Năng lực sản xuất của các hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 42 - 46)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.5. Năng lực sản xuất của các hộ

Để tìm hiểu thực trạng nuôi ong lấy mật tại địa phương đề tài đã thực hiện điều tra, thu thập số liệu của 40 hộ nuôi ong tại các thôn Trung Sơn, Bản Tàn, Minh Thành, thôn Tấng và Cốc Héc. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của các hộ nuôi ong.

Qua điều tra 40 hộ nuôi ong trên địa bàn xã cho thấy tổng thu nhập của 40 hộ ước lượng là 4.923,2 triệu đồng, bình quân ước lượng mỗi hộ thu nhập 123,27 triệu đồng/năm.

Thu nhập từ hoạt động nuôi ong là 776,9 triệu đồng, trung bình ước lượng mỗi hộ thu nhập là 14,66 triệu đồng/năm chiếm tỷ lệ thấp vào khoảng 11,89% trên tổng thu nhập. Trong đó đã bao gồm thu nhập từ việc bán mật ong và bán ong giống. Mật ong với giá chung là 250.000 đồng/l và ong giống có giá dao động tùy từng thùng to nhỏ 750.000 đồng/đàn.

33

Bảng 3.3. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

ĐVT Triệu đồng Chỉ tiêu Bình quân hộ Tỷ lệ (%) Nuôi nong 14,66 11,89 Trồng trọt 24,41 19,88 Chăn nuôi 23,01 18,66 Thủy sản 15,43 12,51 Làm thuê 18,95 15,37 Thu nhập khác 26,81 21,75 Tổng 123,27 100 00

(Nguồn: số liệu điều tra 2017)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao và áp dụng rộng rãi trong sản xuất thâm canh. Nhiều loại giống có chất lượng cao được đưa vào thử nghiệm và có hiệu quả tạo bước chuyển biến về cả năng suất, sản lượng.

Năm 2017 thu nhập từ hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra đạt 1.293,9 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ thu nhập 24,41 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 19,81% tổng thu nhập các lọa cây được trồng chủ yếu là lúa nước, lạc, ngô, mô hình dưa và cây cam.Trong đó:

Thu nhập từ trồng lúa là 240,9 triệu đồng, bình quân mỗi hộ thu nhập 4,55 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,62% tổng thu nhập của trồng trọt. Năng suất lúa của các hộ điều tra đạt từ 1,5 - 2,5 tạ/sào.

- Ngoài trồng lúa các hộ nông dân còn trồng thêm lạc và ngô. Thu nhập từ trồng lạc và ngô của các hộ đạt 334,5 triệu đồng, trung bình mỗi hộ thu được 6,31 triệu đồng/năm, chiếm tỷ lệ 25,85% tổng thu nhập trồng trọt. Diện

34

tích trồng lạc bình quân 1,58 sào/hộ, năng suất trung bình là 2,73 tạ/sào/hộ. Diện tích trồng ngô của các hộ bình quân 0,72 sào/hộ, năng suất trung bình đạt 1,85 tạ/sào/hộ. Giá bán lạc tươi 12.000 đồng/kg, lạc khô (đã qua phơi, sấy) 20.000 đồng/kg, ngô 7000 đồng/kg.

- Bên cạnh đó còn các loại cây trồng khác … Mô hình dưa hấu với một vài hộ trồng khoảng 100 - 200 gốc, bán với giá 6000 đồng/kg. Thu nhập từ trồng dưa của các hộ điều tra là 440,5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 34,04% tổng thu nhập trồng trọt, bình quân mỗi hộ thu được 8,31 triệu đồng/năm.

- Cây lâu năm, cây ăn quả cũng là nguồn mang lại thu nhập cho bà con nông dân, chủ yếu là cây nhãn và vải thiều cam. Các thương lái tới thu mua tận nhà với giá 20.000 đồng/kg. Thu nhập từ trồng cây lâu năm, cây ăn quả của các hộ là 278 triệu đồng, bình quân mỗi hộ là 5,25 triệu đồng chiếm tỷ lệ 21,49% tổng thu nhập trồng trọt.

Hoạt động chăn nuôi cũng không ngừng được nâng cao qua công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, thường xuyên theo dõi và triển khai kịp thời khi phát hiện dịch bệnh.Tiến hành tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho đàn trâu bò. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 1.219,4 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,66%, bình quân mỗi hộ thu được 23,01 triệu đồng

- Về thủy sản. Thu nhập chủ yếu là các hộ có ao và nuôi cá, mỗi hộ thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, địa phương chủ yếu là ao hồ nước ngọt, nuôi thả các loại các trắm, cá mè, cá rô phi là chủ yếu. Các hộ nuôi cá cho hiệu quả cao, chi phí không nhiều, thức ăn chính là cỏ mà người dân đi cắt hoặc tự trồng, lao động của gia đình chứ không thuê. Tổng thu nhập từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là 817,6 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 12,51% tổng thu nhập của các hộ điều tra, bình quân mỗi hộ thu nhập 15,43 triệu đồng/hộ/năm.

- Lao động ở địa phương chủ yếu chưa qua đào tạo, hoạt động tay chân là chính. Làm thuê với những công việc như vác gỗ, đập vỏ cây, phát rẫy, làm công nhân công ty ở các tỉnh khác. Mỗi công 180.000 đồng, mỗi

35

tháng làm được 20-24 công là nhiều nhất. Ngoài ra phát rẫy thuê thu nhập cao hơn với 350.000 đồng/công (chưa trừ chi phí xăng dầu chạy máy cắt). Tổng thu nhập từ làm thuê của các hộ là 1.004,1 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,37% tổng thu nhập, bình quân mỗi hộ thu được 18,95 triệu đồng/năm.

- Thu nhập khác là từ lương cán bộ, công chức. Một số hộ có lao động phi nông nghiệp làm nghề buôn bán. Ngoài ra phần lớn là trí thức, giáo viên, bác sĩ, công nhân các nhà máy xí nghiệp hay đi làm ăn xa. Lao động trong độ tuổi từ 18-30 thoát ly di cư ra thành phố kiếm việc làm và gửi tiền về quê, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống cho bà con nhân dân. Bên cạnh đó, trong thu nhập khác còn có khoản thu từ khai thác nhựa thông, một số hộ trồng rừng thông đã đến kỳ khai thác. Bình quân mỗi tháng hộ thu được 5 triệu tiền bán nhựa thông chưa kể chi phí xăng, dầu và công lao động, mà lao động chủ yếu là của gia đình, lấy công làm lãi. Tổng thu nhập khác là 1.420,9 triệu đồng, trung bình đạt 26,81 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ 21,75%. Điều này cho thấy, số lượng lao động làm thuê, làm công nhân là khá lớn.

(Nguồn: số liệu điều tra 2017)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.

12% 20% 19% 12% 15% 22%

36

Trong những năm gần đây, nhiều dự án được đưa về với địa phương giúp đỡ người dân làm ăn, Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm, lồng ghép các chương trình đề án phương án, vốn vay tín dụng ngân hàng chính sách xã hội, Nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh, Nghị định 55, Nghị định 75 của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ khác, vốn đầu tư có thu hồi, huy động vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã và vốn góp của người dân thực hiện.

đã mang đến nhiều cơ hội làm giàu cho bà con nông dân. Hơn nữa, khả năng tiếp cận với tín dụng dễ dàng hơn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng giúp cho bà con giải quyết được vấn đề vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế của mình. Tình hình vay vốn của các hộ nuôi ong được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.4.Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2017

ĐVT Triệu đồng

Chỉ tiêu Bình quân hộ Tỷ lệ %

Vay nuôi ong 0 0

Vay khác 3,57 100

Tổng 3,57 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2017)

Như vậy, tổng số vốn vay của các hộ điều tra là 189 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 3,57 triệu đồng. Trong đó, không có hộ nào vay vốn nuôi ong, mà chỉ vay vốn để phục vụ chăn nuôi bò, lợn, gà, dê... Nguồn vốn vay từ Ngân hànghàng NN&PTNN lãi suất vay 0,65%/tháng đối với hộ nghèo, còn các hộ khác thì lãi suất vay 0,9%/tháng. Ngoài ra, bà con nông dân còn được tiếp cận với vốn vay của quỹ tín dụng, nhưng lãi suất cao hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 42 - 46)