3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
3.8. Lợi ích từ những sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật đối với kinh tế hộ
Trong quy trình sản xuất thì khâu tiêu thu sản phẩm đóng vai trò quan trọng, nếu sản phẩm sản xuất ra mà không bán được thì không thể có vốn quay vòng để duy trì hoạt động. Hiện nay, các hộ nuôi ong trên địa bàn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Bà con chủ yếu là bán tại nhà, số lượng ít, lẻ tẻ. Ai cần mua thì đến hỏi chứ bà con chưa chủ động tìm đầu mối thu mua mật ong. Hơn nữa, người mua mật ong thường là người quen của gia đình nên việc trao đổi vẫn còn dựa trên quan hệ tình cảm.
Bên cạnh lượng mật bán được thì còn để dùng trong gia đình và làm quà biếu cũng phần nhiều.
3.8. Lợi ích từ những sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật đối với kinh tế hộ nông dân. hộ nông dân.
Ngoài sản phẩm mật ong thì nghề nuôi ong còn mang lại những sản phẩm phụ khác có giá trị như ong giống, sáp ong,... góp phần tăng thêm thu nhập cho người nuôi. Dưới đây là thống kê thu nhập từ sản phẩm phụ của các hộ nuôi ong.
56
Bảng 3.12.Thu nhập từ sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra (bình quân hộ)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%)
Sáp ong 0,19 13,01
Ong giống 1,27 86,98
Tổng 1,46 100
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Sáp ong được sử dụng để làm tầng chân, mỗi tầng chân bán với giá 10 nghìn đồng. Mỗi năm làm chân tầng 2 đợt, do các thành viên của câu lạc bộ làm. Mỗi đợt làm như thế được khoảng 500 cái tầng chân. Bình quân mỗi năm câu lạc bộ nuôi ong Trung Thành làm được 1000 cái tầng chân, thu nhập khoảng 10 triệu đồng cho câu lạc bộ gây quỹ duy trì hoạt động. Trung bình mỗi hộ đóng góp được 0,19 triệu đồng vào quỹ xây dựng câu lạc bộ, chiếm tỷ lệ 13,01%.
Trong năm 2017, các hộ nuôi ong đã nhân được 109 đàn ong, giá bán mỗi đàn, theo giá bán của nhóm sở thích là 850.000 đến 1 triệu đồng, nếu trừ đi chi phí đóng thùng mới thì còn 750 nghìn đồng/đàn ong. Đàn ong giống có cả thùng nuôi, 3 cầu quân có bánh tổ mới, quân đông, chúa đẻ tốt, đàn khỏe mạnh. Thu nhập từ bán ong giống của các hộ là 67,15 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi hộ thu được 1,27 triệu đồng từ bán ong giống, chiếm tỷ lệ 86,98%. Hệ số nhân đàn năm 2017 là 1,16 có nghĩa là cứ 1 đàn ong nhân được 0,16 đàn ong mới. Như vậy, bình quân thu nhập từ sản phẩm phụ của nghề nuôi ong lấy mật là 1,46 triệu đồng/hộ/năm.
Bảng 3.13. Tổng lợi ích kinh tế từ nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra (bình quân hộ) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ % Mật ong 13,39 90,17 Sản phảm phụ 1,46 9,83 Tổng 14,85 100
57
Từ bảng thống kê thu nhập từ sản phẩm phụ của nuôi ong và giá trị sản xuất mật ong ta tổng hợp được lợi ích kinh tế mà nghề nuôi ong lấy mật năm 2017 như sau: Thu nhập từ mật ong của các hộ nuôi là 709,75 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 90,17%, còn sản phẩm phụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 9,83% với giá trị là 77,15 triệu đồng. Tổng lợi ích kinh tế mà nghề nuôi ong mang lại cho người nuôi ong trên địa bàn xã là 786,90 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ sẽ thu được 14,85 triệu đồng từ nghề nuôi ong. Trong đó, thu từ mật ong là 13,39 triệu đồng/hộ/năm, còn thu từ sản phẩm phụ là 1,46 triệu đồng/hộ/năm
Bên cạnh lợi ích kinh tế có được thì nuôi ong còn mang lại những lợi ích khác như ong lấy mật phấn hoa giúp cho cây thụ phấn mang lại năng suất, sản lượng cao hơn cho các loại cây trồng. Hơn nữa, nghề nuôi ong đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nghề khai thác tiềm năng về tài nguyên rừng một cách bền vững, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn nhân lực lúc nông nhàn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo niềm tin cho người dân miền núi trong quá trình phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.9. Những khó khăn, thách thức đối với việc nuôi ong lấy mật tại địa bàn xã Trung Thành.
Nghề nuôi ong đã được hình thành trên địa bàn xã cách đây cũng khá lâu, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương mô hình sản xuất đã được mở rộng, nhiều hộ có thu nhập cao từ nghề nuôi ong. Năng suất mật ong cũng được tăng lên qua các năm nuôi. Thời gian đầu khi có dự án hỗ trợ và có cán bộ khuyến nông tận tình theo dõi cũng các hộ nuôi nên năng suất cao hơn. Khi dự án kết thúc thì bà con vẫn mạnh dạn đầu tư nuôi tiếp vì thấy được hiệu quả kinh tế mà nuôi ong mang lại. Trong năm vừa qua, năng suất mật ong có tăng hơn so với năm trước vì điều kiện thời tiết
58
thuận lợi, không có bão lũ lớn, tổng số tháng nắng cao, không quá lạnh nên đàn ong có thể làm việc thu mật, phấn nhiều cho sản lượng lớn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức đối với nghề nuôi ong, cụ thể