Tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản sông gianh quảng bình (Trang 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Tổ chức công tác kế toán

2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

2.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán Công ty, còn ở các phân xưởng chỉ thực hiện ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ sản xuất do sự chỉ đạo hàng ngày của quản đốc phân xưởng và các bộ phận quản lý cấp trên. Kế toán trưởng Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán thanh toán

Kế toán tiền lương và bảo hiểm

Sơ đồ 2.1

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng

2.4.1.2 Nhiệm vụ

* Đặc điểm lao động kế toán và phân cấp lao động kế toán.

- Số lượng: Số lượng người làm việc tại phòng kế toán là 5 người. - Cơ cấu:

+ Đào tạo nghề: Trung cấp 3 người chiếm 60%, Đại học 2 người chiếm 40%. + Thâm niên nghề: Dưới 10 năm 4 người chiếm 80%, trên 20 năm 1 người chiếm 20%.

+ Tuổi đời: Từ 30 đến 40 tuổi 3 người chiếm 60%, trên 40 tuổi 2 người chiếm 40%. + Giới tính: Nam giới 3 người, nữ giới 2 người.

- Phân công lao động:

+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:

Là người tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực kinh tế tài chính, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty, là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của Công ty đồng thời phụ trách công tác hạch toán tổng hợp tất cả các thành phần kế toán trong đơn vị, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tổng hợp cho toàn Công ty.

+ Kế toán thanh toán kiêm kế toán Ngân hàng, thành phẩm, nguyên liệu chính: Kế toán

trưởng

Kế toán vật

tư TSCĐ thanh toánKế toán Kế toán tiền lương và bảo hiểm Thủ quỹ

Kế toán xưởng

Theo dõi tình hình thanh toán, phát sinh công nợ trong kỳ, thực hiện thanh toán các khoản công nợ khách hàng đồng thời theo dõi tình hình biến động về các loại tiền, theo dõi quá trình hạch toán Nhập- Xuất –Tồn của thành phẩm và nguyên liệu chính.

+ Kế toán vật tư kiêm Tài sản cố định:

Theo dõi tình hình thu mua vận chuyển nhập, xuất và tồn kho của nguyên liệu. Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính khấu hao và phân bổ cho các bộ phận.

+ Kế toán tiền lương và bảo hiểm: Có nhiệm vụ theo dõi tính tiền lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn có nhiệm vụ phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động của các bộ phân trong từng tháng từng quý.

+ Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ, nộp tiền vào ngân hàng. Thủ quỹ tiến hành ghi sổ hàng ngày, đảm bảo chính xác số liệu.

+ Kế toán xưởng: Hàng ngày theo dỏi tình hình sử dụng lao động, vật tư, thiết bị và số lượng sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. Cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động sản xuất của phân xưởng một cách kịp thời, chính xác cho quản đốc phân xưởng, phòng kế toán và các phòng ban có liên quan.

2.4.2 Hình thức kế toán

- Hình thức

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty. Công ty dựa theo phương pháp hạch toán chứng từ ghi sổ và sử dụng đầy đủ các chứng từ theo chế độ quy định của Nhà nước.

Công ty có sử dụng các loại chứng từ riêng như phiếu xuất kho- nhập kho được in riêng để sử dụng tại Công ty phù hợp với tính chất công việc tại Công ty.

- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.

Công ty áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ. Việc áp dụng hình thức kế toán này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty vì hình thức kế toán này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, không đòi hỏi trình độ kế toán cao.

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh, kế toán cập nhật số liệu vào máy vi tính để lập các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất và các bảng tổng hợp đồng thời lên các chứng từ ghi sổ và rút ra ngay được số tiền của các khoản tiền cũng như

vật tư công nợ. Cuối tháng, quý kế toán tổng hợp tiến hành khóa sổ, lập các biểu kế toán, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh sổ.

SƠ ĐỒ HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú: : Ghi định kỳ : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu -Tổ chức hệ thống các báo cáo kế toán.

+ Các báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Báo cáo nội bộ bao gồm những báo cáo sau: Báo cáo định mức chế biến; Báo cáo chấm công, kết quả lao động của các bộ phận; Báo cáo tiêu hao vật tư phân xưởng; Báo cáo sản xuất phân xưởng; Báo cáo sử dụng điện; Báo cáo kiểm kê; Báo cáo tình hình lao động; Báo cáo lượng đá tiêu thụ; Báo cáo xuất nhập kho thành phẩm; Báo cáo kỹ thuật.

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ ghi sổ

Báo cáo tài chính Sổ đăng ký

+ Kỳ hạn lập: Cuối tháng.

+ Người lập: Thống kê, phân xưởng trưởng hoặc bộ phận trưởng.

+ Nơi nhận: Phòng tổ chức, lao động tiền lương, phòng kinh tế. Sau khi xử lý trình Giám đốc.

2.4.3 Chính sách kế toán

* Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần thủy sản xuất khẩu Sông Gianh. - Công ty thực hiện chế độ Báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.

- Niên độ kế toán Công ty thực hiện theo năm (từ 01/01 đến 31/12).

- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp bình quân. - Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.

- Để thực hiện công tác kế toán có hiệu quả và chính xác, Công ty đã áp dụng hình thức hạch toán theo hình thức ghi sổ trên cơ sỡ sử dụng phần mềm kế toán CACDS 2005 do công ty phần mềm tin học Bộ tài chính cung cấp.

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

3.1. Đối tượng chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty

Trong vấn đề xác định hạch toán chi phí và tính giá thành của mỗi loại hình đều khác nhau: Vì thế khi xác định đối tượng trên cần phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuât của Công ty.

Công ty cổ phần thuỷ sản Sông Gianh Quảng Bình có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn qua thời gian ngắn. Đặc biệt các sản phẩm cùng sử dụng một thứ nguyên liệu (hải sản), được chế biến trong cùng một quá trình, kết thúc quá trình chế biến cho ra hàng loạt sản phẩm có tính chất tương tự nhau chỉ khác nhau về kích cỡ. cụ thể sản phẩm đưa ra tính là Cá bánh đường fillet, Cá bánh đường cắt đầu ,Tôm sắt thịt.

3.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Từ những vấn đề này cho thấy đối tượng hạch toán chi phí là nhóm sản phẩm

3.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm Cá bánh đường fillet, Cá bánh đường cắt đầu ,Tôm sắt.

3.1.3. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành sản phẩm tại Công ty là một tháng một lần.

3.1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Trong các ngành khác sản xuất khác nhau để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng như để tính giá thành đơn vị sản phẩm đều khác nhau. Vì vậy phải áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với phương pháp tính giá thành với tình hình thực tế của Công ty . Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp chi phí sản xuất cũng được tập hợp theo nhóm sản phẩm.

* Phương pháp tính giá thành.

Theo các nội dung vừa nêu trên, thì đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là sản phẩm. Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản phẩm theo nhóm sản phẩm, theo từng khoản mục rồi sau đó thông qua phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất cho từng sản phẩm theo từng khoản mục, cộng các khoản mục lại với nhau để tính giá thành. Hay nói cách khác Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí.

3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu ở đây là các loại hải sản tươi sống được thu mua theo những chủng loại khác nhau. Trong khi thu mua nguyên vật liệu phải kiểm tra kỷ về chất lượng, số lượng và kích cỡ nguyên vật liệu để tìm căn cứ giá mua.

Giá mua nguyên liệu được phòng kế toán ấn định xuất phát từ hợp đồng bán sản phẩm cho khách hàng, đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty trong từng thời kỳ.

Một yêu cầu thu mua cao nhất của Công ty là nguyên liệu phải còn tươi, không được ươn thối. Do vậy, nguyên liệu luôn luôn được bảo quản bằng đá lạnh từ nơi cung cấp đến nơi chế biến.

3.2.1.2. Tổ chức chứng từ

Công ty đã thực hiện một số biểu mẫu chứng từ theo quy định của nhà nước hiện hành để theo dõi, tập hợp một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể trong kế toán chi phí nguyên vật liệu Công ty sử dụng một số biểu mẫu chứng từ sau:

- Hoá đơn mua hàng thuỷ sản (phụ lục 1);

- Bảng tổng hợp chi tiết nhập nguyên vật liệu hải sản (Bảng 2 tài liệu tham khảo); - Phiếu yêu cầu xuất vật tư (phụ lục 3);

- Phiếu xuất kho (phụ lục 4);

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu; (Bảng 4 tài liệu tham khảo);

- Bảng tổng hợp tình hình xuất kho vật tư (Bảng 5 tài liệu tham khảo);

3.2.1.3. Tài khoản sử dụng

TK 621: Tài khoản theo dõi xuất nguyên vật liệu sản xuất, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí của tài khoản TK 154. Một số tài khoản liên quan TK 152, 331, 111,112, 627, …

3.2.1.4. Phương pháp hạch toán

Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp.

Căn cứ vào phiếu nhập trong ngày, thống kê phân xưởng sẽ tổng hợp lại và theo dõi việc nhập nguyên liệu trên bảng “Bảng kê kèm thẻ kho” về cả hai mặt số lượng và giá trị cho từng nguyên liệu. Cuối tháng, quý chuyển toàn bộ các bảng kê này kế toán vật tư theo dõi tình hình nhập nguyên liệu trong tháng, quý làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm; Bảng phân bổ tổng hợp chi tiết nhập nguyên vật liệu hải sản.

* Về số lượng: Dựa vào số lượng thành phẩm nhập kho cho từng kích cỡ và định mức tiêu hao nguyên liệu thành phẩm tương ứng

* Đối với giá trị:

Tương ứng với giá bán của từng loại sản phẩm, từng kinh tế. Căn cứ vào phiếu tiếp nhận nguyên liệu nhập sản phẩm định mức nguyên liệu thành phẩm kế toán tiến hành tập hợp phân bổ.

Giá trị NVL phân Tổng giá trị nguyên liệu Nguyên liệu = x

bổ cho sản phẩm i ∑(Thành phẩm x định mức chế biến) sản phẩm i

Đối với vật liệu phụ:Vật liệu phụ; nhiên liệu; vật liệu khác; công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất và quản lý, phục vụ trực tiếp và được kế toán vật tư hạch toán vào tài khoản 1525 “vật liệu phụ”. Đối với loại phân bổ một lần thì tiến hành hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất, còn loại phân bổ hai lần thì khi xuất công cụ dụng cụ được hạch toán vào tài khoản 1421 “chi phí trả trước”.

Sau khi tính được giá trị vật tư xuất hàng cho từng đối tượng sử dụng, kế toán lên bảng kê ghi có tài khoản 152, 153, ghi nợ tài khoản liên quan (phụ lục Phiếu yêu cầu xuất vật tư).

Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất kho vật liệu phục vụ cho sản xuất do phân xưởng lập lên, đã được Giám đốc duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho (phụ lục).

Đồng thời cuối tháng kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho tiến hành phân bổ chi phí vật tư cho từng loại sản phẩm.

Với cách phân bổ như trên cộng với số lượng vật tư, vật liệu khác, bao bì xuất kho và số lượng sản phẩm nhập kho, ta có bảng phân chi phí vật tư (phụ lục).

Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận xong được đưa ngay vào xưởng chế biến để làm. Vì tính chất của loại mặt hàng thủy sản và tùy vào khối lượng hàng để doanh nghiệp đem vào xưởng làm hoặc đưa vào kho lạnh bảo quan.

Có loại mặt hàng để làm dài ngày thì được đem cấp đông nhập kho sau đó xuất ra cho phân xưởng chế biến làm. Lúc này kế toán vật tư căn cứ và viết phiếu nhập kho và xuất kho Ví dụ 1: Ngày 01/03/2013 mua nguyên vật liệu hàng thủy sản (giá trị 13.127.500đồng) Cá bánh đường: 7.837.500 (1045 kg x 7.500), Tôm sắt: 5.290.000 (230 kg x 23.000 )

Kế toán định khoản:

Nợ TK 1521: 13.127.500 đồng

Có TK 331: 13.127.500 đồng

Thực tế tại Công ty, khi nguyên liệu chính nhập vào Công ty sẽ được nhập vào kho phân xưởng chế biến và đưa vào chế biến. Kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK 621: 13.127.500 đồng

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho số 01 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 01 Ngày 01 tháng 03 năm 2013 Ngày tháng Số CT Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Nợ 01/3/2013 01

Xuất nguyên vật liệu chính dùng cho sản phẩm sản

xuất

621 1521 13.127.500 13.127.500

Cộng 13.127.500 13.127.500

Ngày 31 tháng 3 năm 2013

Lập biểu Kế toán trưởng

Ví dụ 2: Ngày 05/03/2013 mua nguyên vật liệu hàng thủy sản (giá trị 15.416.000đồng) Cá bánh đường: 12.150.000 (1620 kg x 7.500), Tôm sắt: 3.266.000 (142 kg x 23.000 )

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho số 02, kế toán tiến hành ghi: Nợ TK 1521: 15.416.000đồng

Có TK 331: 15.416.000đồng Khi xuất nguyên liệu chính vào sản xuất kế toán hạch toán: Nợ TK 621: 15.416.000đồng Có TK 1521: 15.416.000đồng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 01 Ngày 31 tháng 03 năm 2013 Ngày tháng Số CT Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Nợ 05/3/2013 02

Xuất nguyên vật liệu chính dùng cho sản phẩm sản

xuất

621 1521 15.416.000 15.416.000

Cộng 15.416.000 15.416.000

Ngày 31 tháng 3 năm 2013

Lập biểu Kế toán trưởng

Cá bánh đường: 13.387.500 (1785 kg x 7.500), Tôm sắt: 3.496.000 (152 kg x 23.000 )

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho số 03, kế toán tiến hành ghi: Nợ TK 1521: 16.883.500đồng

Có TK 331: 16.883.500đồng Khi xuất nguyên liệu chính vào sản xuất kế toán hạch toán: Nợ TK 621: 16.883.500đồng Có TK 1521: 16.883.500đồng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 01 Ngày 31 tháng 03 năm 2013 Ngày tháng Số CT Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Nợ 10/3/2013 03

Xuất nguyên vật liệu chính dùng cho sản phẩm sản

xuất

621 1521 16.883.500 16.883.500

Cộng 16.883.500 16.883.500

Ngày 31 tháng 3 năm 2013

Lập biểu Kế toán trưởng

Ví dụ 4: Ngày 11/03/2013 mua nguyên vật liệu hàng thủy sản (giá trị 17.249.500đồng) Cá bánh đường: 15.030.00 (2004 kg x 7.500), Tôm sắt: 2.219.500 (96,5 kg x 23.000 )

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho số 04, kế toán tiến hành ghi:

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản sông gianh quảng bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w