BÀI 11A: HỆ MẶT TRỜI I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo cv 2345 cả năm (Trang 58 - 62)

- Hs thảo luận trả lời: không cung cấp thông tin cho người khác khi gia đình đ

BÀI 11A: HỆ MẶT TRỜI I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận thấy máy tính giúp tìm hiểu, quan sát hệ Mặt Trời. - Kể lại được những hiểu biết mới sau khi quan sát.

2. Phầm chất, năng lựca. Phẩm chất: a. Phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

- Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ. Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Trung thực: Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ. Có ý thức sinh hoạt nền nếp.

b. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

Năng lực đặc thù:

- Học xong bài này học sinh biết tạo bài trình chiếu về tự nhiên, có những hiểu biết về tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

KTBC: Em hãy mở phần mềm trình chiếu và gõ họ và tên của mình lên trang trình chiếu đầu tiên.

- Nhận xét – tuyên dương.

- Trao đổi với bạn để chỉ ra vị trí Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời ở Hình 1?

- HS thực hiện - Nhận xét bạn

- Hôm nay, các em sẽ học bài “Hệ mặt trời”.

- Hs viết bài.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ Mặt Trời với phần mềm SolarSystem

- Đọc sách và cho biết SolarSystem là phần mềm dùng để làm gì?

a) Khởi động phần mềm

- Để khởi động phần mềm SolarSystem em sử dụng thao tác chuột nào?

- Gv giới thiệu về phần mềm.

- Để tìm hiểu về hành tinh nào em sẽ nhấn vào hành tinh đó để tìm hiểu. - Yc học sinh thực hành mở phần mềm – tắt phần mềm SolarSystem.

- Quan sát – hướng dẫn. b) Tìm hiểu về trái đất.

- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về trái đất.

- Yêu cầu học sinh thực hành theo các bước tìm hiểu về trái đất: Lớp vỏ trái đất, quan sát ngày và đêm, các mùa?

- HS đọc sách trả lời: SolarSystem là phần mềm mô phỏng hệ Mặt Trời rất trực quan và sinh động.

- Hs trả lời: Nháy đúp chuột. - Hs lắng nghe – quan sát. - Hs lắng nghe – quan sát. - Hs thực hiện. - HS quan sát – ghi nhớ. - HS quan sát – ghi nhớ. - HS quan sát – ghi nhớ. - Hs thực hành.

- Gv quan sát hướng dẫn. c) Tìm hiểu hệ mặt trời.

- Gv hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu hệ mặt trời.

- Yêu cầu học sinh thực hành tìm hiểu hệ mặt trời.

- Hs quan sát – hướng dẫn.

- YC học sinh tự nghiên cứu về Mặt trăng. - Quan sát – hướng dẫn. - Yc học sinh đọc phần kết luận. - HS quan sát – ghi nhớ. - HS quan sát – ghi nhớ. - HS thực hành. - Hs thực hành.

- Tại cửa sổ ban đầu của phần mềm SolarSystem, để tìm hiểu thành phần nào thì nháy chuột vào biểu tượng tương ứng; sau đó nháy chuột vào từng nút lệnh để quan sát, tìm hiểu chi tiết.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Bt1: Ở Hình 2, em sẽ nháy chuột vào biểu tượng nào khi muốn quan sát Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời?

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt2: Đang ở cửa sổ tìm hiểu ngày và đêm như Hình 6, em nháy chuột vào nút lệnh nào để quay về cửa sổ ban đầu?

- HS trả lời: Earth, Sun, Moon.

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt3: Hãy nêu các bước để quan sát các hành tinh quay quanh Mặt Trời?

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt4: Sử dụng phần mềm SolarSystem để quan sát, tìm hiểu về Trái Đất, Mặt Trăng và cho biết:

– Trái Đất có cấu tạo gồm mấy lớp? – Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào? - GV nhận xét – tuyên dương.

Bt5: Thực hành tìm hiểu về Mặt Trời, các hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết:

– Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? – Trái Đất ở vị trí thứ mấy kể từ Mặt Trời trở ra?

- GV nhận xét – tuyên dương.

Bt6: Thực hành quan sát Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

- Trái đất quay đủ 1 vòng quanh mặt trời thì hết bao nhiêu thời gian?

Bt7: Kể cho bạn những hiểu biết mới của em về hệ Mặt Trời. Sử dụng phần mềm để minh hoạ cho bạn cùng quan sát?

- GV nhận xét – tuyên dương.

- Em nhấn vào nút lệnh Orbit để quan sát các hành tinh quay quanh Mặt trời.

- Hs thực hành.

- Hs trả lời: 5 lớp chính gồm thạch quyển, quyển mềm, lớp phủ giữa, lõi ngoài, và lõi trong

- Hs trả lời: Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

- Hs thực hành.

- Hs trả lời: 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương

- Hs trả lời: Trái đất. Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời.

- Hs thực hành – quan sát. - Hs tìm hiểu trả lời: 1 năm.

- Hs chia sẽ.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- Kể cho bạn những hiểu biết mới của em về hệ Mặt Trời. Sử dụng phần mềm để

minh hoạ cho bạn cùng quan sát? - GV nhận xét – tuyên dương.

- Nhắc nhở học sinh – nhận xét tiết học. - Dặn dò tìm hiểu phần “Em có biết” cuối bài.

- Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...... ...

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo cv 2345 cả năm (Trang 58 - 62)