Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại VPBANK CHI NHÁNH hà nội (Trang 39)

2.2.1.1 Thuận lợi

Môi trường dân số

Tổng dân số Việt Nam tính đến năm 2005 là 83.121,7 nghìn người, trong đó số dân thành thị là 26.4%. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển, hiện tượng người dân từ các vùng nông thôn đổ ra thành phố tìm việc là điều tất nhiên, dẫn đến tỷ lệ di cư tại các thành phố phát triển, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn các vùng khác. Mục đích của người di cư là để cải thiện điều kiện sống của bản thân họ cũng như gia đình. Cách đầu tiên mà người di cư có thể giúp đỡ gia đình là gửi tiền kiếm được tại nơi

chuyển đến về gia đình đang sinh sống ở quê hương. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2004 thì có tới 62% người di cư đã gửi tiền về cho gia đình.

Bảng 2: Phần trăm lượng tiền gửi của người di cư trong 12 tháng năm 2004

Số lượng tiền gửi

Hà Nội Khu kinh tế

Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh Khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Dưới 500.000đ 8 14.8 20.9 31.7 11.9 8.0 8.0 9.3 500.000- 999.999đ 19.9 27.7 14.0 22.0 10.6 13.7 14.7 18.2 1.000.000- 5.999.999đ 64.4 53.9 55.0 41.0 66.0 72.5 69.3 66.8 6.000.000- 11.999.999đ 6.9 3.1 7.6 3.3 10.6 4.4 8.0 4.8 12.000.000đ trở lên 0.8 0.6 2.5 1.9 0.9 1.3 0.0 1.0

(Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004- Những kết quả chủ yếu) Số lượng tiền gửi tương đối cao: trên 2/3 số người di cư đã gửi trên 1 triệu đồng. Số lượng người gửi tiền lớn nhất là của người di cư đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào số liệu điều tra này, ngân hàng có thể tiếp thị các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt có chế độ ưu tiên, khuyến khích áp dụng đối với người chuyển thường xuyên, nhiều lần.Việc khai thác mảng thị trường này là một thuận lợi đối với các ngân hàng.

Mặt khác, khi đi làm tại các thành phố, người di cư cũng có nhu cầu tiết kiệmvay nợ.

Bảng 3: phần trăm hình thức giữ tiền tiết kiệm tại Hà Nội

Hình thức giữ tiền Di cư Không di cư

Tự giữ 77.2 75.7

Gửi người thân 28.8 16.9

Gửi tiết kiệm 30.8 54.5

Cho vay lãi/ chơi hụi 0.4 0.4

Mua vàng/ ngoại tệ 2.2 3.9

Khác 0.6 1.1

(Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004- Những kết quả chủ yếu) Người được điều tra giữ khoản tiền tiết kiệm dưới hình thức tự giữ bằng tiền mặt, gửi tiết kiệm hoặc gửi người thân; trong đó, tự giữ bằng tiền mặt là phổ biến ở tất cả các khu vực với cả người di cư và không di cư (khoảng 75%). Người di cư gửi người thân giữ hộ khoản tiết kiệm nhiều hơn so với người không di cư, còn người không di cư gửi tiết kiệm nhiều hơn. Như vậy, người di cư ưa dùng cơ chế không chính thức, trong khi người không di cư thích dùng cơ chế chính thức hơn.Điều này cũng có phần đúng vì người di cư thường có ít thông tin về ngân hàng, chưa hiểu rõ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, phần trăm tự giữ tiền hoặc gửi người thân của người di cư đều cao hơn so với người không di cư, điều này đặt ra một yêu cầu đối với ngân hàng là làm sao tiếp thị, đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp, hấp dẫn và thuyết phục được những người di cư tin tưởng, sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Với chính sách sản phẩm thích hợp và năng động ngân hàng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng mình đồng thời có thể nâng cao được nguồn vốn huy động từ thị trường cấp I.

Bảng 4: phần trăm nguồn vay nợ tại Hà Nội

Nguồn vay nợ Di cư Không di cư

Người ruột thịt 47.3 40.2

Họ hàng 40.9 35.4

Người ngoài 18.2 23.6

Vay tín dụng/ ngân hàng 21.8 46.5

Khác 8.2 11.0

(Nguồn: điều tra di cư Việt Nam năm 2004- Những kết quả chủ yếu) Trong khi 46% số người không di cư khai vay tín dụng từ nguồn chính thức thì chỉ có 22% số người di cư khai vay từ nguồn này. Người di cư thường vay mượn từ nguồn không chính thức (người ruột thịt, họ hàng, người ngoài)

hơn so với người không di cư bởi họ thường gặp phải những khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng do phải có một số điều kiện nhất định như có hộ khẩu thường trú; chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú là trở ngại chính khi tiếp cận tín dụng.

Người di cư là thành phần quan trọng của lực lượng lao động ở nơi đến. Người di cư tham gia vào lực lượng lao động ở mức rất cao và rất ít người bị thất nghiệp. So với người không di cư, người di cư làm nhiều hơn các nghề như thợ thủ công có kỹ thuật và vận hành máy móc thiết bị. Nói chung, 38% người di cư và 25% người không di cư làm trong 2 nhóm nghề nghiệp nói trên. Người di cư là cấu thành chính của lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam. Nếu như VPBank Hà Nội có một chính sách tín dụng thích hợp, tạo điều kiện cho những người di cư được vay vốn để kinh doanh hoặc đáp ứng những nhu cầu như mua nhà ổn định cuộc sống... dựa trên mức thu nhập ổn định của họ thì đây là một mảng thị trường “màu mỡ”.

Môi trường kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu vay vốn, gửi tiền... của người dân càng cao, tức là nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cao và ngược lại đối với nền kinh tế kém phát triển.

 Về tổng sản phẩm quốc nội:

Trong nhiều năm liên tục, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao (đứng thứ hai châu Á). Trong vòng 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 7,5%. Từ năm 2001 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. Riêng năm 2004, GDP tăng 7,6% so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: nông, lâm thủy sản giảm từ 40,2% năm 1985 xuống còn 21,76% năm 2004; tương ứng nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đã tăng từ 27,4% lên 40,09%, nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 32,5% lên 38,15%.

(Nguồn: tác giả nghiên cứu)

Dự kiến năm 2006 tổng sản phẩm trong nước tăng 8% so với năm 2005. GDP theo giá thực tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người khoảng 720 USD. Như vậy, kinh tế tăng trưởng, tức là mức sống của người dân được cải thiện, từ đó nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng phong phú và tăng lên về số lượng, họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với ngân hàng nhiều hơn. Riêng tại Hà Nội, GDP bình quân đầu người năm 2005 khoảng 1.500USD- cao so với mặt bằng chung cả nước và có xu hướng tăng lên nữa trong những năm tiếp theo, tạo điều kiện cho VPBank Hà Nội đưa ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tăng lên cùng với mức sống của người dân.

Cùng với sự tăng trưởng GDP nói chung và thu nhập của người dân nói riêng, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có sự phát triển đáng kể cả về mặt số lượng và chất lượng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu phát triển của VPBank: “trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc”.

Bảng 5: Thống kê số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Hà Nội 12.000 17.000 22.000 Cả nước 75.000 100.000 160.000 0% 2% 4% 6% 8% 10% 2000 2001 2002 2003 2004 2005

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)

 Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế:

Năm 2000, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ và có hiệu lực vào 10/12/2001. Hiệp định này được ký kết dựa theo các nguyên tắc của WTO. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ là căn cứ sàn để Việt Nam đàm phán song phương với từng quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Một khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Trong điều kiện chung đó, VPBank Hà Nội có điều kiện, cơ hội trao đổi, hợp tác về tài chính tiền tệ với những hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới. Tất cả các nước phát triển đều là thành viên của WTO, họ là các nước có ngân hàng với công nghệ hiện đại, các dịch vụ ngân hàng đa dạng và tuân thủ chuẩn mực quốc tế. Bằng việc hợp tác, kinh doanh trực tiếp với các ngân hàng này, VPBank Hà Nội có điều kiện tiếp cận và sử dụng những tiện ích của ngân hàng hiện đại, có điều kiện tranh thủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, dịch vụ ngân hàng tiên tiến của các nước có trình độ ngân hàng phát triển cao, từ đó giảm được chi phí, đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng, hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và mở rộng tín dụng đối với các đối tượng khách hàng mục tiêu.

Là thành viên của WTO, các dịch vụ tài chính ngân hàng của nước ngoài sẽ được thực hiện tại Việt Nam tối thiểu cũng phải được đối xử ngang bằng như đối với các định chế với Hoa Kỳ, theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) của WTO. VPBank Hà Nội và các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh trong môi trường bình đẳng, không có sự phân biệt, không còn bảo hộ, ưu tiên. VPBank Hà Nội sẽ phải tìm được cách đứng vững bằng chính khả năng của mình, đòi hỏi ngân hàng có bước đi thích hợp, thận trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hơn nữa, gia nhập WTO, VPBank Hà Nội có điều kiện thuận lợi hơn khi mở rộng kinh doanh ở thị trường tiền tệ nước ngoài. Theo “luật chơi” của

WTO, các ngân hàng Việt Nam sẽ được đối xử không kém phần thuận lợi khi vươn ra hoạt động kinh doanh ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với đất nước có mức xuất khẩu và nhập khẩu lớn như Việt Nam hiện nay việc VPBank Hà Nội “đi theo” để phục vụ các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài để mở rộng phạm vi kinh doanh là rất lớn, tạo lợi nhuận vững chắc cho mình, đồng thời có điều kiện để hội nhập nhanh chóng với cộng đồng tài chính thế giới.

Thông qua hội nhập, VPBank Hà Nội có điều kiện để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng, có cơ hội phát triển hệ thống ngân hàng trong nước bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại, chuyên môn hoá dài hơn và đa dạng hoá sản phẩm hơn, từ đó cán bộ cũng phải nâng cao năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mới.

2.2.1.2 Khó khăn

Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, có thể nói về bản chất các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đều giống nhau. Lợi thế của các ngân hàng bạn so với VPBank là ở chỗ một số ngân hàng đã sớm áp dụng được công nghệ ngân hàng hiện đại để tăng thêm tiện ích cho khách hàng khi sử dụng, ví dụ: phone- banking hoặc home- banking.

Môi trường kinh tế

 Về tổng sản phẩm quốc nội:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức khá cao, nhưng so với các nước phát triển trong khu vực, GDP nước ta vẫn còn thấp, đòi hỏi nỗ lực của tất cả mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó có ngành Ngân hàng.

Bảng 6: So sánh mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2004

Nước Tỷ lệ tăng trưởng (%) Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2000 Dân số (triệu) GDP theo đầu người (đôla Mỹ) Số năm đi sau GDP theo đầu người của

đến năm 2004 (%) Trung Quốc Campuchia 4,3 5,5 13 336 24,2 Trung Quốc 8,8 8,4 1.299 1.225 Indonesia 4,5 4,1 238 913 7,3 Lào 5,0 5,3 6 332 25,3

Thái Lan 6,4 5,1 65 2520 14,5 (đi trước)

Việt Nam 7,5 7,1 83 514 12,7

(Nguồn: tác giả nghiên cứu)

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đứng thứ 2- sau Trung Quốc, nhưng xét về GDP theo đầu người thì Việt Nam chỉ hơn Lào và Campuchia, sau cả Thái Lan và Indonesia. GDP theo đầu người thấp gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng vì với khoản thu nhập thấp người dân phải tính tới các nhu cầu cơ bản trước nhất, sau đó mới có khoản để dành hay tiết kiệm. Đây là một trong những trở ngại đối với hoạt động của ngân hàng Việt Nam nói chung và đối với VPBank Hà Nội nói riêng.

 Về hội nhập kinh tế quốc tế:

Chỉ trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do xuất phát điểm của hệ thống tài chính Ngân hàng Việt Nam còn thấp, trình độ tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy khi tham gia vào “thị trường” WTO gặp phải không ít khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là thành viên của WTO đồng nghĩa với tự do hoá mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho hầu hết các ngân hàng trên thế giới được thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Mà khả năng phát triển kinh doanh và tính cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất thấp so với trình độ ngân hàng của các nước phát triển là thành viên của WTO, là những nước có hoạt động chủ yếu “hướng ngoại”. Trong môi trường mới, các ngân hàng nước ngoài từng bước đưa công nghệ thông tin hiện đại vào

kinh doanh tại Việt Nam, về tổng thể việc này chắc chắn mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế nhưng đồng thời là mối đe doạ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và nhìn xa, đặc biệt các doanh nghiệp có nhiều hoạt động thương mại quốc tế sẽ có xu hướng chuyển sang ngân hàng làm ăn hiệu quả, có thể đáp ứng nhu cầu lớn về vốn mà không bị hạn chế bởi quy mô vốn tự có nhỏ bé của ngân hàng. Nếu VPBank Hà Nội không có chính sách phát triển hợp lý thì sẽ yếu thế trong cạnh tranh. Để giữ vững thị phần của mình VPBank Hà Nội chỉ có thể đưa ra lãi suất hấp dẫn hơn, cho vay với điều kiện rủi ro hơn với ngân hàng nước ngoài. Nhưng việc hoạt động bỏ qua yếu tố lợi nhuận sẽ đặt một gánh nặng lên tài chính sau này, đồng thời xuất hiện nợ xấu mới là không tránh khỏi. VPBank đã từng trải qua tình trạng này nên sẽ hiểu rõ hơn ai hết.

Các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ bị mất vị thế “độc quyền” của mình do cạnh tranh không phân biệt đối xử. Khi được kinh doanh trong cùng một điều kiện với Ngân hàng Việt Nam, với thế mạnh về cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới, ngân hàng hiện đại đáp ứng tối đa được nhu cầu của khách hàng thì việc khách hàng lựa chọn dịch vụ với chất lượng cao, tiết kiệm thời gian và chi phí là điều tất yếu. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ mất đi khách hàng quen thuộc và mất đi vị thế truyền thống của mình, VPBank Hà Nội cũng không thể tránh khỏi khả năng này.

Đối thủ cạnh tranh

Về vốn điều lệ, hiện VPBank đang đứng thứ 14/25 trong tổng số các Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy nhiên, mức vốn này vẫn nhỏ hơn so với các Ngân hàng thương mại nước ngoài nói chung, lại càng nhỏ hơn Ngân hàng thương mại Nhà nước. Hiện mức vốn điều lệ của VPBank là 300,9 tỷ đồng, trong khi đó của các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Sacombank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại VPBANK CHI NHÁNH hà nội (Trang 39)