng dư nợ khách hàng nhóm B (nhóm Duy trì), rút giảm nhanh dư nợ nhóm C và D (nhóm Rút giảm), đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ tín dụng.

Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cả bán buôn và bán lẻ, chú trọng tăng trưởng tín dụng FDI lớn có rủi ro tín dụng thấp và tiềm năng sử dụng dịch vụ tổng thể, tín dụng cho phân khúc khách hàng Midcom và Khách hàng lớn khu vực phía Nam.

Tiếp tục mở rộng cho vay tín dụng bán lẻ, tín dụng thơng qua phịng giao dịch. Hai là, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, mở rộng nguồn thu ngoài lãi.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai số hóa dịch vụ ngân hàng. Chú trọng thiết kế và triển khai các sản phẩm dịch vụ hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm người dùng.

Mở rộng quy mô khách hàng ngân hàng điện tử mới, khách hàng kinh doanh thương mại điện tử, nâng cao tỷ lệ duy trì khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nỗ lực mở rộng giao dịch với khách hàng có doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu lớn, các khách hàng có giao dịch với khu chế xuất/ doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của khách hàng FDI lớn.

Gia tăng thị phần chuyển đổi ngoại tệ của các dự án nước ngoài. Khai thác hiệu quả sản phẩm kết hợp giữa cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

Tăng cường bán các dịch vụ phi tín dụng, bán hàng theo chuỗi, bán chéo sản phẩm, quản lý dòng tiền.

Ba là, tăng trưởng huy động vốn theo hướng hiệu quả bền vững. Điều tiết tốc độ tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn.

Tăng quy mô tiền gửi giá rẻ thơng qua phát triển thanh tốn điện tử đối với các doanh nghiệp, tăng số tài khoản cá nhân và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng đầu tư.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh vốn và ngân hàng đầu tư.

Một là, quản trị thanh khoản gắn với sử dụng vốn hiệu quả và hỗ trợ hoạt động các khối kinh doanh.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư; triển khai các sản phẩm ngân hàng đầu tư theo nhu cầu khách hàng.

Thứ tư, tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, thu hồi nợ ngoại bảng.

Một là, tiếp tục rút giảm tín dụng đối với ngành rủi ro, khách hàng khơng có tài sản bảo đảm, khách hàng có rủi ro tiềm ẩn, khách hàng khơng mang lại lợi ích tổng thể cho Vietcombank.

Hai là, thường xuyên rà sốt các khoản nợ được cơ cấu theo Thơng tư 01, xây dựng phương án thu hồi nợ và áp dụng kịp thời các giải pháp cần thiết.

Bốn là, tập trung thu hồi nợ ngoại bảng: Xây dựng kế hoạch công việc và tiến độ xử lý đối với từng khoản nợ xấu, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ.

Năm là, triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của Vietcombank về cấp tín dụng, ngăn chặn rủi ro đạo đức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trong năm 2021, Vietcombank tập trung thực hiện 5 đột phá chiến lược sau: Đổi mới mơ hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh; Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm; Hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng năng lực thích ứng với ngân hàng số; Hồn thiện và nâng cấp hệ thống cơng nghệ thông tin, đẩy nhanh sản phẩm ngân hàng số. Vietcombank thực hiện 3 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh, bao gồm: Tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ, tín dụng tại Phịng giao dịch; gia tăng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ; Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ, chú trọng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn; Cơ cấu lại danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả.

3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng cho vay KHCN

Ngân hàng Vietcombank luôn đặt ra cho mình định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng, đồng thời luôn hướng tới mục tiêu kinh doanh an toàn, hiệu quả. Trong thời gian tới về dư nợ cho vay khối khách hàng cá nhân phấn đấu chiếm khoảng 60% tổng dư nợ. Để phát triển hoạt động cho vay KHCN trong thời gian tới, Vietcombank đã đưa ra những định hướng sau:

Một là, đối tượng khách hàng. Vietcombank không ngừng mở rộng mối quan

hệ khách hàng, ngoài những khách hàng cũ, Vietcombank cũng đã chủ động tìm kiếm và đặt mối quan hệ với các khách hàng mới, khách hàng có tiềm năng. Đặc biệt là những cơng ty lớn có số lượng cơng nhân nhiều, đây sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng lớn cho vay cá nhân.

Hai là, đa dạng hóa sản phẩm. Do nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước

và sự đa dạng hóa trong nhu cầu của người dân, nên trong lĩnh vực vay tiêu dùng nói

riêng và vay khối khách hàng cá nhân nói chung sẽ phát triển nhiều các sản phẩm mới phục vụ hầu hết các nhu cầu của người dân dẫn đến việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khối Ngân hàng TMCP ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, ngay từ bây giờ, việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay là yếu tố mà các ngân hàng TMCP chú trọng. Nhận thấy điều đó, Vietcombank ln ln nghiên cứu và dần triển khai những sản phẩm mới.

Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với phương châm kinh doanh “Chuyển

đổi, Hiệu quả, Bền vững” luôn là kim chỉ nam của Vietcombank trong q trình phát triển, Vietcombank đã ln đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm tiêu dùng cá nhân vì đây là sản phẩm chiến lược của Vietcombank trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ĐỖ THỊ GIANG - 1706030022 - TCNH 24B (Trang 63 - 66)