6. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Các yếu tố bên trong
- Chiến lƣợc kinh doanh:
Bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển vững bền đều cần có chiến lƣợc cụ thể. Từ chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn cho đến dài hạn đều cần đƣợc thiết
lập cụ thể và từng bƣớc thực hiện đầy đủ. Nhà quản trị doanh nghiệp phải coi trọng việc quản lí hoạt động kinh doanh theo các chiến lƣợc đã đề ra nhằm mang lại lợi ích tối đa. Xây dựng chiến lƣợc càng cụ thể, doanh nghiệp càng có hƣớng đi rõ ràng, phát triển theo mục đích đề ra từ đầu, kiến tạo một hệ thống phát triển theo hình kim tự tháp vững chắc. Mỗi doanh nghiệp đều bị giới hạn trong các nguồn lực hạn chế, vì thế chiến lƣợc kinh doanh là yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng giữa các đối thủ với nhau. Áp dụng các chiến lƣợc kinh doanh linh hoạt, hiệu quả sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt đƣợc cơ hội trên thƣơng trƣờng để từ đó thiết lập các kế hoạch mua hàng và quản trị mua hàng phù hợp.
- Chính sách về sản phẩm:
Bán sản phẩm, hàng hóa gì? Bán cho ai? Bán nhƣ thế nào? Đó là một loạt các câu hỏi đặt ra khi doanh nghiệp bắt tay vào thị trƣờng kinh doanh. Hàng hóa trên thị trƣờng hiện nay có rất nhiều kênh phân phối và nhập hàng khác nhau. Lựa chọn thị trƣờng cũng nhƣ mặt hàng phù hợp với thế mạnh của nhà quản trị nói riêng hay doanh nghiệp nói chung sẽ tăng khả năng tiêu thụ
hàng hóa. Để đạt đƣợc kết quả tốt, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ các đặc tính của sản phẩm mình bán, nhƣ là chu kì sống của một sản phẩm, sản phẩm nào chỉ bán đƣợc theo thời vụ hay rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành kinh doanh mặt hàng có điều kiện... Các chính sách về sản phẩm vẫn sẽ còn ảnh hƣởng đến nhiều công đoạn phía sau của chu trình bán hàng, do đó đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự tìm tòi nghiên cứu và hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp mình để chọn lựa sản phẩm và xây dựng chính sách sản phẩm.
- Nguồn vốn: Là yếu tố đầu tiên và tiên quyết của bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn tiến hàng kinh doanh thƣơng mại, đặc biệt là trong công tác mua hàng. Sở hữu nguồn tiền tốt sẽ tạo ra nhiều lợi thế kinh doanh, tiến hành mua hàng nhanh chóng, thuận tiện, tránh tình trạng đôi co về giá cả, giảm
thiểu chi phí mua hàng. Đảm bảo một nguồn tiền vốn sẵn có đôi khi là chìa khóa để chớp lấy thờicơ vàng trong các thƣơng vụ kinh doanh.
- Cơ sở vật chất: là yếu tố một phần thể hiện năng lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đầu tƣ hệ thống trang thiết bị, máy móc đầy đủ phục vụ cho công việc kinh doanh sẽ tạo điều kiện tốt trong mua hàng. Từ việc có
nhiều nguồn tin để nắm bắt cơ hội, chớp thời cơ mua hàng nhanh, số lƣợng nhiều mà giá cả cạnh tranh đƣợc... tạo ra lợi thế vô cùng lớn với các đối thủ trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, thiếu đầu tƣ cho cơ sở vật chất kĩ thuật luôn đem đến những bất lợi cản trợ sự thành công của hoạt động kinh doanh nói chung.
- Đội ngũ nhân viên mua hàng: Nhân lực cũng là một nguồn lực vô cùng thiết yếu cần đƣợc đầu tƣ dài hạn trong doanh nghiệp. Để mua đƣợc hàng tốt, nhà quản trị cần ƣu tiên tuyển chọn nhân viên có các tiêu chuẩn cơ bản nhƣ
sau:
Có kiến thức chuyên môn kèm theo kiến thức chung phong phú: Nhân
viên mua hàng trƣớc tiên phải hiểu tƣờng tận về hàng hóa mình đi gom mua để tránh bị lừa đảo hàng kém chất lƣợng. Đồng thời họ cũng cần đƣợc đào tạo để nắm bắt các mục tiêu, trách nhiệm của mình về lƣợng hàng nội bộ doanh nghiệp từ đó có điều chỉnh thái độ và hoạt động mua hàng hợp lí. Hơn thế nữa, nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật, chính sách kinh tế xã hội, kĩ năng phân tích thị trƣờng... cũng là kinh nghiệm cần học hỏi, tích lũy thƣờng
xuyên.
Có khả năng giao tiếp tốt là một lợi thế. Để thƣơng lƣợng đàm phán mua hàng với giá tốt, nhân viên mua hàng phải khéo léo đánh vào tâm lí ngƣời bán, giao tiếp chuẩn mực và lấy đƣợc lòng ngƣời bán hàng cho mình. Trau
dồi kĩ năng sống cũng nhƣ kiến thức chung sẽ là tạo cho nhân viên mua hàng khả năng tƣ duy tốt trong giao tiếp kinh doanh.
Phẩm chất năng động, nhiệt huyết: một nhân viên cần cù, chịu khó, năng động đi tìm hiểu thị trƣờng, nắm bắt nhu cầu về hàng và giá cả sẽ có đầy đủ thông tin để đƣa ra các đề xuất mua hàng chính xác cho nhà quản trị.
Tóm lại, nếu nhà quản trị biết khai thác đầy đủ và đầu tƣ cho phát triển từ các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp, từ con ngƣời cho đến nguồn tiền thì sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng các cơ hội mở ra ngay từ khâu mua hàng.
- Yếu tố năng lực của nhà quản trị mua hàng:
Ngƣời lãnh đạo luôn nắm giữ vai trò then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trong mảng mua hàng nói riêng, nhà quản trị mua hàng ngoài các phẩm chất cần có, kiến thức chuyên môn đầy đủ, cần hiểu rõ từng nhân viên của mình để khai thác thế mạnh từng ngƣời, đặt áp lực vừa đủ tạo động lực phát triển cho mỗi cá nhân. Bản thân nhà quản trị phải xây dựng đƣợc các mục tiêu cụ thể, những chiến lƣợc chi tiết để nhân viên dõi theo,
cùng chung tay phấn đấu vì sự phát triển chung của doanh nghiệp
- Vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng:
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần chú tâm xây dựng hình ảnh, tạo uy tín tiếng lành đồn xa. Mọi công việc mua bán hàng từ ấy cũng thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ nhƣ hoạt động mua hàng sẽ chủ động hơn, nhiều khi chính các nhà cung cấp mới, tiềm năng sẽ chủ động liên hệ trƣớc để chào hàng với ƣu đãi hấp dẫn, quá trình mua hàng giảm đƣợc nhiều thủ tục rƣờm rà... Tập trung xây dựng thƣơng hiệu vững mạnh, đƣợc đông đảo mọi ngƣời cả trong và ngoài nƣớc biết đến sẽ ảnh hƣởng to lớn đến doanh nghiệp cũng nhƣ công tác quản trị mua hàng.