Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 37)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.3.1. Đánh giá thực trạng

Trung Thành là xã động lực của huyện Vị Xuyên nằm cách trung tâm huyện 12 km về hướng Đông Nam, có vị trí giao thông thuận tiện, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và có nguồn nhân lực dồi dào và điều kiện kinh tế, xã hội tương đối ổn định. Đây là cơ sở để Trung Thành đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của người dân.

Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Thành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năng suất các loại cây trồng chính trên địa bàn đạt mức khá so với mặt bằng năng suất bình quân chung của huyện, tỉnh. Chương trình dồn điền đổi thửa thực hiện thành công, việc áp dụng cơ giới hóa đang dần từng bước được đưa vào sản xuất, các chương trình đề án, phương án được người dân tham gia nhiệt tình. Đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển, công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng kịp thời. Chăn nuôi thủy sản cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Các hộ dân đã bước đầu tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Công tác quản lý và bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo cụ thể về trồng trọt,chăn nuôi như sau:

a) Trồng trọt:

- Diện tích lúa là 353 ha, năng suất trung bình hàng năm đạt 58 tạ/ha, sản lượng đạt 2047,4 tấn. Giá bán bình quân từ 6.000 - 7.000 đồng/kg thóc, trung bình thu nhập đạt 65 triệu đồng/ha/năm. Diện tích lúa tương đối cao, tuy nhiên chưa có những giống đặc sản được gieo trồng, dẫn đến giá trị thu nhập mang lại chưa cao. Trong những năm gần đây một số diện tích hiệu quả thấp người dân đã chủ động chuyển đổi sang trồng một số cây trồng khác.

26

- Diện tích ngô 265 ha, năng suất trung bình hàng năm đạt 39,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.046,8 tấn, diện tích ngô lai chủ yếu để phục vụ cho chăn chăn nuôi.

- Diện tích lạc 263 ha, năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha, sản lượng đạt 535 tấn. Sản phẩm mang tính chất hàng hóa cao, chủ yếu bán cho tư thương trong và ngoài xã.

- Diện tích cam hiện có 255 ha, trong đó diện tích dự kiến cho thu hoạch đạt 76 ha, diện tích đã được chứng nhận VietGAP 35,4 ha. Sản phẩm cam sành của xã Trung Thành luôn là một trong những sản phẩm ngon, ngọt nhất của tỉnh, được đánh giá cao trong những hội thi cam hàng năm, tuy nhiên các sản phẩm đại trà có mẫu mã chưa tốt, năng suất, thu nhập từ cây cam còn chưa cao, do khâu chăm sóc, sử dụng vật tư đầu vào còn có nhiều hạn chế. - Một số mô hình, chương trình trồng trọt điển hình, hiệu quả:

+ Mô hình trồng cam sành chi hội cựu chiến binh thôn Hai Luồng quy mô 4 ha, thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/năm.

+ Mô hình trồng nhãn Hương Chi thôn Minh Thành 18 ha, cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha/năm.

+ Mô hình trồng chuối tiêu hồng liên kết với doanh nghiệp gắn bao tiêu sản phẩm tại thôn Hai Luồng với quy mô 15 ha.

+ Ngoài ra còn có các mô hình khác như: Mô hình trồng dưa hấu thôn Bản Tàn, trồng cây hoa hòe thôn Hai Luồng. Mô hình trồng cây bưởi Da Xanh áp dụng hệ thống tưới tự động tại thôn Trung Sơn. Mô hình khôi phục cây cam sành địa phương theo hướng VietGAP tại thôn Cuôm, trồng cam Navel thôn Minh Thành.

b) Chăn nuôi:

- Tổng số đàn gia súc, gia cầm trong toàn xã hiện có: Đàn trâu, bò 2.287 con; đàn lợn 4.360 con; đàn dê 1.099 con; đàn gia cầm 73.300 con; đàn ong 783 đàn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 35,2 ha.

27

- Mô hình phát triển chăn nuôi có hiệu quả trên địa bàn xã:

+ Mô hình chăn nuôi gia cầm: Quy mô thực hiện 4.000 con giống /lứa tại thôn Bản Tàn. Một năm nuôi 4 lứa, doanh thu đạt 672 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí ước đạt đạt 120 triệu đồng.

+ Mô hình nuôi Hươu lấy nhung: Quy mô thực hiện 45con/2 hộ, tại thôn Minh Thành. Tổng doanh thu một năm đạt 450 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí ước đạt đạt 200 triệu đồng/hộ.

+ Mô hình nuôi ong lấy mật thôn Minh Thành, thu hút các hội viên trong thôn tham gia. Tổng thu nhập mỗi năm đạt 60-70 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đi còn ước khoảng 50 triệu đồng.

+ Ngoài ra còn có các mô hình khác như: Mô hình nuôi Ếch thôn Bản Tàn, mô hình nuôi Thỏ thôn Trung Sơn; mô hình chăn nuôi Dê nhốt các thôn Minh Thành, Trung Sơn, Thủy Lâm, mô hình trang trại bò nhốt thôn Thủy Lâm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 37)