Đặc điểm 3 lá cuối của các dòng TGMS mang gen tương hợp rộng

Một phần của tài liệu Đánh giá các dòng TGMS và dòng thuần mang gen tương hợp rộng (Trang 49 - 51)

- Số nhánh thành bông làm ột trong những chỉ tiêu quan tr ọng quyết

4.1.6 Đặc điểm 3 lá cuối của các dòng TGMS mang gen tương hợp rộng

(Bảng 4.9).

Trong các lá trên cây thì ba lá cuối cùng có ảnh hưởng lớn nhất đến

năng suất, do khi bước vào thời kỳ làm đòng, trỗ đến chín trên cây chỉ còn lại chủ yếu ba lá cuối cùng. Ba lá này làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp chất hữu cơ để nuôi hạt. Chính vì vai trò quan trọng của ba lá này nên chúng ta cần chọn ra những cây có bộlá thích hợp: lá đứng, góc lá nhỏ, bản lá lớn, dài, thời gian quang hợp dài, khả năng nhận ánh sáng là lớn nhất để cho hiệu suất

quang hợp cao. Từ đó bố trí mật độ cho phù hợp để chỉ số diện tích lá là lớn nhất để quần thể cây quang hợp mạnh, tạo ra nhiều vật chất khô tích luỹ. Đặc

điểm vềba lá cuối cùng của dòng TGMS được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9. Đặc điểm 3 lá cuối của dòng TGMS mang gen tương hợp rộng

Tên dòng Lá đòng Lá công năng Lá thứba Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Góc (º) Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) 130 28,5±1,4 1,8±0,1 13,5±1,0 36,6±2.2 1,4±0,1 38,8±2,5 1,3±0,1 132 26,6±1,5 1,8±0,1 17,0±0,8 38,8±1,8 1,4±0,1 37,8±2,1 1,2±0,1 133 35,6±1,7 2,0±0,1 15,3±0,1 40,6±2,9 1,6±0,1 42,0±2,6 1,2±0,1 139 27,5±1,4 2,0±0,1 17,5±0,7 36,7±1,2 1,7±0,1 34,5±1,6 1,4±0,1 143 31,2±1,6 1,9±0,1 16,2±1,2 42,2±2,5 1,5±0,1 38,4±2,2 1,1±0,1 150 25,5±2,8 1,7±0,1 14,8±0,9 33,7±3,7 1,3±0,1 30,2±3,1 1,1±0,1 151 37,2±1,9 2,1±0,1 19,6±1,0 43,3±2,7 1,6±0,1 42,6±2,6 1,2±0,1

- Lá đòng là lá giữ vị trí quan trọng nhất trong bộ lá, chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra nhiều chất hữu cơ tích luỹvào hạt. Lá đòng dài, thẳng

hơi cong lòng mo là hợp lý nhất vì nó vừa nhận được nhiều ánh sáng lại vừa không cản ánh sáng của các lá phía dưới. Qua bảng 4.9, ta thấy chiều dài lá

đòng của các dòng dao động từ 25,5±2,8 đến 37,2±1,9. Theo phân loại lá

đòng của Nguyễn Văn Hiển (1992), các dòng TGMS được xếp vào nhóm lá

đòng có chiều từ trung bình đến dài (Nhóm trung bình:chiều dài lá đòng 25-

35cm; Nhóm lá đòng dài >35cm).

Chiều rộng lá đòng của các dòng TGMS dao động từ 1,7±0,1 đến

2,0±0,1 và đều thuộc nhóm lá đòng rộng (>1,7cm) (Theo Nguyễn Văn Hiển, 1992).

đòng , góc độ lá đòng có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp của lá đòng và các lá dưới lá đòng trong quần thể tạo

LAI cao. Góc lá đòng của các dòng TGMS dao động từ 13,5±1,0 đến

19,6±1,0 . Góc lá đòng nhỏnhất là dòng 130 và lớn nhất là dòng 151.

- Lá công năng là lá thứ hai ngay dưới lá đòng và nó cũng giữ vị trí quan trọng thứ hai trong bộ lá của cây lúa. Lá công năng của các dòng bố

nghiên cứu có chiều dài dao động từ 33,7±3,7 (dòng 150) đến 43,3±2,7 (dòng 151) và chiều rộng lá từ 1,3±0,1 (dòng 150) đến 1,7±0,1 (dòng 139).

- Lá thứ ba cũng có vai trò nhất định trong quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ tạo năng suất, chất hữu cơ mà nó tổng hợp được chủ yếu

được vận chuyển xuống các bộ phận phía dưới đểduy trì hoạt động của thân, rễ. Các dòng TGMS có chiều dài lá thứ 3 từ 30,2±3,1 (dòng 150) đến 38,8±2,5 (dòng 130), chiều rộng lá dao động từ 1,1±0,1 (dòng 150 và 143)

đến 1,3±0,1 (dòng 130).

Nhìn chung, các dòng TGMS có bộ lá với ba lá cuối cùng đều thích hợp cho việc quang hợp của cây

Một phần của tài liệu Đánh giá các dòng TGMS và dòng thuần mang gen tương hợp rộng (Trang 49 - 51)