3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
3.6.1. Chi phí sản xuất của các hộ
Không có hoạt động sản xuất nào có thể tách rời sự điều khiển của con người. Đối với sản xuất nông nghiệp thì lao động là yếu tố cần thiết không thể thiếu, chỉ có con người có thể tác động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm. Nuôi ong cũng vậy, vai trò của lao động là hết sức quan trọng, hầu hết các khâu công việc từ khi bắt đầu nuôi đến thu hoạch đều là nhờ công của con người. Bảng thống kê từ các hộ điều tra cho thấy, các hộ đều sử dụng lao động gia đình chứ không thuê lao động ngoài. Tổng số công lao động của các hộ nuôi ong trong năm 2017 là 1.297,69 công, trung bình mỗi hộ phải bỏ ra 24,48 công lao động cho hoạt động nuôi ong của gia đình mình.
44
Bảng 3.8. Công lao động trong các khâu nuôi ong của các hộ điều tra
ĐVT: Công lao động Khâu công việc Thuê Tự có Bình quân BQ Tỷ lệ % BQ Tỷ lệ % Chăm sóc 0 0 21,06 86,00 21,06 Cho ăn 0 0 0,66 2,69 0,66 Tạo mũ chúa 0 0 0,50 2,04 0,50 Di chuyển đàn 0 0 0,17 0,67 0,17 Nhân đàn 0 0 0,19 0,77 0,19 Quay mật 0 0 1,92 7,82 1,92 Tổng 0 0 24,48 100,00 24,48
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Công chăm sóc chiếm tỷ lệ cao nhất với 86%, tổng số công chăm sóc là 1.116 công. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 21,06 công cho chăm sóc đàn ong. Hộ chăm sóc nhiều nhất lên tới 50 công, thấp nhất là 10 công. Hoạt động chăm sóc cụ thể là quan sát đàn ong, cho uống nước và kiểm tra đàn ong. Việc này phải được tiến hành thường xuyên để đánh giá được tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hay giảm sút của đàn ong. Từ đó có biện pháp kỹ thuật phù hợp để đàn ong ổn định phát triển theo chiều hướng mà người nuôi mong muốn. Khi kiểm tra đàn ong thì cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận, mang lưới mặt tránh sự tấn công của đàn ong. Một tháng kiểm tra khoảng 5 lần, mỗi lần 15 – 20 phút/đàn ong. Tránh việc kiểm tra quá nhiều thì cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của đàn ong. Lưu ý, khi kiểm tra ong, người kiểm tra phải không có nồng độ cồn trong cơ thể. Quan sát đàn ong thì là việc làm hằng ngày, chỉ cần để ý một chút thì sẽ theo dõi được đàn ong. Nếu thấy ong đi làm tấp nập, ong mang nhiều phấn, là đàn ong mạnh, chúa đẻ nhiều, ngoài tự nhiên nguồn mật phấn nhiều. Nếu ong đi làm thưa thớt trong khi các đàn khác đi ăn tấp nập thì
45
đàn ong này có thể mất chúa, chúa đẻ kém, đàn yếu hoặc chuẩn bị bốc bay. Trong trường hợp thời tiết thuận lợi mà đàn ong của mình hoặc của người khác không đi làm thì ngoài tự nhiên không có mật, phấn lúc đó phải cho ong ăn bổ sung để dưỡng đàn. Quan sát quanh tổ có xác ong chết, ong cắn nhau ngoài cửa tổ, có nhiều ong bay quanh thùng để tìm chỗ vào, có nhiều ong thợ bay ra từ tổ bụng căng trong thì đây là hiện tượng ong cướp mật, cần phải di chuyển đàn ong đến nơi khác cách vị trí cũ khoảng 10 mét. Còn nếu trước tổ có nhiều xác ong chết, vòi duỗi thẳng, ong thợ nhiều con bay tròn thì ong bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, hoặc ngộ độc do phấn hoa. Vào cuối vụ ong đi làm từ rất sớm, từ tờ mờ sáng ong đi nhiều, có tiếng rít đến sáng thì hết chứng tỏ ngoài tự nhiên đã bắt đầu hết mật, người nuôi cần chuẩn bị thức ăn bổ sung cho đàn ong. Và nếu tự nhiên ong đi làm tấp nập, tối đi về muộn, trước đó ong đi làm bình thường thì thời tiết sắp thay đổi không có lợi cho ong. Thời tiết gió rét, lạnh dưới 18 độ, ong không đi làm thì cần phải chuẩn bị báo hoặc bao bố để giữ ấm cho đàn ong. Còn thời tiết nhiệt độ cao thì cần di chuyển đàn ong đến dưới góc cây, làm mát cho đàn ong.
Cho ăn là công việc cần thiết để nuôi dưỡng, bảo vệ và duy trì đàn ong của hộ mình. Khi ngoài tự nhiên nguồn mật phấn đã hết cần cho ong ăn thêm để đủ lượng mậtcho đàn ong, tránh tình trạng ong đói rồi đánh cướp mật giữa các đàn với nhau, chúa đẻ kém, đàn kém phát triển khiến đàn bốc bay. Hơn nữa, những tháng rét, ong không đi làm được thì cần cho ong ăn để kích thích và nuôi dưỡng đàn ong. Tổng số công cho ăn của các hộ nuôi là 34,94 công, chiếm tỷ lệ 2,69%, trung bình mỗi hộ bỏ ra 0,66 công để cho ong ăn trong năm. Có hộ cho ăn quanh năm, có hộ chỉ cho ăn vào tháng rét, cụ thể là tháng 9 đến tháng 12. Mỗi tháng cho ăn 3 đợt, mỗi đợt 0,3 kg/đàn. Có hộ cho ăn nhiều hơn. Tỷ lệ trộn thức ăn là mỗi 0,1kg đường pha với 100 ml nước ấm rồi đặt trước cửa tổ cho ong ăn
46
Tạo mũ chúa được làm khi nhân đàn, chúa được chọn từ ấu trùng tuổi nhỏ (1 ngày tuổi). Mũ chúa làm bằng sáp ong, hình chữ U, gắn vào cầu quân, cho vào thùng để ong thợ nuôi thành chúa. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 0,5 công/năm để làm mũ chúa. Tổng số công làm mũ chúa của các hộ nuôi ong là 26,5 công, chiếm tỷ lệ 2,04% tổng số công lao động nuôi ong.
Di chuyển đàn là khi nhân đàn hoặc đàn ong cướp mật của nhau hay để tránh mưa, bão ảnh hưởng đến đàn ong. Tổng số công di chuyển đàn của các hộ điều tra là 8,75 công, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số công nuôi ong của các hộ. Trung bình mỗi hộ bỏ ra 0,17 công để di chuyển đàn. Nhân đàn là việc tách những đàn đông quân, khỏe mạnh, chúa đẻ tốt, có chúa mới sang đàn mới. Nhưng với nguồn mật hạn chế, chỉ có một số hộ nhân được đàn và số đàn nhân còn ít so với tổng số đàn hiện có. Số công nhân đàn của các hộ là 10 công, chiếm 0,77% tổng số công, bình quân mỗi hộ chỉ dành 0,19 công để nhân đàn. Việc nhân đàn thì cần tiến hành cẩn thận, tỷ mẩn hơn di chuyển đàn nhưng không mất nhiều thời gian như làm mũ chúa. Làm mũ chúa cần quan sát đúng ấu trùng tuổi nhỏ, nếu ấu trùng quá 1 ngày tuổi thì ong thợ sẽ không nuôi.
Quay mật chiếm tỷ lệ số công nhiều thứ hai sau chăm sóc đàn ong, với tổng công quay mật là 101,5 công, bình quân mỗi hộ bỏ ra 1,92 công và chiếm tỷ lệ 7,82% tổng số công nuôi ong. Với đàn có 3 cầu quân thì mỗi lần quay mất 15 phút/đàn. Tùy thuộc vào nguồn mật phấn và làm việc của đàn ong khi có mật thì tiến hành quay, nếu không quay thì đàn ong sẽ ăn mật mà chính nó đã làm ra. Vì vậy, kiểm tra đàn ong để biết đàn ong đã có mật để quay hay chưa. Dấu hiệu nhận biết là lỗ tổ đã vít nắp khoảng 1/3 bánh tổ thì mật nhiều có thể quay được.
47
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu công lao động cho hoạt động nuôi ong.
Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần bỏ ra chi phí để thu được sản phẩm. Nuôi ong cũng vậy, mặc dù quy mô không lớn, chủ yếu sử dụng lao động gia đình nhưng vẫn tốn 1 khoản chi phí tổng chi phí cho hoạt động nuôi ong bình quân mỗi hộ điều tra là 8,3 triệu đồng. Trong đó bao gồm chi phí trung gian, chi phí tự có của gia đình và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian là chi phí bằng tiền mà các hộ bỏ ra cho việc nuôi ong, bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Chi phí vật chất là chi phí giống, thức ăn, các công cụ, dụng cụ để nuôi ong. Chi phí dịch vụ là chi phí vận chuyển, thú y...
Tổng chi phí trung gian của các hộ điều tra là 103,02 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 23,01% tổng chi phí nuôi ong, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra số tiền 1,31 triệu đồng. Cho thấy, hoạt động nuôi ong tốn ít chi phí bằng tiền. Các hộ đều không phải mua giống vì giống tự có, được duy trì từ năm này sang năm
86% 3% 2% 0% 1% 8%
48
khác. Nếu đàn yếu có thể thay đàn, đổi chúa. Những hộ bị mất trắng thì chưa thể khôi phục lại đàn nuôi của mình.
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất của hộ nuôi ong năm 2017 (bình quân hộ)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Binh quân Tỷ lệ %
1.Chi phí trung gian 1,31 23,01
Giống 0,00 00,0 Thùng nuôi 0,06 1,89 Cầu quân 0,43 5,18 Thùng quay mật 0,24 4,89 Lưới mặt 0,06 0,79 Dao cắt vít 0,02 1,37 Thức ăn 0,18 3,17 Chai đựng mật 0,27 4,25 Khác 0,05 1,38 2.Khấu hao 0,00 0,00 3.Các hộ có sẵn 6,39 76,99 Giống 4,50 54,22 Thùng nuôi 1,89 22,77 Tổng 7,70 100,00
( Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Thùng nuôi các hộ tự đóng, tận dụng gỗ trong gia đình hoặc tự kiếm trong rừng để đóng. Một số hộ không thể đóng được thì phải mua với giá 250 ngàn đồng/thùng Chi phí thùng nuôi cho các hộ là 3,1 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,89%. Bình quân mỗi hộ là 0,06 triệu đồng.
Cầu quân thì hầu hết các hộ phải mua với giá 15 ngàn đồng/cái. Mỗi thùng nuôi có 3 cầu quân. Tổng chi phí chi cầu quân của các hộ điều tra là
49
22,59 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,18%. Trung bình mỗi hộ phải chi 0,43 triệu đồng cho việc mua cầu quân
Thùng quay mật là dụng cụ cần thiết cho việc nuôi ong, khi đàn ong làm việc lấy mật về tổ, mật ong nhiều ta phải quay lấy mật đó để cho ong có lỗ tổ chứa mật tiếp. Nếu không quay kịp thời thì ong sẽ ăn lại mật đã làm ra. Thùng quay mật thì không phải hộ nào cũng có, họ thường mượn nhau để dùng. Thùng này hoàn toàn điều khiển bằng tay, không tốn tiền điện. Tổng chi phí cho thùng quay mật của các hộ là 12,85 triệu đồng, chiến tỷ lệ 4,89%. Giá mỗi thùng quay mật là 1 triệu đồng, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra 0,24 triệu đồng
Lưới mặt mỗi hộ đều phải sắm, mỗi hộ một cái với giá 70 nghìn đồng/cái. Tổng chi phí là 3,17 triệu đồng, chiếm 0,79% tổng chi phí nuôi ong. Trung bình mỗi hộ chi phí hết 0,06 triệu đồng để mua lưới mặt.
Tương tự như lưới mặt, dao cắt vít mỗi hộ có một cái. Tổng chi phí là 1,31 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,37%, bình quân mỗi hộ chi 0,02 triệu đồng. Một khoản chi đáng kể trong chi phí trung gian của hộ nuôi ong là thức ăn công nghiệp, cụ thể là đường. Ong được cho ăn vào mùa mưa rét, ong không đi làm việc được và khi ngoài tự nhiên nguồn mật đã hết. Mỗi kilogam đường được tính với giá 18 ngàn đồng. Tổng chi phí thức ăn cho ong của các hộ nuôi ong là 9,50 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,17%. Như vậy mỗi hộ phải chi 0,18 triệu đồng để mua đường cho ong ăn.
Chai đựng mật được mua với giá 5 ngàn đồng/chai, tương ứng đựng được 1 kg mật ong. Bình quân mỗi hộ phải bỏ ra 0,27 triệu đồng để mua chai đựng mật ong, chiếm tỷ lệ 4,25% trong tổng chi phí.
Chi phí khác bao gồm kim di trùng và vải màn để lọc mật, bình quân mỗi hộ phải chi 30 nghìn đồng để mua kim và vải. Kim di trùng được sử dụng khi làm mũ chúa, ta di chuyển ấu trùng tuổi nhỏ từ các lỗ tổ của cầu quân
50
sang cầu mũ chúa để ong thợ nuôi thành chúa mới, khỏe mạnh. Vải màn được dùng khi quay mật xong, ta lọc những cặn và những bã sáp bị văng ra rơi vào mật lúc quay. Tổng chi phí là 1,59 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,38% tổng chi phí nuôi ong. Trung bình mỗi hộ chi phí hết 0,03 triệu đồng cho chi phí khác
Ngoài các loại phí trên thì có chi phí tự có của gia đình, với tỷ lệ cao nhất 76,99%, tổng chi phí tự có của gia đình là 338,85 triệu đồng, bình quân mỗi hộ bỏ ra 6,39 triệu đồng, trong đó có chi phí giống và chi phí thùng nuôi. Giống mỗi đàn có giá 475 nghìn đồng, còn thùng nuôi thì có giá 250 nghìn đồng/thùng. Chi phí giống trung bình cho mỗi hộ là 4,5 triệu đồng tương ứng với 54,22%. Còn lại chi phí thùng nuôi bình quân hộ là 1,89 triệu đồng chiếm tỷ lệ 22,77% tổng chi phí nuôi ong. Tài sản cố định đối với nghề nuôi ong là không có vì toàn công cụ, dụng cụ nhỏ, thời gian sử dụng ngắn cộng thêm giá mua thấp nên không tính khấu hao. Đối với những công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm được tính toán chi phí theo hình thức khấu hao để đánh giá được giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ.
( Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nuôi ong năm 2017
chi phí trung gian 23% khấu hao 0% tự có 77%
51