Tình hình sử dụng đất đai của các hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 48 - 49)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.5.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ

Điều tra các hộ nuôi ong cho kết quả các hộ đều có diện tích đất nông nghiệp khá nhiều. Diện tích nuôi ong chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 0,06%, tức 0,29 ha trên tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ có 0,01 ha thôi. Điều này cho thấy nuôi ong tận dụng được diện tích đất vườn nhà, có thể đặt thùng nuôi dưới các gốc cây ăn quả, xung quanh nhà để tiện chăm sóc theo dõi chứ không cần nhiều đất như canh tác các loại cây trồng, vật nuôi khác. Những khoản thu nhập từ nuôi ong mang lại cũng không hề nhỏ, cho thấy hiệu quả mang lại cho việc phát triển kinh tế hộ là rất quan trọng.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 2017

ĐVT: ha

Loại đất Bình quân hộ Tỷ lệ %

Đất nuôi ong 0,01 0,06

Diện tích đất khác 9,88 99,94

Tổng diện tích đất 9,89 100,00

39

Nhìn chung, các hộ điều tra đã sử dụng đất đai của mình để sản xuất nông nghiệp, nuôi ong chỉ là tận dụng đất đai vườn nhà để nuôi tận dụng bóng mát của cây vải, cây nhãn để nuôi ong. Các hộ có đất canh tác nằm xa nguồn nước, xa đường giao thông thì còn rất hạn chế. Thể hiện ở năng suất và sản lượng còn thấp, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thương lái đến mua tại nhà khi có mùa vụ, bà con không phải vất vả đưa ra chợ bán. Từ thực tế đặt ra yêu cầu phải đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương, thủy lợi, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nộng nghiệp. Dần dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào thử nghiệm và sản xuất đại trà. Hơn nữa cần chuyển hình thức sản xuất độc canh sang thâm canh và bán thâm canh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 48 - 49)