BÀI 7: SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM KIẾM I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo cv 2345 cả năm (Trang 34 - 38)

- HS ghi nhớ.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

BÀI 7: SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM KIẾM I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.

- Sắp xếp được đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể.

- Nêu được cách tìm đúng và nhanh đổi tượng cẩn tìm dựa trên sự hiểu biết. - Biết được có thể biểu diễn môt phương án sắp xếp, phân loại cụ thể’ bằng sơ đồ hình cây.

2. Phầm chất, năng lựca. Phẩm chất: a. Phẩm chất:

- Nhân ái: Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.

- Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân.

- Trung thực:Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.

b. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

Năng lực đặc thù:

- Học xong bài này học sinh hiểu được sự cần thiết của việc sắp xếp khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

KTBC: Em hãy cho biết những thông tin nào mà em có thể xem trên internet.? - Nhận xét – tuyên dương.

- Hình 1a và Hình 1 b có các thẻ sổ từ 1

- HS trả lời: đọc báo, xem thời sự, dự báo thời tiết, học tiếng anh, học vẽ, xem phim, …

- HS nhận xét.

đến 20. Em hãy đề nghị bạn tìm một thẻ số nào đó (ví dụ sổ 1,19) trong mỗi hình. Trao đổi với bạn và cho biết tìm kiếm ở hình nào dễ hơn, nhanh hơn. Tại sao??

- Hôm nay, các em sẽ học bài “Sắp xếp để dễ tìm kiếm”

sắp xếp theo thứ tự.

- Hs viết bài.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sắp xếp để tìm kiếm nhanh hơn.

- Tại sao hình 1b dễ tìm kiếm hơn hình 1a?

- Nhận xét – tuyên dương.

- Hình 2a và Hình 2b có các thẻ số từ 1 đến 9 và thẻ chữ cái từ a đến k. Em hãy đề nghị bạn tìm vị trí của thẻ số và thẻ chữ cái nào đó trong mỗi hình. Trao đổi với bạn và cho biết tìm kiếm ở hình nào nhanh hơn. Tại sao?

- Nhận xét – tuyên dương.

- Gọi học sinh đọc phần kết luận. - Tại sao phải sắp xếp đồ đạc?

- HS thảo luận – trả lời.

Khác với Hình 1a, các thẻ số ở Hình 1b được sắp xếp thành một dãy theo thứ tự tăng dần. Do vậy, khi tìm kiếm một số nào đó ở Hình 1b em có thể’ dễ dàng biết được số cần tìm ở khu vực nào của dãy số (ví dụ số bé thì ở đầu dãy, số lớn thì ở cuối dãy), từ đó nhanh chóng xác định được vị trí của số cần tìm. Vì thế mà tìm kiếm thẻ số ở Hình 1b sẽ nhanh hơn, dễ hơn.

- Hs trả lời:

Hình 2b được sắp xếp số thứ tự tăng dần, chữ cái sắp xếp theo thứ tự alphabet nên khi tìm kiếm chỉ cần dò theo thứ tự là ra. Hình 2a sắp xếp lộn xộn nên việc tìm kiếm rất lâu.

- Chúng ta nên sắp xếp các đồ vật hợp lí để dễ dàng hơn trong việc quản lí và tìm kiếm.

Hoạt động 2: Sắp xếp theo yêu cầu

- Một bạn đã phân loại và sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập lên giá sách như Hình 3. Theo em cách sắp xếp của bạn đã hợp lí chưa? Tại sao?

- Hãy nêu cách tìm đúng và nhanh một quyển sách, một quyển vở hay một đồ dùng học tập trong giá sách ở Hình 3. - Nhận xét – tuyên dương.

- Hãy trao đổi với bạn để sắp xếp đồ vật ở hình 4b sang hình 4b sao cho hợp lí?

- GV nhận xét – tuyên dương. - Yc học sinh đọc phần kết luận.

- Hoạt động 3: Biểu diễn một sắp xếp, phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây. - Yc học sinh quan sát hình 5a và 5b.

Bạn học sinh đã sắp xếp đúng vì bạn đã phân loại sách riêng, vở riêng, đồ dùng học tập riêng.

- HS thảo luận – trả lời: Muốn tìm loại nào thì ta vào ngăn đó để tìm.

- Hs thảo luận – trả lời.

Bát sẽ xếp bên tay trái ngăn dưới, tô xếp bên tay phải ngăn dưới.

Muỗng sắp xếp ở khay đựng muỗng. Đũa xếp ở khay đựng đũa.

Đĩa nhỏ xếp ở khay tay trái bên trên. Đĩa lớn xếp khay khay phía bên trên. - Nhận xét – bạn.

- Hs đọc: Việc phân loại, sắp xếp các đồ vật được thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể. Khi đã được phân loại, sắp xếp, để tìm đồ vật nào đó thì cần tìm đến ngăn chứa loại đó, sau đó dựa vào thứ tự sắp xếp để xác định vị trí đồ vật cần tìm.

- Hs quan sát.

Con vật dưới nước: 1,2,6 Con vật trên cạn: 3, 4, 5, 7, 8

- Yc học sinh đọc cách sắp xếp và biểu diễn sơ đồ trong SGK.

- Dựa vào cách vẽ sơ đồ hình 5b hãy vẽ lại sơ đồ hình 4a?

- Gọi Hs trình bày sơ đồ của bạn. - Gọi Hs nhận xét sơ đồ của bạn. - Gv nhận xét chốt.

- Sơ đồ hình cây là gì? - Nhận xét – tuyên dương.

- Hs đọc: Bạn Minh có tủ quần áo như Hình 5a. Minh sử dụng sơ đồ hình cây ở Hình 5b để mô tả cách phân loại, sắp xếp quần áo trong tủ với bạn ở lớp. Trong đó, 0. Tủ quần áo tương ứng với gốc cây, tiếp theo có 3 ngăn tủ tương ứng với 3 nhánh cây (nhánh 1. Quần áo đi học, nhánh 2. Quần áo thể thao, nhánh 3. Quần áo ấm). Trong nhánh 1 và nhánh 2 lại có các nhánh con (ví dụ nhánh 1 có hai nhánh con là 1.1 Áo sơ mi, 1.2 Quần dài).

- Hs thảo luận – thực hành vẽ vào vở.

- Trình bày sơ đồ.

- Nhận xét sơ đồ của bạn.

- Sơ đồ hình cây là môt phương pháp để biểu diễn cách sắp xếp, phân loại.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Bt1: Hãy nêu cách em sắp xếp sách, vở, đổ dùng học tập vào cặp để đi học. Tại sao em lại sắp xếp như vậy? Hãy vẽ sơ đồ hình cây mô tả cách em sắp xếp? Nếu muốn lấy một cuốn sách, một đổ dùng học tập trong cặp thì em sẽ làm thế nào? Tại sao em làm như vậy?

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt2: Hãy nêu cách sắp xếp đồ vào tủ lạnh

- HS thảo luận trả lời.

- Sách để 1 ngăn, vở để 1 ngăn, đồ dùng học tập để 1 ngăn.

- Khi cần tìm loại nào thì em chỉ cần vào ngăn đó để tìm.

- Em sắp xếp theo loại trong cặp sẽ dễ tìm kiếm hơn.

sao cho hợp lí?

- Gv nhận xét – chốt.

Bt3: Hãy nêu cách để em tìm đến một bài học nào đó trong cuốn sách Tin học 3 này. Tại sao em làm như vậy?

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt4: Hãy cho biết quấn áo của em đã được sắp xếp, phân loại hợp lí chưa tại sao? - Gv nhận xét – chốt.

Kem xếp vào ngăn trên cùng. Trái cây xếp vào ngăn giữa. Rau xếp vào ngăn dưới cùng.

Trứng xếp vào ngăn đựng trứng ở cánh cửa tủ lạnh.

Nước xếp vào ngăn ở giữa cánh cửa.

- Hs nhận xét bài bạn.

- Hs thảo luận – trả lời:

Em sẽ tìm đến mục lục để xem số trang của bài đó và dò tìm đến đúng số trang của bài. Việc biết được số trang của bài sẽ dễ tìm kiếm hơn bởi các trang sách được sắp xếp tăng dần.

- Hs thảo luận – trả lời.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- Em hãy về nhà phân loại, sắp xếp lại đồ trong tủ quần áo, góc học tập, ngăn bàn học,... của gia đình em để tìm kiếm đồ vật được nhanh hơn khi cần.

- GV nhận xét – tuyên dương tiết học. - Nhắc nhở - dặn dò.

- HS ghi nhớ.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...... ...

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo cv 2345 cả năm (Trang 34 - 38)