Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25 - 29)

Việc đánh giá năng suất của các dòng, giống sắn ưu tú cho các vùng sinh thái, vào giai đoạn cuối của chu kỳ chọn lọc là rất cần thiết, như vậy mới xác định được giống thắch hợp nhất cho từng vùng sản xuất. Công tác tuyển chọn các dòng, giống sắn ưu tú dựa trên quan trắc đồng ruộng vì điều kiện của môi trường có ảnh hưởng đến sự di truyền của một số tắnh trạng số lượng được biểu hiện ra bên ngoài như: số củ/cây, khối lượng củ/cây, chiều cao cây, tỷ lệ chất khô, năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch, thời gian từ trồng đến phân cành cấp 1, tuổi thọ trung bình của một lá, chỉ số diện tắch lá. Đó là các thông số chủ yếu quan trọng trong việc lựa chọn dòng có triển vọng (Hoàng Kim và cs, 1990) [13].

Việt Nam hiện là một trong những nước điển hình của châu Á trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai sau Ấn Độ và Thái Lan (Howeler R. H., 2008) [20].

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam, được thực hiện bởi Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS); Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF), Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chắ Minh (NLU), Đại học Nông Lâm Huế (HAU) và các sở Nông nghiệp của các tỉnh trồng nhiều sắn.

Chương trình sắn Việt Nam nhận của CIAT 31 tổ hợp lai, bao gồm 1.603 hạt; trong đó tổ hợp lai SM2354 có 50 hạt. Qua đánh giá chọn lọc từng bước theo quy phạm tiêu chuẩn từ hạt lai, đánh giá, so sánh sơ bộ và so sánh chắnh qui, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ đã chọn lọc được dòng số 4 của tổ hợp lai SM2354. Năm 2001, dòng SM2354-4 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ chọn và đưa vào khảo nghiệm Quốc gia và đặt tên là KM21-12; hiện nay đổi tên thành Sa21-12 đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT đặc cách công nhận giống cây trồng

mới theo Quyết định 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14 tháng 5 năm 2012. Từ năm 2002 đến nay, giống sắn Sa21-12 đã được đánh giá qua các thắ nghiệm chắnh quy và khảo nghiệm sản xuất tại nhiều địa phương ở miền Bắc (Nguyễn Trọng Hiển và cs, 2012) [8].

Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn nhập nội từ CIAT thắch hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT, 37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam, 38 giống sắn tác giả và 31 giống sắn bản địa đã chọn được 98 giống sắn triển vọng. Trong đó có ba giống KM140, KM98-5 và KM98-7 đã được đưa vào trồng tại nhiều địa phương ở giai đoạn 2007 - 2009. Các giống sắn mới tiên tiến KM297, KM228, KM318, KM325, KM397, KM414, KM419, KM21-12, SC5, HB60 đang được trồng thử nghiệm tại một số khu vực của Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận và tỉnh Yên Bái (Nguyễn Hữu Hỷ và cs, 2001) [10].

Giai đoạn 1981-1990, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc IAS đã đánh giá nguồn gen các giống sắn thu thập được ở các địa phương và đã xác định được ba giống sắn HL23, HL24 và HL20 có phẩm chất củ tốt, ắt đắng, thời gian sinh trưởng 8-10 tháng, thắch hợp cho nhu cầu lương thực. Những giống sắn này được áp dụng trong sản xuất ở các tỉnh phắa Nam trên 70.000 ha mỗi năm. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã thu thập đánh giá nguồn gen 20 giống sắn và xác định được Xanh Vĩnh Phú là giống sắn địa phương tốt nhất, thắch hợp cho nhu cầu lương thực ở các tỉnh phắa Bắc.

Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn nhập nội từ CIAT thắch hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT, 37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam. Trong đó có ba giống KM140,

KM98-5 và KM98-7 đã được đưa vào trồng tại nhiều địa phương ở giai đoạn 2007 - 2009.

Từ năm 1988 đến năm 2012, qua một phần tư thế kỷ hợp tác, Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) kết hợp với Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) đã đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu và phát triển sắn. Tám giống sắn tốt đã được giới thiệu công nhận giống và trồng phổ biến trong sản xuất. Trong tám giống sắn có sáu giống nhập nội và tuyển chọn: KM60; KM94, KM95; SM937-26, KM98-1, KM98-7; Hai giống sắn đã được lai tạo là KM140 và KM98-5.

Mục tiêu của chương trình cải thiện di truyền sắn tại Việt Nam hiện nay là: - Tăng tiềm năng năng suất, hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột.

-Rút ngắn thời gian thu hoạch.

- Xác định các giống có năng suất cao phù hợp với từng khu vực và vùng sinh thái khác nhau nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các hệ thống canh tác nông hộ nhỏ.

Lựa chọn giống sắn tốt nhất cho sản xuất ethanol sinh học.

Mục tiêu cụ thể của chương trình nhân giống sắn là: chọn và phát hành giống mới có năng suất cao từ 35-40 tấn /ha, hàm lượng tinh bột từ 27-30%, thời gian sinh trưởng và phát triển từ 8-10 tháng, cây mọc thẳng đứng, đốt ngắn, ắt phân nhánh, tán nhỏ gọn, kắch thước gốc, củ thống nhất và phù hợp cho chế biến công nghiệp.

Thực hiện mục tiêu trên đến năm 2011 đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chọn tạo giống đạt kết quả tốt nhờ đó mà nhiều giống sắn mới đýợc đýa vào sản xuất nhý KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM98-7, KM140 đã thực sự mang lại lợi nhuận cao cho nông dân trên diện rộng, cho nên tạo được công ăn việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, đồng thời

tăng sức cạnh tranh của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế biến từ sắn trên thị trường trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2007-2012 công tác lai tạo, chọn lọc và chuyển giao tiến bộ về cải tiến giống sắn ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, các nhà khoa học đã giới thiệu cho sản xuất được 6 giống sắn mới, những giống này đều có những đặc tắnh tương đương và vượt trội hơn so với giống sắn chủ lực KM94.

Kết quả các giống mới được giới thiệu là:

Ba giống sắn được công nhận chắnh thức là: giống KM98-7 (2008), giống KM 140 (2010) và giống NA1 (2011).

Ba giống sắn được công nhận tạm thời: giống KM98-5 (2010), giống 08SA06 và KM21-12 (2012).

Kết quả chọn lọc bộ giống sắn đột biến bằng nguồn phóng xạ Coban60 đã được đánh giá qua thế hệ M4, có 4 dòng sắn triển vọng đạt năng suất củ tươi cao nhất vượt đối chứng từ 10 - 30%: Đó là các dòng, giống: dòng KM94, dòng KM140, dòng KM 98-5-10-2 NS và dòng KM 140-5-4.

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn trong tập đoàn giống tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w