Thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS mang gen tương hợp rộng (Bảng 4.4).

Một phần của tài liệu Đánh giá các dòng TGMS và dòng thuần mang gen tương hợp rộng (Trang 39 - 41)

- Thí nghiệm 3: Đánh giá ưu thế lai của các tổ hợplai mang gen tương hợp rộng trong hệthống lúa lai hai dòng

4.1.2.1 Thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS mang gen tương hợp rộng (Bảng 4.4).

rộng (Bảng 4.4).

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là một đặc tính di truyền ổn định từ

thế hệ này sang thế hệ khác trong những điều kiện nhất định. Sự biến động thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, kỹthuật

chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh….

Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng của mỗi giống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định cơ cấu cây trồng, điều chỉnh các biện pháp canh tác phù hợp, nâng cao hiệu quả cây trồng. Đối với dòng TGMS việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng, đặc biệt thời gian từ gieo đến trỗ có ý nghĩa

trực tiếp phục vụ công tác nhân dòng và sản xuất hạt lai F1.

Trong điều kiện sản xuất hạt lai, dựa vào thời gian từ gieo đến trỗ đểbố

trí thời vụsản xuất sao cho dòng bố, mẹ trỗbông, nở hoa trùng khớp vì đây là

yếu tốtiên quyết đến việc nâng cao năng suất hạt lai F1. Đồng thời, để thời kỳ

cảm ứng của dòng TGMS gặp điều kiện nhiệt độ cao, TGMS bất dục hoàn toàn nhằm đảm bảo độthuần và chất lượng hạt lai F1.

Kết quả theo dõi thời gian từ gieo đến trỗvà thời gian sinh trưởng của

Bảng 4.4. Thời gian từ gieo đến trỗvà thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS mang gen tương hợp rộng (ngày)

Đơn vị: ngày

Dòng

Thời gian từsau cấy đến trỗ.. Thời gian trỗ

Thời gian sinh trưởng 10% 50% 80% 130 72 75 77 5 107 132 67 70 71 4 103 133 63 66 68 5 98 139 69 72 75 6 105 143 74 80 83 9 112 150 63 67 70 7 101 151 72 76 79 7 109 Peiai64s 70 73 75 5 102 Qua bảng 4.4 cho thấy, TGST của các dòng TGMS biến động từ98 -112

ngày. Trong đó, dòng133 và 150 có TGST ngắn hơn so với đối chứng Peiai64s. Dòng 143 có TGST dài nhất là 112 ngày. Các dòng còn lại có TGST biến động từ103-109 ngày. Các dòng nghiên cứu đều có TGST xếp vào nhóm ngắn ngày.

Thời gian từ gieo đến trỗ 10% của các dòng TGMS biến động từ 63 - 74

ngày. Trong đó, các dòng 132 (67 ngày), 133(63 ngày), 139 (69 ngày), 150 (63

ngày) có thời gian từ gieo đến trỗ10% ngắn hơnso với đối chứng Peiai64s là 70 ngày. Các dòng còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ 10% từ 72-74 ngày. Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng TGMS tương đối phù hợp với thời gian từ gieo đến trổ của các dòng bố chúng ta đang hiện có, nên rất thuận lợi cho sản xuất hạt lai.

Thời gian trỗ của các dòng TGMS cũng rất quan trọng trong sản xuất hạt lai. Nếu thời gian trỗ của các dòng mẹ kéo dài thì có thể nhận phấn lâu song chất lượng hạt phấn càng về sau càng kém, ngược lại thời gian trỗ quá

ngắn cũng gây nhiềukhó khăn cho việc điều chỉnh đểmẹ có thểnhận được đủ lượng phấn cần thiết trong sản xuất hạt lai. Qua bảng số liệu cho thấy, thời gian trỗ của các dòng dao động từ 4-9 ngày, dòng 132 có thời gian trỗ ngắn nhất 4 ngày. Riêng 2 dòng 130 và 133 có thời gian trỗ tương đương với đối chứng Peiai64slà 6 ngày. Các dòng còn lại đều dài hơn so với đối chứng từ 1- 3 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá các dòng TGMS và dòng thuần mang gen tương hợp rộng (Trang 39 - 41)