Giải pháp sản xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 71 - 72)

- Phòng trừ bệnh hại.

Giống như các động vật khác ong mật cũng dễ dàng mắc một số bệnh và bị nhiều địch hại, động vật khác tấn công. Bệnh tật, địch hại ở mức độ nhẹ làm cho đàn ong suy yếu, giảm số quân, giảm năng suất mật. Ở mức độ nặng thì làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bốc bay gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Các hộ phải chú ý dến một số bệnh thường gặp như:

- Bệnh thối ấu trùng

- Bệnh thối ấu trùng túi do vi rút

- Bệnh ỉa chảy( thường suất hiện vào vụ vào vụ đông - xuân sau những ngày mưa rét kéo dài, ong không bay ra ngoài được)

- Ngoài ra còn có những con côn trùng khác xâm hại đến đàn ong như: ve ký sinh, cóc nhái, một số loại chim ăn ong…

62

Ở nhiều nơi người nuôi ong còn gặp một số kẻ thù hại ong khác như thằn lằn, thạch sùng, nhện, mối... thằn lằn thường nằm trên cửa tổ để bắt ong đi làm, thạch sùng chui vào trong thùng ong bắt ong thợ đi làm về đôi khi bắt cả ong chúa gây thiệt hại cho đàn nhện thường chăng tơ trước cửa tổ, ong đi làm mắc vào bị nhện ăn thịt. Cần bịt kín các khe hở của thùng mở cửa tổ hẹp đủ cho ong ra vào. Dọn sạch cỏ trước thùng ong, tiêu diệt nhện. Nếu bị mối tấn công cần thay cọc, đổi vị trí thừng tiêu diệt hết mối ở trong thùngtrong năm vừa qua các hộ bị mất đàn khá nhiều do bệnh chết ấu trùng hàng loạt mà không phát hiện kịp thời dẫn đến mất đàn. Điều này cho thấy, việc quan sát và chăm sóc đàn của các hộ còn hơi lỏng, kỹ thuật chưa cao. Cần phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện ấu trùng chết thì phải cho đàn ong uống thuốc kháng sinh trộn lẫn vào thức ăn bổ sung của đàn, cho ăn vào buổi tối, 2 tối liên tục, kiểm tra đàn ong vào buổi sáng và dọn dẹp sạch sẽ máng ăn. Kết hợp với đó là thay chúa khỏe vào thời gian sớm nhất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)